Cơ chế vận hành, cách thức phán xử và hiệu lực của luật tục Jơrai ở tỉnh Gialai hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Luật tục Jơrai với việc thực hiện dân chủ cơ sở ở tỉnh Gia Lai hiện nay (Trang 36 - 40)

Gialai hiện nay.

Việc xây dựng luật tục là do nhân dân tiến hành một cách tự phát, được truyền thụ từ thế hệ này cho thế hệ sau bằng hình thức truyền miệng và thuộc lịng, hơn nữa, đĩ là sản phẩm của nhiều thế hệ nối tiếp nhau điều chỉnh, bổ sung dựa theo nhu cầu và ý nguyện của tồn thể cộng đồng để cĩ một bộ luật ngày càng thích hợp nên so với luật pháp của xã hội cĩ giai cấp thống trị, luật tục mang tính dân chủ cao hơn. Đây là thứ dân chủ trực tiếp, dân chủ cộng đồng, được phổ biến sâu rộng trong nhân dân, cĩ tính quần chúng sâu sắc.

Tính dân chủ của luật tục khơng chỉ thể hiện trong cách xây dựng, vận hành mà cịn thể hiện trong cách thức phán xử.

Khi cĩ tranh chấp, bất đồng, việc đầu tiên là người ta thu xếp trong gia đình, dịng họ dưới sự chủ trì của một người cao tuổi, cĩ uy tín trong dịng họ và luật tục là cơ sở để phán xử. Đây là cấp độ hồ giải. Chỉ khi hồ giải khơng được, trong tranh chấp, bất đồng mới phải đưa lên cấp trên, cấp tồn làng với sự chủ trì của chủ làng. ễÛ cấp này, chủ làng họp mặt tất cả các người giúp việc, những người này tìm hiểu tình hình rồi báo lại cho chủ làng và báo lại cho hai bên thống nhất ngày xử. Khi xét xử, mọi người trong làng đều cĩ quyền tham gia và cĩ quyền tranh luận. Mở đầu buổi xử, chủ làng nêu tĩm tắt câu chuyện. Hai bên đương sự hoặc đại diện đương sự trình bày kỹ. Mọi người thảo luận, cung cấp thơng tin và bàn bạc về mức xử phạt. Dựa vào ý kiến chung, chủ làng tổng kết và đề nghị mức phạt và mọi người bàn tiếp để thống nhất mức phạt. Trong quá trình bàn bạc, người ta chú ý điều chỉnh mức phạt thích hợp với hồn cảnh, điều kiện cụ thể. Đối với những việc phức tạp, khĩ phân định đúng sai, người ta tổ chức điều tra, và một trong những phương pháp điều tra là dựa vào thần linh như lặn nước, đổ chì nĩng vào tay, bĩp trứng, uống gạc nai…

Bao giờ cũng vậy, sau buổi xử kiện là một cuộc liên hoan ăn uống vui vẻ bằng vật phẩm nộp phạt. Mọi việc cũ điều được bỏ qua, khơng để bụng, khơng thù hằn với niềm tin là Yàng đã xố bỏ mọi tội lỗi cho cộng đồng.

Qua một buổi xét xử, ta thấy cĩ mấy điểm đáng lưu ý sau:

- ễÛ đây, tinh thần dân chủ, tập thể cơng khai và tính quần chúng cao vẫn được thể hiện chặt chẽ như ở khâu xây dựng luật tục. Mọi người cùng tham gia bàn bạc, thảo luận để đi đến thống nhất. Nếu trong tồ án hiện đại cĩ luật sư biện hộ thì trong luật tục Jơrai, luật sư của đương sự hai bên là cả cộng đồng tham gia bào chữa.

Ngồi tinh thần dân chủ của quá trình xét xử, mục đích xét xử khơng phải chủ yếu là tìm sự cơng bằng giữa các cá nhân mà chủ yếu nhằm khơi phục và củng cố tinh thần hồ hợp của cộng đồng. Tinh thần hồ hợp này bao gồm hồ hợp mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng và hồ hợp giữa cộng đồng với thiên nhiên. Để đạt được sự hồ hợp này, người ta chú ý đến các khâu như uống rượu thề, liên hoan, múa hát, ăn uống cùng nhau.

- Thái độ mọi người trong xét xử là bao dung, rộng lượng, khoan hồ khác với thái độ hiềm khích, thù hằn dai dẳng ở một số bộ phận dân cư khác. Cĩ được thái độ đĩ cĩ lẽ là do bản chất vơ tư của con người. Trong cộng đồng buơn làng, chủ nghĩa cá nhân chưa phát triển, mọi người tập trung cho lợi ích chung tối cao là sự hồ hợp cộng đồng.

- Người bị phạt thường tự nguyện chấp hành theo luật tục vì quy trình tiến hành phân xử, cơng khai, dân chủ và tập thể khiến cho người lầm lỗi tự nhận thấy chịu phạt là đúng. Trong trường hợp đương sự khơng đủ khả năng nộp phạt thì gia đình, họ hàng cĩ nhiệm vụ giúp đỡ vì họ khơng thể để cho con cháu mang lỗi với xĩm làng và thần linh.

Qua những phân tích trên, ta thấy, luật tục mang tính dân chủ và tính quần chúng cao. Nĩ ra đời, biến đổi và tham gia chế định hành vi của cá nhân, cộng đồng

dưới sự tác động của hệ thống văn hố tộc người nên đã trở thành tình cảm, lương tâm, trách nhiệm thiêng liêng của mỗi thành viên trong cộng đồng. Đĩ khơng phải là sự áp đặt của hệ thống cai trị đối với cá nhân mà là sự tự nguyện, tự giác của mỗi thành viên với tư cách là chủ nhân của cộng đồng ấy. Đây là thứ văn hố pháp luật, thơng qua văn hố để điều chỉnh các hành vi của cá nhân. Do vậy, việc nhận thức và thực thi các qui định của luật tục dễ đi vào tâm tư, tình cảm, khiến người ta tự giác thực hiện mà khơng cần dùng mệnh lệnh, áp đặt từ bên ngồi.

Một vấn đề nữa được đặt ra là, luật tục cĩ hiệu lực như thế nào trong đời sống cộng đồng?

Nghiên cứu các xã hội thị tộc ở châu Âu và châu Mỹ, Ăngghen viết: “Với mọi

tính ngây thơ và giản dị của nĩ, chế độ thị tộc đĩ quả là một tổ chức tốt đẹp biết bao! Khơng cĩ quân đội, hiến binh và cảnh sát, khơng cĩ quý tộc, vua chúa, tổng đốc, trưởng quan và quan tồ, khơng cĩ nhà tù, khơng cĩ những vụ xử án, thế mà mọi việc đều trơi chảy. Mọi sự xích mích và mọi sự tranh chấp đều được giải quyết bởi tập thể những người cĩ liên quan…” và “người ta khơng hề cần đến bộ máy quản lý cồng kềnh và phức tạp của chúng ta. Mọi việc đều do những người hữu quan tự giải quyết lấy và trong đa số các trường hợp, một tập quán lâu đời đã giải quyết trước tất cả mọi việc rồi” [1, tr.147]. Đĩ chính là luật tục do “ơng bà để lại cho”.

Trong xã hội cĩ giai cấp, giai cấp thống trị tạo ra một hệ thống các tổ chức chuyên chính ngày càng nặng nề, phức tạp để quản lý xã hội, đặc biệt là thi hành pháp luật nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp cầm quyền. Cịn trong xã hội tiền giai cấp như xã hội Jơrai thì cộng đồng huy động cơ chế nội tại để quản lý xã hội - đĩ chính là một cơ chế tổng hợp bao gồm phong tục, tập quán, đạo đức, phép ứng xử, tín ngưỡng, tơn giáo… Cĩ thể tạm chia chúng thành hai phần: Cơ chế xã hội và cơ chế tâm linh.

- Cơ chế xã hội:

Cũng như các cộng đồng cư dân Tây Nguyên tiền giai cấp khác, mọi thành viên trong xã hội Jơrai đều gắn bĩ với nhau bằng sự giúp đỡ, đùm bọc và thương yêu nhau.

Tình thương đĩ bộc lộ trong sinh hoạt hằng ngày khi đi rẫy, đi nương, khi ra bến nước. Tình cảm cộng đồng cũng khơng thể thiếu khi cĩ những việc buồn vui lớn như cĩ người chết hay làm lễ bỏ mả... ễÛ đây, tình cảm được xây dựng trên cơ sở quan hệ sản xuất ở trình độ thấp, chưa cĩ người bĩc lột. Cĩ thể cĩ người giàu, người nghèo nhưng giàu là do cĩ kinh nghiệm làm lụng, siêng năng, may mắn. Nghèo là do bệnh tật, đau ốm, rủi ro… Người giàu lên khơng vì bĩc lột người khác, người nghèo khơng do bị bĩc lột. Nguyên tắc ứng xử của xã hội này là đồn kết, tương trợ và thương yêu nên luật tục khơng cĩ sức mạnh gì khác ngồi sức mạnh cộng đồng. Nĩ tập hợp các phong tục tập quán, quy tắc ứng xử vốn cĩ làm nội dung và dùng cơ chế xã hội là dư luận và quan hệ cộng đồng để biến nĩ thành luật lệ, tức sự khen chê, thưởng phạt.

Dư luận của cộng đồng cũng cĩ tính hai mặt. Một mặt, là lời khen, sự biểu dương và mặt khác là lời chê trách, phê phán. Buổi phân xử là nơi cụ thể hố, cơng khai hố dư luận của cộng đồng, sau đĩ được khẳng định một cách dân chủ, cơng minh, khơng chối cải được. Cĩ thể nĩi, sức mạnh dư luận là phương tiện cưỡng chế duy nhất của xã hội này, như Ăngghen nĩi: “Tổ chức thị tộc đã sinh ra từ một xã hội

khơng biết đến những sự đối chọi nội tại và nĩ chỉ thích hợp với kiểu xã hội ấy mà thơi. Ngồi dư luận cơng chúng ra, nĩ khơng cĩ một phương tiện cưỡng chế nào cả”

[1, tr.251].

Quan hệ xã hội cộng đồng thể hiện qua luật tục cũng cĩ hai mặt. Một mặt, là sự yêu thương và mặt kia là sự cơ lập đối với người vi phạm luật tục khơng hối cải, bị buơn làng xa lánh, khơng được tham gia các cuộc vui, các buổi uống rượu cồng chiêng.

- Cơ chế tâm linh:

Xã hội Jơrai với tinh thần cộng đồng cao là cơ sở vững chắc cho việc thực thi luật tục và ngăn ngừa phạm tội. Hơn nữa, bên cạnh và bên trên xã hội cịn cĩ một lực lượng vơ hình chi phối sâu sắc đến cộng đồng: Đĩ là hệ thống Yàng. ễÛ đây, luật tục sử dụng mặt uy linh của thần linh để địi hỏi con người làm theo yêu cầu của thần linh,

cũng chính là yêu cầu của cộng đồng. Nếu các Yàng hài lịng thì phù hộ cho người khoẻ mạnh, no đủ. Nếu các Yàng bất bình thì làng xĩm ốm đau, bệnh tật, trâu bị chết dịch, mùa màng thất bát. Những trường hợp làm cho Yàng bất bình là do con người gây nên tội lỗi.

Như vậy, một người vi phạm luật tục, gây bất bình cho các Yàng, thường bị Yàng trừng phạt cả cộng đồng. Do đĩ, về mặt xã hội, hành động của cá nhân cĩ sự liên đới nhất định đến trách nhiệm với gia đình, dịng họ. Cịn về cơ chế tâm linh, hành động của cá nhân gây liên luỵ đến tồn thể cộng đồng, vì vậy cộng đồng phải cĩ trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ, ngăn cản sự vi phạm luật tục của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Sự gắn kết, quyện chặt của hai mặt xã hội và tâm linh làm cho luật tục cĩ sức sống bền bỉ, dai dẳng và phát huy vai trị mạnh mẽ trong đời sống tộc người Jơrai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Luật tục Jơrai với việc thực hiện dân chủ cơ sở ở tỉnh Gia Lai hiện nay (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)