Việc tham gia vào Chƣơng trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản của doanh nghiệp tham gia vào chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghệ sinh học dược nanogen) (Trang 44 - 46)

10. Kết cấu luận văn:

2.3. Việc tham gia vào Chƣơng trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến

nghệ cao đến năm 2020 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghệ sinh học Dƣợc Nanogen

CTNNG đã đăng ký tham gia chủ trì dự án thuộc Chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNC thuộc CTCNC đến năm 2020. Là một doanh nghiệp chuyên nghiên cứu sản xuất kinh doanh sản phẩm trong lĩnh vực CNSH với đội ngũ cán bộ đầy đủ năng lực để tham gia thực hiện triển khai dự án, CTNNG đã thể hiện được đầy đủ năng lực kinh nghiệm để thực hiện triển khai dự án có sản phẩm đưa ra thị trường. Bản thân dự án “Nghiên cứu ứng dụng CNSH để sản xuất thuốc Peginterferon lamda 1, Pegfilgrastim đạt tiêu chuẩn Châu Âu” là một dự án có quy mơ lớn, có tính thực tiễn cao và giá trị kinh tế xã hội nếu như được triển khai thành công. Dự án hình thành theo định hướng nhiệm vụ khoa học công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015 về ứng dụng và phát triển một số công nghệ và kỹ thuật mới trong sản xuất thuốc đặc biệt là nhóm thuốc chống ung thư, từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và đủ sức cạnh tranh trong tình hình mới.

Định hướng chiến lược của Công ty sẽ là Công ty đầu tiên và duy nhất biến các thành tựu của ngành CNSH thành các sản phẩm sinh dược học điều trị cho người. Với nguồn nhân lực và định hướng mục tiêu rõ ràng như vậy, Công ty cũng thể hiện sự quyết tâm trong phối hợp thực hiện triển khai dự án với các cơ quan quản lý nhiệm vụ thuộc Chương trình. Tuy nhiên, để có thể nghiên cứu, sản xuất thành công sản phẩm của dự án cũng như việc thực hiện triển khai dự án thành công, CTNNG cũng gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc. Là một doanh nghiệp chủ trì dự án, sự phối hợp giữa nhóm làm việc nghiên cứu triển khai dự án và các đơn vị có liên quan cịn gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp khó có thể xử lý, hồn thiện ngay các hồ sơ, thủ tục liên quan đến dự án do chưa hiểu biết đầy đủ các quy định, cơ chế chính sách hiện hành. Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước

hỗ trợ cho dự án chủ yếu trong giai đoạn nghiên cứu và hỗ trợ các nội dung nghiên cứu, thiết bị chi phí đặc thù để phục vụ việc nghiên cứu triển khai dự án. Các nội dung được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước phải theo các định mức, quy định hiện hành. Sản xuất sản phẩm đưa ra thị trường địi hỏi Cơng ty phải có định hướng, kế hoạch sẵn có và đầu tư thiết thực đủ để triển khai dự án đến khâu cuối cùng. Các doanh nghiệp nói chung và CTNNG đang gặp phải những vấn đề này, dẫn đến việc triển khai dự án ở một số giai đoạn chậm hơn so với tiến độ.

Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia chủ trì nhiệm vụ thuộc các Chương trình khoa học và cơng nghệ quốc gia đều phải tuân thủ các quy định hiện hành từ việc đề xuất, xây dựng thuyết minh dự án, thực hiện triển khai các nội dung trong thuyết minh dự án cũng như đánh giá nghiệm thu cần phải tìm hiểu các văn bản pháp lý liên quan và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan để thực hiện triển khai dự án đúng tiến độ. CTNNG cũng như các doanh nghiệp công nghệ khác khi tham gia vào Chương trình phải thực hiện triển khai dự án khoa học và công nghệ quốc gia theo quy định hiện hành. Quy trình triển khai dự án được thực hiện nhiều bước từ đề xuất đặt hàng nhiệm vụ, xác định danh mục nhiệm vụ, thẩm định nội dung, kinh phí triển khai dự án, nghiệm thu, đánh giá kết quả dự án,.. đều phải theo đúng các quy định hiện hành. Cũng như một số doanh nghiệp tham gia Chương trình để thực hiện triển khai dự án, CTNNG có gặp một số khó khăn nhất định trong việc lập dự toán thuyết minh dự án, thực hiện dự án theo tiến độ và các quy định theo cơ chế hiện hành.

Yêu cầu đối với nhiệm vụ thuộc Chương trình là giải quyết vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp dự án đầu tư sản xuất sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn được Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ, ngành và địa phương phê duyệt, kết quả tạo ra đảm bảo được áp dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư sản xuất và có ý nghĩa tác động

lâu dài tới sự phát triển khoa học và công nghệ của ngành, lĩnh vực. Do vậy, kết quả sản phẩm đầu ra của dự án phải có tính thị trường, hay nói cách khác là có sản phẩm đưa ra thị trường.

Ngồi ra, khi tham gia chủ trì thực hiện triển khai dự án, Cơng ty cần phải có phương án tin cậy trong việc huy động các nguồn tài chính ngồi ngân sách và được các tổ chức tài chính, tín dụng, quỹ xác nhận tài trợ hoặc bảo đảm bên cạnh yêu cầu về tiến độ thực hiện phù hợp với tiến độ triển khai dự án đầu tư sản xuất, đề án phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản của doanh nghiệp tham gia vào chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghệ sinh học dược nanogen) (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)