Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghệ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản của doanh nghiệp tham gia vào chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghệ sinh học dược nanogen) (Trang 81 - 84)

10. Kết cấu luận văn:

3.2.2. Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghệ cao

Xây dựng khung luật pháp đồng bộ và chính sách đầu tư vào CNC (bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp trên thị trường trong nước và ở nước ngoài) ở mức ngày càng cao, đáp ứng các cam kết hội nhập, nguyên tắc và thơng lệ quốc tế, kích thích cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, nhà nước, tư nhân, giảm thiểu các can thiệp hành chính của cơ chế xin - cho, duy ý chí, phi thị trường. Nhà nước đầu tư tập trung, có chọn lọc, trọng điểm, đồng bộ, tới ngưỡng vào một số mục tiêu phát triển CNC, tạo cơ sở hạt nhân, làm đầu tầu dẫn dắt và lan toả rộng rãi trong tồn xã hội; đồng thời khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào ứng dụng và phát triển CNC.

Với chức năng đầu tầu cho phát triển CNC của quốc gia, hai khu CNC trọng điểm đa chức năng của Nhà nước (Khu CNC Hồ Lạc, và Tp. Hồ Chí Minh) cần đuợc tăng cường chỉ đạo, quan tâm, hỗ trợ để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nhằm nhanh chóng đạt được hiệu quả trong thực tế.

b) Đa dạng hố các hình thức tổ chức phát triển CNC như khu

phần mềm, khu nông nghiệp CNC, trung tâm đổi mới công nghệ, trung tâm CNC hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hệ thống các vường ươm công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp cho các doanh nghiệp KH&CN trong các lĩnh vực CNC v.v… Có chính sách hỗ trợ cho phát triển các loại hình tổ chức ươm tạo CNC và doanh nghiệp CNC thông qua hệ thống các vườn ươm. Xem xét và xúc tiến việc xây dựng các vườn ươm doanh nghiệp khoa học - cơng nghệ.

Ưu tiên đầu tư NSNN và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước (kể cả ODA) cho xây dựng các cơ sở vật chất trực tiếp phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng CNC; xây dựng, duy trì hoạt động và phát triển các cụm, khu, trung tâm và "chợ" CNC tập trung.

c) Phát triển các phịng thí nghiệm cho công nghệ cao

Xây dựng các liên kết trong nước giữa Viện nghiên cứu - Trường đào tạo -Doanh nghiệp-Nhà nước để khởi đầu các sáng kiến CNC, như sử dụng phịng thí nghiệm chung, tổ chức phát triển sản phẩm CNC chung, đào tạo nhân lực chung cho CNC, v.v.

Đầu tư phát triển một số phịng thí nghiệm trọng điểm, trung tâm xuất sắc. Hồn thiện việc triển khai có chọn lọc một số phịng thí nghiệm trọng điểm đã có ở các tổ chức KH&CN có đủ điều kiện và có khả năng đem lại hiệu ứng lan toả rộng; đồng thời phát triển các phịng thí nghiệm này thành những "trung tâm xuất sắc" và liên kết với các Khu CNC, các tổ chức KH&CN khác. Khuyến khích thành lập mới các Trung tâm, Viện, Trường, Học viện dạng xuất sắc trên cơ sở nguồn vốn ngoài nhà nước.

Xây dựng các quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư cho các dự án phát triển CNC; Quỹ Phát triển Công nghiệp công nghệ cao để đầu tư cho phát triển công nghiệp phần mềm, khen thưởng cho tỏ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phát triển CNC, v.v nhằm hỗ trợ cho việc phát triển các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các sản phẩm mới cũng như trợ giúp các sản phẩm chủ lực mang biểu tượng quốc gia.

Sớm hình thành quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (nhất là doanh nghiệp mới thành lập) trong khi tìm kiếm nguồn để mở rộng các hoạt động về CNC.Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về quản lý ngoại hối và ngân hàng cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp cơng nghệ cao, thuận lợi hóa việc mở tài khỏan ngoại tệ tại ngân hàng, và trong giao dịch ngọai tệ.

Thu hút các doanh nghiệp CNC vào các khu công nghiệp, tạo điều kiện ưu đãi về sử dụng hạ tầng, thuế, và cung cấp dịch vụ để thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp vào hoạt động theo mơ hình một cửa, với cơ sở hạ tầng hiện đại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể đầu tư và phát triển ổn định, lâu dài.

Phát triển đồng bộ các ngành cơng nghiệp phụ trợ như ngành nhựa, cơ khí chính xác, in ấn, cáp nối, vật liệu điện, điện tử phục vụ công nghiệp CNC.

Đầu tư xây dựng các mơ hình sản xuất CNC ở quy mô pilot. Thử nghiệm xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao quy mô vừa và nhỏ sử dụng nhiều CNTT-TT và công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp. Nghiên cứu khả năng xây dựng và đưa vào hoạt động các khu liên hợp cơng nghiệp kháng sinh để chủ động tồn bộ nguyên liệu đầu vào cho bào chế thành phẩm các loại kháng sinh thế hệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khoẻ con người và đảm bảo an ninh quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản của doanh nghiệp tham gia vào chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghệ sinh học dược nanogen) (Trang 81 - 84)