Một số rào cản khác tác động đến việc công ty trách nhiệm hữu hạn sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản của doanh nghiệp tham gia vào chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghệ sinh học dược nanogen) (Trang 61)

10. Kết cấu luận văn:

2.5. Một số rào cản khác tác động đến việc công ty trách nhiệm hữu hạn sinh

hữu hạn sinh học dƣợc Nanogen tham gia vào Chƣơng trình quốc gia phát triển cơng nghệ cao đến năm 2020.

2.5.1. Rào cản về hệ thống pháp luật

Để tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tham gia trong lĩnh vực này. Trong q trình quản lý điều hành nhà nước đã có nhiều quy định, chương trình hành động trong lĩnh vực này. Đầu tiên, đó là Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 20- NQ/TW) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã nêu rất rõ về tình hình, nguyên nhân cũng như các biện pháp để phát triển khoa học công nghệ. Tiếp đó, Quốc hội đã ban hành Luật CNC và Luật khoa học công nghệ. Đây là hai đạo luật quan trọng là hành lang pháp lý để cho các cá nhân tổ chức tham gia trong lĩnh vực khoa học, cơng nghệ. Luật có hiệu lực từ năm 2014 với khá nhiều thay đổi, trong đó có một số thay đổi mang tính đột phá so với luật hiện hành và được nhiều người kỳ vọng tạo bước phát triển mới cho KHCN của Việt Nam. Để hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật và các vấn đề có liên quan chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định hướng dẫn triển khai thi hành Luật. Cũng với đó các Bộ đã có nhiều thơng tư hướng dẫn việc thi hành Luật.

Đối với CTCNC tại Quyết định số 2457/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2010 về việc phê duyệt CTCNC đến năm 2020, thì các Bộ đã xây dựng các thông tư hướng dẫn thi hành. Cụ thể đó là Thơng tư 02/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 01 năm 2012 Hướng dẫn quản lý CTNNG đến năm 2020; Thông tư 31/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 28 tháng 12 năm 2012 về việc Hướng dẫn xác định dự án, tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện dự án thuộc Chương trình nghiên cứu đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNC.

Như đã trình bày ở trên, việc chạy CTNNG được 3 năm nhưng kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy hệ thống pháp luật, hành lang pháp lý cơ bản được hình thành và đi vào thực tiễn nhưng trong q trình thực hiện nó thể hiện nhiều điểm khơng đồng bộ, thiếu thống nhất, thủ tục hành chính cịn nhiều, gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

CTNNG hoạt động rộng chủ yếu trong lĩnh vực CNSH dược nhưng sản phẩm trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh Dược phẩm sinh học dùng cho người, Thú y chăn nuôi và ngành Nuôi trồng thuỷ sản… Việc hoạt động trong nhiều lĩnh vực khiến công ty chịu rất nhiều tác động và điều chỉnh của hệ thống chính sách. Điều này gây khơng ít khó khăn cản trở trong sự tham gia của cơng ty vào CTNNG.

Đối với lĩnh vực dược, hiện nay đã có nhiều cơng ty sản xuất và phân phối các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, các sản phẩm liên quan đến dược phẩm sinh học. Việc công ty sản xuất và phân phối các sản phẩm này chịu hàng loạt các chính sách trong lĩnh vực này. Đó là việc điều chỉnh của tổ chức và điều kiện kinh doanh dược. Bên cạnh đó, hàng loạt các quy định về nguyên liệu làm thuốc, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Việc quy định nghiêm ngặt và hàng loạt các quy định về quy trình thủ tục. Việc giải quyết các quy trình thủ tục chậm chễ do nhiều nguyên nhân

khác nhau. Đặc biệt việc quản lý về lĩnh vực sinh học dược sản xuất thuốc cho người là một lĩnh vực khá mới hệ thống chính sách chưa đầy đủ. Điều này là trở ngại không nhỏ đến việc phát triển của công ty.

Đặc biệt, để một sản phẩm thuốc được sử dụng trên thị trường công ty phải công ty phải thực hiện đăng ký trực tiếp với Cục quản lý dược, Bộ Y tế. Hiện nay, việc đăng ký thuốc được thực hiện theo quy định chi tiết tại thông tư Số: 44/2014//TT-BYT ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế. Đối với các sản phẩm là thực phẩm chức năng, sản phẩm hỗ trợ điều trị thì phải thực hiện thủ tục cơng bố với Cục an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế. Đối với việc công bố thực phẩm chức năng theo quy định tại Thông tư Số: 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế có sự phối hợp liên ngành với Bộ Cơng thương, Bộ cơng an. Chính vì vậy, việc đăng ký sản phẩm là thuốc và công bố thực phẩm chức năng chịu sự tác động trực tiếp nhiều văn bản khác của Bộ Y tế và các bộ khác có liên quan. Do đó việc đăng ký cũng như cơng bố thời gian mất khá nhiều thời gian ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như phân phối các sản phẩm của công ty. Trên thực tế, đối với bất cứ doanh nghiệp nào, việc chậm chễ trong việc công bố cũng như phân phối các sản phẩm trên thị trường sẽ gây tác động lớn đến việc thu lợi nhuận hoặc có thể sản phẩm đó sẽ bị thất bại sau khi cơng bố do việc cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại.

Tương tự với các sản phẩm khác của công ty trong lĩnh vực nông nghiệp các sản phẩm chính của Công ty trong lĩnh vực này là các dược phẩm sinh học trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng phải được kiểm định nghiêm ngặt và phải đăng ký trước khi được phân phối trên thị trường. Đối với thuốc thú y, việc đăng ký được thực hiện theo quyết định Số: 10/2006/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc Quy định thủ tục đăng ký sản xuất, nhập khẩu, lưu hành thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hố chất dùng trong thú y.

Nói tóm lại phạm vi hoạt động của công ty khá rộng, điều này đã bị điều chỉnh của nhiều văn bản của các Bộ, ban, ngành. Chính sự phức tạp, rườm rà và thiếu thống nhất, đồng bộ trong các quy định của các văn bản hướng dẫn cũng như tồn bộ hệ thống pháp luật trong q trình thực hiện là một trở ngại lớn cho cơng ty trong q trình phát triển.

Bên cạnh những trở ngại của các văn bản hướng dẫn, hệ thống pháp luật thì việc hạn chế năng lực của các cơ quan chức năng và các nguyên nhân khác cũng đã trở thành một rào cản lớn trong việc tham gia vào CTNNG của công ty.

Cơ chế quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ mặc dù đã được cải tiến nhưng nhìn chung vẫn cịn nặng tính bao cấp, tính hành chính và trên thực tế là một trong những rào cản lớn nhất đối với sự phát triển khoa học và công nghệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở Việt Nam nói chung chậm được đổi mới, cịn mang nặng tính hành chính. Việc đổi mới cơ chế quản lý và năng lực của cán bộ làm trong lĩnh vực này cịn thiếu và yếu. Tuy thành phố Hồ Chí Minh là một trong những tỉnh, thành đi đầu trong việ cải cách các thủ tục hành chính nhưng nó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể như sự phối hợp giữa các sở ban ngành, các quận huyện trong quản lý các hoạt động khoa học và công nghệ chưa thường xuyên và chặt chẽ. Thực hiện cơ chế đặt hàng trong nghiên cứu khoa học cũng như tiếp nhận, ứng dụng kết quả nghiên cứu còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao cơng nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế.

Đối với CTNNG nói riêng và tất cả các doanh nghiệp tham gia CTNNG nói chung. Những rào cản về từ hệ thống pháp luật, hành lang pháp lý đã vơ hình tạo ra đã gây khơng ít những khó khăn trong q trình

phát triển của cơng ty. Với CTNNG những rào cản này gây tác động lớn hơn rất nhiều bởi vì cơng ty hoạt động trong phạm vi rộng với nhiều các sản phẩm và mặt hàng khác nhau.

2.5.2. Rào cản về hỗ trợ tài chính, các chính sách hỗ trợ

Theo Luật khoa học cơng nghệ thì ngồi đầu tư của nhà nước tối thiểu bằng 2% tổng chi ngân sách (Điều 49), bắt buộc các doanh nghiệp phải dành một phần lợi nhuận trước thuế của họ đề đầu tư lại cho nghiên cứu R&D thông qua việc thành lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp (Điều 55, 56). Đối với các nước phát triển trên thế giới, phần lớn tiền đầu tư cho nghiên cứu KHCN đến từ các doanh nghiệp, nhà nước chỉ chiếm khoảng 25-30% để chi cho các nghiên cứu cơ bản và các đề án nghiên cứu ứng dụng có tầm quan trọng chiến lược. Việc các doanh nghiệp dành kinh phí cho các nghiên cứu R&D bằng hình thức tự tổ chức triển khai nghiên cứu và/hoặc đặt hàng cho Phịng thí nghiệm của các Viện/trường đại học triển khai nghiên cứu khơng chỉ được quy định thành luật mà cịn là nhu cầu tự thân của doanh nghiệp trong việc đổi mới sáng tạo để cạnh tranh ở quy mơ quốc gia và quốc tế. Cịn ở ta, do năng lực các doanh nghiệp còn nhỏ, nhu cầu đổi mới sáng tạo để tồn tại và phát triển chưa cao nên không mấy doanh nghiệp tự ý thức được việc này. Nay dù muốn hay không doanh nghiệp cũng phải trích một phần lợi nhuận để tái đầu tư cho các nghiên cứu R&D nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm (Điều 55, 56, 63). Tuy nhiên, hiện nay việc chi 2% tổng ngân sách cho KHCN nhưng thực chất kinh phí đầu tư triển khai chỉ khoảng 10% của con số đó vì gần như 90% của con số là chi thường xuyên và chi mua sắm trang thiết bị, trả lương, sửa chữa nhà cửa…, còn lại khoảng 10% đầu tư nghiên cứu cho cho cấp nhà nước hoặc cấp bộ, tỉnh, cơ sở.

Ngoài ra, để thực hiện CTNNG liên bộ Bộ Tài Chính và Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư Liên tịch số 219/2012/TTLT-BTC- BKHCN của ngày 20 tháng 12 năm 2012 Quy định quản lý tài chính thực

hiện CTNNG đến năm 2020. Theo quy định của thông tư quy định trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ thì: Hàng năm tổng hợp nhu cầu nguồn vốn ngân sách của Chương trình thành phần, hoạt động chung của Chương trình để chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí và hướng dẫn nguồn vốn ngân sách (Khoản 3 Điều 12). Việc quy định này còn chung chung và quá hình thức, chính vì vậy việc hỗ trợ cho doanh nghiệp cịn hạn chế.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam mức đầu tư xã hội cho khoa học công nghệ cũng rất thấp: Tỷ lệ đầu tư cho KHCN từ ngân sách nhà nước tính trên GDP của Việt Nam là 0,5%, không thấp so với thế giới. Nhưng mức đầu tư của xã hội và doanh nghiệp ngoài nhà nước cho KHCN còn rất thấp, khoảng 0,3-0,4% GDP. Như vậy, tổng đầu tư của Việt Nam cho KHCN hằng năm vẫn dưới 1% GDP. Trong khi đó, mức đầu tư của Trung Quốc năm 2010 là 2,2% GDP, của Hàn Quốc là 4,5% GDP. Nếu tới năm 2020, tổng mức đầu tư cho khoa học công nghệ của Việt Nam không đạt 2% GDP, thì rất khó để chúng ta thành cơng trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước3

.

Một năm chúng ta chỉ có khoảng hơn 2.000 tỷ đồng cho hoạt động nghiên cứu, chia ra mỗi viện nghiên cứu được vài tỷ đồng tiền ngân sách, riêng doanh nghiệp việc hỗ trợ này cịn ít hơn nhiều. Việc hỗ trợ như vậy là quá thấp. Thực tế, ngân sách KHCN của chúng ta cũng chưa bao giờ đạt đủ 2% GDP, trong 10 năm qua, năm cao nhất chỉ đạt 1,6%. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, năm 2014 là năm thấp kỷ lục của ngân sách cho KH-CN, chỉ đạt hơn 1,3%. Trong năm nay, Bộ KHCN kiên trì thuyết phục Quốc hội và các bộ, ban, ngành liên quan.

Bên cạnh những khó khăn về việc hỗ trợ tài chính, cơng ty cịn gặp rất nhiều vướng mắc trong việc hỗ trợ về thuế. Lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN) là lĩnh vực đặc biệt bởi các yếu tố: tính mới của dịch vụ; ảnh

hưởng rộng và hàm lượng tri thức kết tinh lớn. Tại Việt Nam, với quan điểm phát triển mạnh kinh tế tri thức, nên về cơ bản, các dịch vụ liên quan đến khoa học, cơng nghệ được khuyến khích phát triển. Chính sách thuế đối và các chính sách hỗ trợ khác trong lĩnh vực này, cũng đã quán triệt quan điểm chủ đạo đó. Tuy nhiên hiện nay, chính sách thuế cũng như các chính sách hiện hành cịn những vấn đề rất cần điều chỉnh, tạo mơi trường pháp lý tốt hơn cho hoạt động khoa học công nghệ.

Theo quy định của Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN- BTC-BNV ngày 10/9/2012 của Bộ Khoa học và Cơng nghệ-Bộ Tài chính- Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN- BTC-BNV ngày 18/6/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định 80/2007/NĐ- CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN, và Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Doanh nghiệp KH&CN được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng điều kiện: Có tỷ lệ doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả KH&CN trên tổng doanh thu của doanh nghiệp trong năm thứ nhất đạt từ 30% trở lên, năm thứ hai đạt từ 50% trở lên và từ năm thứ ba trở đi đạt từ 70% trở lên. Năm thứ nhất được hiểu là năm đầu tiên doanh nghiệp KH&CN có thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp KH&CN được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong thời gian 15 năm kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp KH&CN có doanh thu từ hoạt động KH&CN. Doanh nghiệp KH&CN được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp KH&CN có thu nhập chịu thuế. Các ưu đãi trên được thực hiện khi doanh nghiệp KH&CN có đủ điều kiện về tỷ lệ doanh thu các năm nêu trên, năm không đạt điều kiện về tỷ lệ doanh thu thì khơng được miễn, giảm thuế và phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất hiện hành.

Thứ hai, các ưu đãi về đất đai: Doanh nghiệp KH&CN được lựa chọn việc sử dụng đất theo một trong hai hình thức: Cho thuê đất và miễn tiền thuê đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất. Doanh nghiệp KH&CN chỉ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất sử dụng cho mục đích KH&CN.

Thứ ba, doanh nghiệp KH&CN được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà.

Thứ tư, Doanh nghiệp KH&CN có dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển được hưởng chính sách về tín dụng đầu tư phát triển theo quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, bao gồm: Cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư.

Thứ năm, Doanh nghiệp KH&CN được hưởng các dịch vụ tư vấn, đào tạo từ các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản của doanh nghiệp tham gia vào chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghệ sinh học dược nanogen) (Trang 61)