Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến công nghệ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản của doanh nghiệp tham gia vào chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghệ sinh học dược nanogen) (Trang 84 - 96)

10. Kết cấu luận văn:

3.3.4. Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến công nghệ cao

Trên cơ sở rà soát lại các đạo luật về CNC như Luật về CNTT&TT, Luật giao dịch điện tử, Luật bản quyền, sở hữu trí tuệ, các luật định về an toàn sinh học trong CNSH, Nhà nước sớm ban hành một số văn bản dưới luật và hướng dẫn thi hành pháp luật khác có liên quan về những vấn đề dưới đây.

a) Chính sách về đào tạo và sử dụng nhân lực cho phát triển CNC

Xây dựng các chương trình đào tạo quốc gia, các chương trình hợp tác quốc tế để gửi cán bộ ra nước ngoài đào tạo về các lĩnh vực CNC ưu

tiên, nhanh chóng tạo ra đội ngũ nhân lực KH&CN trong các lĩnh vực CNC, đặc biệt chú trọng đội ngũ "tổng cơng trình sư" có trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tiễn, có năng lực xây dựng và tổ chức các nhóm sáng tạo và ứng dụng CNC.

Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả các chương trình đào tạo trong nước. Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển nhân lực CNC trong 10 năm tới. Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực các loại, các trình độ (cơng nhân kỹ thuật, kỹ sư thực hành, quản trị doanh nghiệp, cán bộ thiết kế, cán bộ nghiên cứu) đủ sức tiếp thu, làm chủ các công nghệ tiên tiến, cơng nghệ cao. Có chiến lược đào tạo các lĩnh vực CNC tại các trường đại học và các viện nghiên cứu với các mục tiêu cụ thể và giáo trình phù hợp. Thúc đẩy nhanh chóng việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo ở mọi cấp độ về chuyên môn; bổ sung, tăng cường trang thiết bị, máy móc thí nghiệm và dụng cụ dạy và học nhằm nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực CNC.

Chú trọng các chương trình đào tạo kỹ năng quản lý về cơng nghệ nói chung và cơng nghệ cao nói riêng, khơng đơn thuần phát triển kỹ năng kỹ thuật, mà cả các "kỹ năng phi kỹ thuật" cần thiết cho phát triển CNC như tài chính, thương mại, tiếp thị, tư vấn, môi giới, v.v. Bổ sung nội dung đào tạo theo hướng liên ngành, đa ngành.

Xây dựng qui chế để cán bộ nghiên cứu, quản lý và sản xuất kinh doanh tham gia công tác giảng dạy và đào tạo ở các trường đại học và cán bộ giảng dạy tham gia công tác nghiên cứu trong lĩnh vực CNC. Tổ chức các trung tâm và chương trình đào tạo trình độ cao, chất lượng cao tại Việt Nam, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu lao động thông qua các quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế, chuyên ngành và đa ngành. Xây dựng bậc đào tạo sau đại học về CNC ở một số cơ sở có đủ điều kiện. Đổi mới phương thức đào tạo nhân lực CNC trong hệ thống đào tạo trong

nứơc, nỗ lực thu hút nhân tài từ bên ngoài (đặc biệt là Việt kiều). Có chính sách, cơ chế khuyến khích sự phối hợp của các ngành, công ty trong việc đào tạo tại chỗ và đào tạo qua mạng về CNC.

Hỗ trợ nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực cho CNC. Quan tâm thu hút, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài và đội ngũ nhân lực trình độ cao để hình thành đồng bộ những “lực lượng đặc nhiệm” trong đào tạo, giảng dạy, và trong nghiên cứu-phát triển ứng dụng CNC. Xây dựng chính sách thuận lợi hóa về nhập hộ khẩu, chế độ và thủ tục cư trú cho nhân lực công nghệ cao khi chuyển địa bàn làm việc, từ ngoại tỉnh về các khu đô thị lớn. Sau một thời gian nhất định, được phép tiến hành các thủ tục cư trú chính thức.

Có chính sách khuyến khích về tinh thần và thưởng về vật chất cho nhân lực tham gia phát triển công nghệ cao trong các tổ chức nghiên cứu – phát triển, đại học và doanh nghiệp. Hình thức thưởng có thể được thực hiện một hoặc nhiều lần, bằng tiền hoặc bằng cổ phần trong tổ chức kinh doanh mới thành lập trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Giải thưởng dưới hình thức cổ phần sẽ được trao cho cán bộ kỹ thuật và khoa học cũng như cán bộ quản lý kinh doanh có đóng góp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp công nghệ cao. Danh hiệu danh dự sẽ được trao cho các kỹ thuật viên chuyên nghiệp và các nhà quản lý có đóng góp đặc biệt to lớn trong việc thương mại hố các thành tựu cơng nghệ cao và mới; tiền thưởng được nhận sẽ khơng phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

b) Chính sách thuế, khuyến khích tài chính và ngân hàng phát triển cơng nghệ cao

Nhà nước xây dựng chính sách miễn, giảm thuế giá trị gia tăng cho

các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tham gia phát triển công nghệ cao. Chi phí cho họat động nghiên cứu và phát triển công nghệ được tách ra khỏi các khỏan mục tính thuế.

Nhà nước có chính sách cắt, giảm và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp công nghệ cao (từ 10 đến 15%), tùy thuộc

vào địa bàn, lĩnh vực, số năm hoạt động và tổng giá trị sản phẩm làm ra và xuất khẩu của doanh nghiệp. Có chính sách hồn lại thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã thực đóng theo quy định của luật thuế về hoàn thuế để tái đầu tư. Việc cắt, giảm và miễn trừ thuế thu nhập tùy thuộc vào mức và tốc độ tăng chi phí cho phát triển cơng nghệ cao theo từng năm, vào tiêu chuẩn của một doanh nghiệp công nghệ cao. Trong CNTT-TT, giành ưu đãi đặc biệt thơng qua chính sách miễn hoặc giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu, nhất là xuất khẩu phần mềm.

Xây dựng cơ chế tài chính cho phép các doanh nghiệp trích thuế doanh thu để đầu tư hoặc hợp đồng các đề tài R&D, đặc biệt về CNC, do

chính doanh nghiệp đề xuất. Giành mức ưu đãi cao nhất về miễn, giảm thuế và phí cho doanh nghiệp và dự án sản xuất sản phẩm CNC. nghiên cứu hoàn thiện và sửa đổi Thông tu 02 về tiêu chí xét duyệt các dự án CNC.

Nâng mức khởi điểm tính thuế thu nhập cá nhân cho các lao động

trong ngành CNC, không phân biệt lao động trong nước hay nước ngồi. Trước mắt, điều chỉnh mức khởi điểm tính thuế thu nhập cá nhân chung cho tất cả lao động Việt Nam và chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực CNC lên ít nhất gấp 3 lần mức hiện nay.

Nhà nước có chính sách miễn thuế hải quan nhập khẩu cho các trang

thiết bị, hàng hóa, nguyên vật liệu thô, sản phẩm phục vụ cho phát triển công nghệ cao theo danh mục các sản phẩm hàng hóa cơng nghệ cao và mới cần được ưu tiên, trừ trường hợp đó là hàng hố thuộc diện không được miễn thuế theo các quy định của nhà nước.

Trong hoạt động lắp ráp sản phẩm CNC, điều chỉnh thuế nhập khẩu linh kiện không cao hơn thuế nhập thiết bị đồng bộ.

Nhà nước xây dựng chính sách hỗ trợ về lãi suất vay tín dụng cho

các họat động phát triển công nghệ cao. Hỗ trợ kinh phí từ nguồn Ngân sách Nhà nước hoặc cho vay tín dụng ưu đãi để phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết và tổ chức đào tạo các chuyên gia trình độ cao, lao động lành nghề (thông qua các dự án lớn kết hợp các trường hoặc các doanh nghiệp có khả năng chun mơn cao) phục vụ nhu cầu trong nước và đáp ứng sự mở rộng hợp tác lao động ở nước ngoài về CNC.

Tiếp tục ban hành các chính sách thực sự ưu đãi về sử dụng hạ tầng viễn thông-Internet cho phát triển ứng dụng CNC. Đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế về viễn thơng – Internet trong chất lượng và giá cả dịch vụ như một lợi thế của Việt Nam so với các quốc gia khác trong khu vực.

c). Chính sách đất đai cho phát triển CNC

Nhà nước xây dựng chính sách hỗ trợ cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong một số lĩnh vực CNC đặc biệt như miễn hoặc giảm thuế chuyển giao quyền sử dụng đất, giảm mức phí xây dựng cơ sở hạ tầng đơ thị, hạ tầng cơng cộng.

d). Chính sách thương mại và dịch vụ có liên quan

Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao về thương mại và phát triển thị trường mới trong và ngoài nước.

Hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ, chuyên gia, nhân viên kỹ thuật cao cấp về CNC và các hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp CNC thông qua tài trợ, miễn, giảm giá truy cập và quảng cáo trên các mạng thông tin doanh nghiệp - thương mại, tổ chức các hội chợ thương mại, trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm CNC. Hỗ trợ chi phí mở văn phịng đại diện ở nước ngồi cho các doanh nghiệp CNC.

Hình thành và áp dụng những chính sách ưu đãi cao nhất về thuế, tài chính cho phát triển nhanh các doanh nghiệp CNC, nhất là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cơng ty đào

tạo công nhân, kỹ thuật viên lành nghề về CNC. Có hình thức hỗ trợ vốn cho các cơng ty tư nhân có các dự án nghiên cứu ứng dụng các sản phẩm về CNC.

Doanh nghiệp CNC sẽ được hưởng ưu đãi trong các thủ tục kiểm tra và phê duyệt, đăng ký, vay ngân hàng, thủ tục hải quan, cử cán bộ ra nước ngoài, thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài, cũng như sử dụng các tiện ích cơng cộng cần thiết. Chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp CNC tìm kiếm thị trường nước ngồi. Có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ thông tin hoặc phối hợp với các doanh nghiệp khác sản xuất các sản phẩm CNC.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNC về mặt thủ tục đăng ký kinh doanh, thuận lợi hóa trong việc lựa chọn và thực thi phạm vi và lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, trong việc sử dụng cơng nghệ đóng góp như cổ phần của vốn đăng ký, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tài sản tịnh của các tổ chức đầu tư mạo hiểm. Doanh nghiệp công nghệ cao sẽ được hưởng ưu đãi trong việc nhập cảnh, thanh kiểm tra, thanh tốn; các doanh nghiệp có tham gia vào hoạt động thương mại sẽ được ưu tiên trong thủ tục đăng ký và thực hiện kiểm tra cũng như phê duyệt.

Xây dựng và triển khai thực hiện một số hình thức khác nhau hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và thương mại hoá CNC như Quỹ đầu tư mạo hiểm; các chương trình bảo trợ kinh doanh của các nhà đầu tư cá nhân (business angel), v.v…

f). Chính sách hợp tác và hội nhập quốc tế về CNC

Xây dựng chính sách thu hút và tạo điều kiện cho Việt kiều, chuyên gia khoa học và cơng nghệ nước ngịai trình độ, tay nghề cao tham gia nghiên cứu, đào tạo, phát triển và ứng dụng CNC tại Việt nam. Nhân lực nước ngoài và Việt kiều được nhập cảnh và cư trú thuận lợi, được phép tham gia vào các dự án trọng điểm trong nước để phát triển CNC và là

những lãnh đạo hạt nhân các đội R&D, đặc biệt về CNC, được đảm nhiệm các vị trí giám đốc và quản lý trong các doanh nghiệp cơng nghệ cao có nguồn vốn trong nước. Cho phép các doanh nghiệp, các trường thuê chuyên gia nước ngoài vào làm việc, giảng dạy về CNC tại Việt Nam.

Khuyến khích, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để các chuyên gia, giáo sư Việt Nam hoặc gốc Việt, đang làm việc tại nước ngoài trở về làm việc cho các cơ quan và tổ chức của chính phủ hoặc các ngành tư nhân.

Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các trung tâm, trường quốc tế đào tạo công nhân lành nghề, kỹ sư cho ngành công nghệ cao mở các chi nhánh đào tạo và tổ chức giảng dậy về những ngành CNC tại Việt Nam. Khuyến khích các khoa, các trường đào tạo về CNC giảng dạy bằng tiếng Anh tại Việt Nam.

Phát triển các hình thức hợp tác nghiên cứu chung với nước ngồi. Khuyến khích mở rộng hợp tác quốc tế theo hướng thí điểm xây dựng các đề tài hợp tác nghiên cứu chung với nước ngoài, cùng chia sẻ kinh phí hoặc th chun gia nước ngồi trực tiếp tham gia, thậm chí chủ trì một số đề tài trọng điểm nhằm tranh thủ phương pháp luận mới, đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực. Cần đặc biệt quan tâm việc xây dựng hình thành các “Nhóm cơng tác” có tính chất quốc tế.

Xúc tiến giao lưu trao đổi kinh nghiệm qua các hội nghị quốc tế về CNC tại Việt Nam và trên thế giới. Có chương trình xây dưng các liên minh hợp tác chiến lược với các trung tâm mạnh về CNC ở các nước cơng nghiệp phát triển. Tích cực trao đổi thơng tin với các tổ chức lớn về CNC.

Tiếp tục ban hành chính sách ưu đãi thu hút CNC và công nghiệp CNC thông qua FDI và hợp tác quốc tế, tăng cường năng lực học hỏi để làm chủ, thích nghi và từng bước đổi mới công nghệ.

Các cơng ty nước ngồi, nhất là các công ty đa quốc gia được khuyến khích thành lập các tổ chức con tại Việt nam, ví dụ như các viện R&D, các

tổ chức đào tạo và trung tâm hỗ trợ kỹ thuật. Các cơ quan quản lý chức năng có liên quan sẽ ưu tiên giải quyết các việc như thẩm định dự án, quy hoạch, kế hoạch, nghiên cứu các điều kiện khả thi, đăng ký và khởi động dự án xây dựng; và có thể, trước khi hồn tất quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất, có thể ưu tiên cung cấp đất để xây dựng cũng như thông qua các thủ tục sử dụng đất để xây dựng theo các thủ tục hiện hành.

Doanh nghiệp và văn phòng đại diện của các tập đồn nước ngồi có đầu tư sẽ được các cơ quan có liên quan ưu tiên cung ứng các tiện ích cần thiết như nguồn nước, điện, gas, viễn thông. Các đối tượng này sẽ được đối xử như doanh nghiệp trong nước về chính sách giá và thu lệ phí.

Có chính sách đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh mẽ các công ty đa quốc gia đưa CNC vào Việt nam. Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam trở thành một môi trường đầu tư tốt nhất đối với những nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với những doanh nghiệp CNC hàng đầu thế giới đầu tư vào sản xuất và lắp ráp sản phẩm cao cấp tại Việt Nam phục vụ thị trường thế giới.

Hình thành cơ quan thẩm định công nghệ cao, đủ sức nắm bắt, đánh giá được mức độ tiền tiến của công nghệ cần nhập, đánh giá các cơng trình, tránh lặp lại những cơng nghệ khơng có triển vọng hoặc đã lạc hậu. Huy động sự tham gia rộng rãi của các Hội nghề nghiệp vào công tác thẩm định.

Tiểu kết chƣơng 3

Phát triển CNC và CTCNC, bằng những cách tiếp cận và lựa chọn khác nhau, là một nhu cầu tất yếu của nhiều nền kinh tế đang phát triển. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế. Điều này đòi hỏi phải nâng cao năng suất lao động, hiệu quả và năng lực cạnh tranh nói chung của doanh nghiệp cũng như của tồn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy phải đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNC và CN CNC nhằm hiện đại hoá sản xuất và quản lý kinh tế-xã hội, góp phần nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả.

Hơn thế nữa, theo đường lối của Đảng và Chính phủ, Việt Nam đã lựa chọn con đường cơng nghiệp hố theo hướng hiện đại dựa trên tri thức. Đây chính là con đường phát triển phải dựa trên KH&CN, đặc biệt là CNC và những ngành công nghiệp CNC. Phát triển CNC là một trong các con đường rút ngắn và hiệu quả để xây dựng năng lực công nghệ quốc gia cả về lượng lẫn về chất. Các CNC và doanh nghiệp CNC được phát triển thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản của doanh nghiệp tham gia vào chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghệ sinh học dược nanogen) (Trang 84 - 96)