Chương trìnhphát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản của doanh nghiệp tham gia vào chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghệ sinh học dược nanogen) (Trang 28 - 31)

10. Kết cấu luận văn:

1.3. Tổng quan về Chƣơng trình công nghệ cao

1.3.1. Chương trìnhphát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

cao

Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC thuộc CTCNC đến năm 2020 (Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC thuộc Chương trình quốc gia phát triển CNC đến năm 2020).

Mục tiêu của Chương trình là thúc đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu quả CNC trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng hàng năm trên 3,5%; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

Các nhiệm vụ chủ yếu:

1. Tạo và phát triển CNC trong nông nghiệp 2. Ứng dụng CNC trong nông nghiệp

3. Xây dựng và phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC Tổ chức thực hiện Chương trình:

+) Về nguồn vốn thực hiện Chương trình:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước:

+ Nguồn vốn sự nghiệp tập trung hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án tạo ra, phát triển và ứng dụng CNC trong nông nghiệp; hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC, hoạt động thông tin, tuyên truyền; quản lý Chương trình;

+ Nguồn vốn đầu tư phát triển hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nông nghiệp ứng dụng CNC, vùng nông nghiệp ứng dụng CNC.

- Nguồn vốn của doanh nghiệp:

+ Chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để đổi mới công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ quản lý trong doanh nghiệp, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tại doanh nghiệp.

- Các nguồn vốn khác theo quy định.

+) Phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ hoạt động CNC trong nông

nghiệp:

- Hình thành sàn giao dịch CNC trong nông nghiệp và phát triển các loại hình dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ và các dịch vụ khác nhằm thúc đẩy hoạt đông CNC, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm CNC trong nông nghiệp;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về CNC trong nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận, sử dụng, trao đổi thông tin về CNC trong nông nghiệp; tổ chức, tham gia chợ, hội chợ, triển lãm CNC trong nông nghiệp quy mô quốc gia, quốc tế;

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng và internet để cho mọi người dân có thể tiếp cận được các CNC, các kết quả ứng dụng CNC, các mô hình phát triển CNC và các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC.

+) Hợp tác quốc tế:

- Tổ chức và thực hiện các đề án, dự án hợp tác song phương và đa phương, đặc biệt là với các nước có nền nông nghiệp tiên tiến về nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao CNC trong nông nghiệp;

- Trao đổi chuyên gia, người làm công tác nghiên cứu, phát triển, ứng dụng CNC trong nông nghiệp của các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức, doanh nghiệp CNC nước ngoài;

- Tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục pháp lý cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, hội, hiệp

hội quốc tế và tổ chức khác về phát triển và ứng dụng CNC trong nông nghiệp.

+) Cơ chế, chính sách:

- Chính sách hỗ trợ hoạt động tạo ra CNC, phát triển và ứng dụng CNC trong nông nghiệp:

+ Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra CNC, phát triển và ứng dụng CNC trong nông nghiệp, sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ cao nhất theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật CNC; Mục 1, 2 và 4 Phần III Điều 1 Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định pháp luật có liên quan;

+ Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với hoạt động đầu tư trang thiết bị cho phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu phục vụ hoạt động phát triển CNC trong nông nghiệp theo các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nhập khẩu một số CNC, máy móc, thiết bị CNC trong nông nghiệp trong nước chưa tạo ra được để thực hiện một số dự án ứng dụng và trình diễn CNC được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC:

+ Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC theo quy định tại Khoản 2 Điều 19, Khoản 2 Điều 20 Luật CNC được hưởng chính sách hỗ trợ phát triển theo quy định của Nhà nước và các ưu đãi khác do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định theo thẩm quyền.

- Chính sách hỗ trợ đối với khu nông nghiệp ứng dụng CNC:

+ Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nông nghiệp ứng dụng CNC được Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ cao nhất theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 33 Luật CNC và các quy định pháp luật có liên quan;

+ Doanh nghiệp hoạt động trong khu nông nghiệp ứng dụng CNC được hưởng các chính sách ưu đãi như đối với các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC.

- Chính sách hỗ trợ đối với vùng nông nghiệp ứng dụng CNC:

+ Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng CNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản của doanh nghiệp tham gia vào chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghệ sinh học dược nanogen) (Trang 28 - 31)