10. Kết cấu luận văn:
3.3. Một số giải pháp tháo gỡ cụ thể
A. NHĨM GIẢI PHÁP BÊN NGỒI DOANH NGHIỆP
3.3.1. Đổi mới cơ bản cách xác định các CNC ưu tiên phát triển
Như trên đã nói, việc xác lập các công nghệ ưu tiên trần lan là rào cản làm tổn thất nguồn lực vật chất cũng như thời gian trong phát triển CNC ở nước ta. Không thể tiếp tục lựa chọn theo kiểu “xu thế đám đông” mà không căn cứ vao đặc thù của Việt nam. Chúng ta có thể áp dụng CNC để hiện đại hóa các sản phẩm đặc thù có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và khu vực. Thật ngạc nhiên khi cây sâm ngọc linh và các sản phẩm có lien quan lại khơng được đưa vào danh mục các sản phẩm CNC đã được thủ tướng chính phủ ban hành. Đây là giống sâm số 1 thế giới nếu
nó được chế biến bằng CNC thì chắc chắn khơng thể thua kém hồng sâm Triều tiên, Hàn Quốc. Nhưng nó khơng được nghiên cứu, quy hoạch trồng trọt và chế biến theo cơng nghệ hiện đại. Thành thử sản phẩm của nó vẫn chỉ dừng lại ở mức quà biếu, nhỏ giọt, vặt vãnh.
Trước hết, cần đổi mới và tổ chức lại hệ thống các nhiệm vụ KH&CN của Nhà nước về phát triển CNC theo các định hướng: Các Chương trình/đề tài nghiên cứu và phát triển (R&D) trọng điểm nhà nước tập trung vào những hướng công nghệ mang tính chiến lược của quốc gia, có tính liên ngành, nhằm mục tiêu có tính đột phá trong các lĩnh vực CNC, tạo ra cơ sở và nền tảng cho việc ứng dụng hiệu quả và rộng rãi CNC vào sản xuất và đời sống. Các chương trình/ đề tài R&D cấp Bộ, ngành, địa phương chủ yếu mang tính ứng dụng, phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đặc thù của từng ngành/ lĩnh vực và địa phương, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và năng lực cạnh tranh kinh tế của ngành và địa phương có liên quan. Các hướng nghiên cứu-phát triển được phân cấp: cấp quốc gia nhằm giải quyết vấn đề có tính tổng thể, cơ bản và cần tập trung đầu tư. Khơng đưa vào chương trình nhà nước những vấn đề thuộc cấp ngành và cơ sở. Hoàn thiện phương thức quản lý và nâng cao hiệu quả các chương trình KT-KT về CNC.
Phát triển và đa dạng hố các loại hình tổ chức R&D về CNC theo hướng linh hoạt, phù hợp với mục tiêu của từng hoạt động, và địa bàn hoạt động, nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Tăng cường bộ máy tổ chức triển khai các Chương trình quốc gia lớn về CNC như CNTT&TT và cơng nghệ phần mềm, CNSH, có chính sách thu hút nhân lực trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan này nhằm tăng hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư của nhà nước trong các lĩnh vực phát triển các ứng dụng CNC. Nghiên cứu khả năng xây dựng chương trình R&D cấp quốc gia về Cơ điện tử. Tiếp tục thực hiện đổi mới
cơ chế quản lý R&D nói chung và làm nền tảng cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động R&D trong CNC.
Tiếp đến, kết quả các cuộc phỏng vấn của luận văn cho thấy, cần rút bớt các công nghệ cũng như sản phẩm CNC trong danh sách đã được ban hành. Lý do các chuyên gia được phỏng vấn cho thấy hoặc là khơng có thị trường, hoặc thiếu nguồn lực (hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này) đặc biệt nguồn lực để sản xuất ở quy mô công nghiệp. Trên cơ sở các mục tiêu được rút bớt đó, xây dựng các chính sách đầu tư nguồn lực thích đáng để thực hiện.
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế (kích cầu) và cơ chế quản lý KH&CN (tạo cung) để thúc đẩy ứng dụng CNC; các cơ chế, chính sách kích thích sáng tạo và ứng dụng CNC trong sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường công nghệ như một nền tảng chung cho phát triển CNC và công nghiệp CNC; tạo môi trường thuận lợi, hành lang pháp lý rõ ràng để tranh thủ đầu tư nước ngồi về vốn, cơng nghệ cũng như phát triển thị trường CNC chính là nguồn lực theo nghĩa rộng để thực hiện các mục tiêu ưu tiên được lụa chọn.