Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản của doanh nghiệp tham gia vào chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghệ sinh học dược nanogen) (Trang 76 - 79)

10. Kết cấu luận văn:

3.2. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao

3.1. Dẫn xuất xây dựng chính sách

Các giải pháp tháo gỡ phải được xây dựng trên cơ sở khung khổ giải pháp vĩ mơ, thống nhất trong cả nước song có thể áp dụng cho các trường hợp đặc biệt. Sở dĩ có quan điểm này vì trong thời gian qua, mỗi ngành, mỗi địa phương tự ban hành chính sách riêng cho mình, đặc biệt về chính sách thu hút nhân lực cho phát triển các khu CNC ở địa phương.

Các giải pháp này phải được xây dựng theo tiếp cận chính sách sách đổi mới với nghĩa là tập hợp có hệ thống các chính sách công nghiệp,

thương mại, khoa học và cơng nghệ. Giáo dục - đào tạo, Tài chính - tiền tệ, lao động v.v… Chừng nào tính hệ thống khơng có, chừng ấy khơng có đổi mới, gây nên tình trạng vừa nhấn ga vừa đạp phanh. Ví dụ, chủ trương của chính phủ là phát triển cơng nghệ vũ trụ, nhưng trong chính sách giáo dục thì khơng tuyển các ngành có liên quan, khơng có chính sách cụ thể phát triển cơng nghệ vũ trụ chí ít là nghiên cứu thích nghi hóa cơng nghệ vũ trụ của các nước tiên tiến vào điều kiện của Việt nam.

3.2. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao nghệ cao

3.2.1. Công nghệ thông tin-truyền thông (CNTT&TT)

Các quốc gia thành công trong việc phát triển CNTT&TT đã biết hướng các doanh nghiệp vào mục đích nghiên cứu và xuất khẩu, đặc biệt là tới các thị trường trọng điểm như Mỹ và gần đây là Trung quốc. Việc xây dựng nền Cơng nghiệp CNTT-TT theo các mơ hình khác nhau, nhưng chủ yếu đều dựa vào một số yếu tố nhằm lợi dụng tối đa thế mạnh của từng nước, hướng đến xuất khẩu, chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp, coi trọng đầu tư và sản xuất hơn tiêu dùng, trong đó một đặc điểm chính là việc lơi kéo, thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia (MNE). Điều này đã giúp nhiều nước như Đài loan, Malaysia, Trung quốc, v.v. khá thành công trong

sản xuất chế tạo các sản phẩm phần cứng trong CNTT-TT. Tuy nhiên về công nghiệp phần mềm, chỉ có Ấn Độ là quốc gia duy nhất bắt đầu phát triển. Xây dựng mơ hình liên kết chùm doanh nghiệp (“Cluster”) bao gồm các doanh nghiệp CNTT&TT tập trung, linh động và tốc độ, thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và các loại tổ chức hỗ trợ có liên quan cũng được quan tâm. Về tiếp cận thị trường, các nước châu Á đã đặc biệt chú trọng tới xây dựng những công ty tư vấn giải pháp và tiếp thị đến khách hàng như kinh nghiệm của các công ty Ấn đọ, Singapo trong xúc tiến tìm hiểu thị trường, tìm khách hàng và nhận các đơn đặt hàng lớn và đặt hàng lại cho các cơng ty con có khả năng chun mơn hố cao hơn. Phát triển nguồn nhân lực cả về chuyên môn cao và ngôn ngữ là một yếu tố thành công quan trọng.

3.2.2. Công nghệ sinh học

Các nước trong khu vực ASEAN và một số nước khác ở châu Á như Trung Quốc, Ấn độ, Hàn quốc, Đài loan, đều xác định CNSH là một trong những cơng nghệ chìa khố để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế quốc dân, phát triển công nghiệp CNSH nhằm tăng hiệu quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và cải thiện sức khoẻ của con người. Nói chung CNSH đều được chia thành 2 nhóm: CNSH truyền thống; và CNSH hiện đại chủ yếu sử dụng đến các nội dung về thao tác gen. Cả hai nhóm truyền thống và hiện đại đều được ưu tiên đầu tư phát triển ở các mức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng. Các nước có trình độ phát triển cao như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapo đều lựa chọn hướng ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực khoa học về sự sống đặc biệt là y sinh và dược phẩm. Chính phủ Đài loan đã có những chính sách hỗ trợ tài chính rất cụ thể như chi ngân sách 1 tỷ USD để hình thành hơn 100 cơng ty CNSH; trợ cấp cho các nhà khoa học thuộc lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp CNSH. Singapo cho phép các công ty tiếp cận tới 20 triệu USD quĩ chính phủ để phát triển công nghiệp sinh học. Trung quốc chủ trương học kinh nghiệm quản lý tiên tiến

nước ngoài, tạo lập hệ thống thông tin công nghệ, thị trường trong và ngồi nước một cách có hệ thống.

3.2.3. Cơng nghệ Tự động hóa và Cơ điện tử

Các nước tiên tiến trên thế giới rất chú trọng đến việc xây dựng và hoàn thiện khung đào tạo đại học và thạc sỹ về Tự động hóa và Cơ điện tử. Nội dung đào tạo được xây dựng và lựa chọn từ các kiến thức cơ bản liên quan đến 4 lĩnh vực Cơ học, Điện tử, Điều khiển Tự động, Máy tính điện tử và các kiến thức liên ngành giữa 4 lĩnh vực như robot thông minh, công nghệ cảm biến cao cấp. Một số nước châu Á như Hàn quốc, Trung quốc đều có chương trìnhphát triển cơ điện tử.

UNESCO đã sáng lập và tài trợ cho một chương trình Cơ điện tử để đẩy mạnh sự gắn kết trí tuệ tồn cầu, đó là UNESCO Chair on Mechatronics. Cơ điện tử đã được Hiệp hội quốc tế về công nghiệp kỹ thuật cơ khí coi là một trong những cơng nghệ mũi nhọn trong tầm nhìn 2005. Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị ô tô coi trọng việc nghiên cứu chiến lược phát triển công nghiệp Cơ điện tử trong ngành ô tô.

3.2.4. Công nghệ vật liệu mới và nano

Bên cạnh việc chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong phát triển các vật liệu căn bản cho phát triển, một số nước trên thế giới đã tập trung phát triển nhiều loại vật liệu mới hơn trên cơ sở của nền công nghệ nano làm thay đổi sâu sắc quá trình thiết kế ra các sản phẩm và quy trình sản xuất mới. Cơng nghệ nano đã tạo ra những cơ hội đặc biệt cho các nền kinh tế tạo ra những sản phẩm có đặc tính hồn tồn mới và vượt trội, nâng cao khả rnăng cạnh tranh.

3.2.5. Một số bài học cho Việt nam

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, để phát triển KH và CN nói chung, và CNC và CNCNC nói riêng, tất cả những trường hợp thành công đều đi theo một số biện pháp chung. Đó là phát triển một mơi trường thuận lợi cho họat động sáng tạo, kinh doanh, chấp nhận mạo hiểm và tinh thần

doanh nghiệp. Đào tạo và sử dụng thu hút chuyên gia giỏi là yếu tố thành công. Phát triển chùm doanh nghiệp thông qua các mối liên kết chặt chẽ (cluster) sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp. Nhà nước cũng như các tác nhân ngòai nhà nước như hiệp hội, nhà đầu tư tư nhân có vai trị quan trong trong hỗ trợ và đi tiên phong trong phát triển CNC thông qua các hoạt động như vườn ươm, quỹ đầu tư mạo hiểm, v.v. Thu hút đầu tư nước ngồi, chuyển giao cơng nghệ và hỗ trợ học hỏi từ các công ty đa quốc gia là biện pháp của nhiều quốc gia đang phát triển và đi sau có thể thâm nhập vào CNC.

Nhằm phát triển các khu vực và vùng CNC, một môi trường CNC cần bao gồm: quy chế và luật lệ thuận lợi; cường độ hoạt động tạo ra tri thức lớn; chất lượng và khả năng dịch chuyển lao động cao; hệ thống giá trị dựa vào kết quả thực hiện cơng việc; một bầu khơng khí làm việc trọng dụng những ngưịi dám làm và chấp nhận những thất bại; một môi trường kinh doanh mở; hệ thống các viện và trường có liên kết tác động chặt chẽ với cơng nghiệp; có sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận; chất lượng cuộc sống cao; và một hạ tầng cho kinh doanh chuyên sâu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện rào cản của doanh nghiệp tham gia vào chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (nghiên cứu trường hợp công ty TNHH công nghệ sinh học dược nanogen) (Trang 76 - 79)