10. Kết cấu luận văn:
1.4. Các yếu tố tác động đến việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
xuất
Sự phát triển CNC đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của một quốc gia. Sự thay đổi công nghệ tạo ra một sự thay đổi trong chức năng sản xuất. Nếu chức năng sản xuất khơng khó quan sát, so sánh việc sản xuất tại hai thời điểm khác nhau của nền kinh tế sẽ cho ta thấy tác động của sự thay đổi công nghệ trong thời đoạn đó như thế nào.
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong thời kỳ tồn cầu hố đã và đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc. Tốc độ phát minh khoa học ngày càng gia tăng. Khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng công nghệ đang được rút ngắn cùng với sự cạnh tranh về CNC diễn ra quyết liệt. Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ đang được đẩy mạnh, quản lý khoa học và cơng nghệ có đổi mới, thị trường khoa học và cơng nghệ được hình thành dẫn đến việc đầu tư cho khoa học và công nghệ được nâng lên. Tuy nhiên việc ứng dụng CNC vào sản xuất vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế.
Từ khi Luật CNC được Quốc hội phê chuẩn, đã có khá nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hưởng ứng, xây dựng các mơ hình sản xuất sản phẩm quy mô công nghiệp hoặc sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC với tổng số kinh phí đầu tư đến nhiều ngàn tỷ đồng từ các doanh nghiệp, địa phương. Thực trạng cho thấy, các sản phẩm ứng dụng CNC chưa đạt được kết quả như kỳ vọng so với việc đầu tư đẩy mạnh khoa học và cơng nghệ vào trong đó. Thậm chí một số sản phẩm công nghệ chưa
được đầu tư “tới ngưỡng” và tạm thời không thể đưa ra thị trường do khơng thích hợp với nhu cầu thực tiễn hoặc nguồn kinh phí đầu tư là quá lớn. Yếu tố tác động tiếp theo là sự gắn kết, phối hợp giữa các nhà khoa học và các doanh nghiệp.
Việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường cần có sự liên kết giữa nghiên cứu và đầu tư sản xuất thực tế. Cụ thể, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức khoa học và công nghệ đối với các doanh nghiệp và người sản xuất, giữa các cơ quan quản lý nhà nước của trung ương và địa phương và giữa các lĩnh vực, các trong việc phát triển sản xuất sản phẩm ứng dụng CNC. Ngồi ra cơ chế chính sách hiện nay cũng đang là một trong những yếu tố tác động đến việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất. Doanh nghiệp muốn kết nối sự phát triển công nghệ để ứng dụng vào sản xuất sản phẩm phải có sự kết nối với các nhà nghiên cứu, nhà khoa học. Tuy nhiên đây lại là vấn đề còn đang gặp nhiều khó khăn và bất cập. Bên cạnh đó, việc sản xuất một số sản phẩm ứng dụng CNC hiện nay ở trong nước còn nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ một số sản phẩm ứng dụng công nghệ không ổn định, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế sản xuất một số sản phẩm còn thấp, chưa tương xứng với mức độ đầu tư và mơ hình phát triển sản xuất ứng dụng CNC với quy mô lớn tại Việt Nam.
Tác động của cơng nghệ vào lợi ích và sự tăng trưởng sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp là rất lớn. Những mục tiêu chính dẫn tới thay đổi công nghệ trong một công ty thường là:
- Hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh hiện tại. - Tạo ra những hoạt động kinh doanh mới.
- Thăm dị những cơng nghệ mới để ứng dụng vào quá trình sản xuất. Những mục tiêu đó khơng nằm ngồi mục đích giúp cho doanh nghiệp tồn tại, đứng vững và phát triển. Tuy hiện nay vẫn còn nhiều thảo luận về những lợi ích mà ứng dụng cơng nghệ mang lại so với những thảm hoạ khi
sử dụng chúng, chúng ta không thể khơng thừa nhận vai trị quan trọng của việc ứng dụng công nghệ trong việc tăng cường sức mạnh cạnh tranh của một quốc gia nói chung, cũng như năng suất sản xuất sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể. Việc tìm ra một định nghĩa cơng nghệ thích hợp sẽ giúp đánh giá chính xác hơn trình độ cơng nghệ, trên cơ sở đó các đơn vị liên quan có thể đề ra các chiến lược phát triển phù hợp, cải thiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành, và của cả quốc gia.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, với nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển, việc không ngừng sáng tạo và ứng dụng CNC, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý là hướng đi quan trọng, không chỉ nhằm phát triển kinh tế đất nước mà còn nhằm phát triển về tri thức, con người, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới. CNC có tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng. Thực tiễn những năm qua cho thấy, để quá trình phát triển CNC và việc ứng dụng, khai thác CNC trở thành động lực là một bài tốn khó, một thách thức đối với nhiều quốc gia, nhất là ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải đẩy nhanh tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế để không bị tụt hậu. Lựa chọn hướng đi theo CNC để góp phần đưa Việt Nam cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 là một lựa chọn khôn ngoan và tất yếu. Để phù hợp với điều kiện ở nước ta, việc áp dụng CNC cần thấu suốt những điểm cơ bản: ứng dụng và phát triển CNC là một giải pháp có ý nghĩa quyết định để thực hiện hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Cần ứng dụng rộng rãi CNC vào tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh đồng thời phát triển mạnh một số ngành công nghiệp CNC có lợi thế.
Trong giai đoạn hiện nay cần tập trung vào chuyển giao, thu hút đầu tư CNC từ nước ngoài, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng để tiếp thu, làm chủ, thích nghi, đổi mới và từng bước tạo ra được một số CNC đặc thù trong nước. Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực xã hội cho ứng dụng, phát triển, đào tạo CNC, phát triển công nghiệp CNC và tập trung xây dựng một số cơ sở hạ tầng kỹ thuật trọng điểm làm nền tảng cho phát triển CNC của đất nước.
CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN RÀO CẢN CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƢỢC NANOGEN THAM GIA
VÀO CHƢƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO ĐẾN NĂM 2020