b) Lợi ích của các thành viên trong tam giác liên kết
a) Các khái niệm
Hệ thống đổi mới quốc gia theo nghĩa rộng là một q trình tích lũy liên tục khơng chỉ những đổi mới cơ bản và những cải tiến mà còn cả việc phổ biến, hấp thụ và sử dụng đổi mới. Đổi mới được coi là sự phản ánh sự học tập tương tác trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
Hệ thống Đổi mới Quốc gia là một công cụ hàng đầu để liên tục nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm KH&CN nói riêng và của tồn nền kinh tế quốc gia nói chung, chủ yếu thông qua việc đổi mới cơng nghệ. Đó là một mạng lưới bao gồm tất cả các tổ chức KH&CN, các tổ chức hoạch định chiến
lược, các doanh nghiệp lớn, các tổ chức quản lý KH&CN liên kết với nhau theo quan hệ ngang trên quy mô ngành, vùng hoặc quốc gia.
Khái niệm Hệ thống Đổi mới Quốc gia lần đầu tiên được Nelson, Freeman và Lundvall đưa ra để tạo cơ sở cho Chính phủ hoạch định và thực hiện các chính sách nhằm tăng cường đổi mới công nghệ. Bảng sau đây hệ thống hóa quan điểm của một số tác giả chính.
Các quan niệm về HTĐM
Freeman, 1987
Là mạng lưới tổ chức thuộc khu vực Chính phủ và tư nhân, hoạt động và tương tác để tạo lập, du nhập, cải tiến và phổ biến công nghệ mới.
Lundvall, 1992
Là các bộ phận và quan hệ tương tác lẫn nhau trong sản xuất, phổ biến và sử dụng tri thức mới, đem lại lợi ích về kinh tế. Tri thức này hoặc được đưa vào, hoặc bắt nguồn từ trong nước.
Nelson, 1993
Là tập hợp các tổ chức tương tác lẫn nhau, có tác dụng quyết định tới hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp trong nước
Patel và Pavitt, 1994
Là các tổ chức quốc gia, cơ cấu khuyến khích và trình độ của các tổ chức này, có tác dụng tới tỷ lệ và phương hướng học hỏi/nghiên cứu công nghệ (hoặc số lượng và các loại hình hoạt động đem lại thay đổi cơng nghệ).
Metcalfe, 1995
Là tập hợp các tổ chức khác nhau, liên kết hoặc cá lẻ, góp phần vào việc phát triển và phổ biến cơng nghệ mới; tạo nên cơ sở để Chính phủ hoạch định và thực thi các chính sách đổi mới cơng nghệ. Đó là hệ thống các tổ chức có quan hệ với nhau để tạo lập, lưu trữ và chuyển giao kiến thức, kỹ năng... về công nghệ mới
Theo định nghĩa của OECD, HTĐM là một hệ thống các cơ quan thuộc các lĩnh vực công và tư, mà hoạt động của nó nhằm khai phá, du nhập, biến đổi và phổ biến các cơng nghệ mới. Đó là hệ thống có tính tương hỗ của các doanh nghiệp công và tư, các trường đại học và các cơ quan Chính phủ, nhằm hướng tới sự phát triển của KH&CN trong phạm vi quốc gia. Tính tương hỗ của các đơn vị này có thể là về mặt kỹ thuật, thương mại, luật pháp và tài chính, nhằm những mục đích phát triển, bảo trợ hay thực hiện các hoạt động KH&CN.