Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ) (Trang 55 - 57)

- Trong công nghiệp: Nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất thuốc hàn tự động, cơng nghệ hồn ngun Inmenhit trong sản xuất que hàn chất lượng cao, mỗi năm tiết kiệm được trên 800 triệu đồng, hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, mở ra hướng khả năng xuất khẩu nguyên liệu, đã được công nhận bản quyền và đã được giới thiệu, chào bán, trở thành công nghệ được thương mại hố, tiếp tục hồn thiện cơng nghệ để sản xuất với quy mô lớn 3000tấn/năm. Kết quả nghiên cứu ứng dụng, làm chủ được công nghệ sản xuất vật liệu từ composite, từng bước đổi mới sản phẩm và tiếp nhận các đơn đặt hàng; nghiên cứu sử dụng Barit địa phương làm phụ gia khoáng hoá để sản xuất Klinke chất lượng cao trong sản xuất xi măng, được đưa vào sản xuất đại trà và ổn định; ứng dụng phương pháp hoá học để thu hồi bột giấy và nước trong công đoạn xeo giấy đem lại lợi nhuận gần 400 triệu đồng cho Công ty từ việc tiết kiệm nguyên liệu (bột thu hồi), nước sản xuất và đặc biệt là giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu sản xuất và ứng dụng Etanol tuyệt đối làm phụ gia nhiên liệu sinh học từ nguyên liệu trong nước đã tạo ra được các sản phẩm xăng sinh học có chất lượng tương đương xăng tại thị trường Việt Nam bằng công nghệ trong nước, làm cơ sở từng bước tham gia vào chương trình sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng của Nhà nước.

- Trong xây dựng: một số công nghệ tiến bộ được áp dụng đạt kết quả tốt như công nghệ sản xuất gạch tuy nen; áp dụng dây truyền công nghệ cấp

nước hiện đại của Đức và Nhật Bản; áp dụng cơng nghệ tạo hình vật liệu đất sét nung bằng phương pháp ép bán khơ tạo ra các sản phẩm xây dựng có chất lượng cao ngày càng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đem lại lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/năm cho đơn vị, hàng năm sản phẩm được giới thiệu tại các kỳ hội chợ cơng nghệ (Techmart) khu vực và tồn quốc; triển khai công nghệ sản xuất men nền, men lót từ nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu trong sản xuất gạch Ceramic; mở rộng áp dụng cơng nghệ mới sản xuất gạch lị đứng liên hồn giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, được UBND tỉnh cho phép chuyển giao trên địa bàn tỉnh, từng bước thay thế các lị gạch thủ cơng hiện nay, đã góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, cho năng suất, chất lượng sản phẩm tốt hơn, đem lại hiệu quả kinh tế v.v…

- Trong phát triển tiểu thủ cơng nghiệp: Nghiên cứu đề xuất tiêu chí và giải pháp phát triển làng nghề trong thời kỳ 2001-2005 và có tính đến 2010 của tỉnh đã được UBND tỉnh duyệt ban hành phục vụ chỉ đạo phát triển làng nghề của tỉnh hiện; nghiên cứu sản xuất thành công các sản phẩm mang dấu ấn văn hoá Đất Tổ đã làm phong phú hơn những nét văn hoá độc đáo riêng của vùng đất Phú Thọ, các sản phẩm đã và đang được thương mại hoá; kết quả nghiên cứu công nghệ và sản xuất thành công sản phẩm mới "cốt gốm sứ làm hàng sơn mài mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu", bổ sung chất liệu đầu vào trong sản xuất các mặt hàng sơn mài mỹ nghệ truyền thống, mở ra hướng sản xuất sản phẩm mới, đa dạng, ổn định theo đơn đặt hàng, tạo thêm việc làm cho người làm gốm và làm sơn mài, khôi phục làng nghề truyền thống.

- Trong sản xuất, chế biến thực phẩm: áp dụng công nghệ sản xuất rượu vang khô từ nguyên liệu nho tươi trong nước, tạo thêm sản phẩm mới; tiếp nhận và áp dụng thành công công nghệ sinh học trong sản xuất các loại giống và phát triển nghề trồng nấm (nấm mỡ, nấm rơm, nấm dược liệu, mộc nhĩ...),

Phần lớn các đề tài, dự án được trực tiếp triển khai tại các cơ sở sản xuất là các doanh nghiệp trên địa bàn, do vậy các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa ứng dụng thực tế cao mang lại hiệu quả trực tiếp cho chính các doanh nghiệp, từng bước tạo nên sự gắn kết giữa các doanh nghiệp với khoa học và công

nghệ, chủ động ứng dụng các tiến bộ KH&CN, đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Các kết quả, hiệu ích từ các đề tài, dự án trên lĩnh vực này là rất đáng khích lệ trong việc hỗ trợ, khuyến khích được các doanh nghiệp trên địa bàn, mặc dù nguồn vốn KH&CN của nhà nước hỗ trợ còn rất hạn chế, đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao nhận thức về KH&CN cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn.

Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực này còn

thiếu những nghiên cứu mang tính đột phá, tạo nên sự thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp, đặc biệt trong việc xác định lựa chọn, ứng dụng các thành tựu KHCN trong quá trình hội nhập về KH&CN và hội nhập kinh tế quốc tế; số lượng các doanh nghiệp chủ động tham gia các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển cơng nghệ cịn rất hạn chế và chưa thường xuyên. Việc tiếp bước ứng dụng các kết quả nghiên cứu để mở rộng thành các dự án sản xuất thử nghiệm để hồn thiện về cơng nghệ và khẳng định hiệu quả kinh tế - xã hội, mơi trường…, đưa vào sản xuất ổn định cịn chậm, còn thiếu sự quan tâm của chính doanh nghiệp cũng như của các cấp quản lý trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Biện pháp gắn kết mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Phú Thọ) (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)