6. Bố cục luận văn
2.1. Nghệ thuật lồng ghép các cuộc viễn du
Sa mạc được xây dựng với kết cấu đan xen, song song về hai cuộc viễn
du. Đây cũng là sự phân tuyến hai tuyến truyện rất rõ nét của Sa mạc: Hành trình đi tìm miền đất thiên đường của những người dân du mục và cuộc truy tìm mảnh đất tự do của cô gái Lalla. Nếu đặt cốt truyện thứ nhất là A, kể về hành trình của đoàn người viễn du, và cốt truyện thứ 2 là B, kể về cuộc viễn du của cơ gái Lalla thì có thể liệt kê sự sắp xếp các tuyến truyện như sau:
A1: trang 7- trang 83: Câu chuyện của những người du mục. B2: trang 83 – trang 257: Câu chuyện của Lalla
A3: trang 258 – trang 295: Đoàn người du mục vượt qua sa mạc và bắt đầu tìm thấy thành phố
B4: trang 297 – trang 419: Bắt đầu hành trình của Lalla nơi thành phố mới
B6: trang 452 – trang 464: Câu chuyện của Lalla: Cái chết của Radicz A7: trang 465 – trang 477: Hành trình của đồn người du mục: Cái chết của Ma el Ai’nine.
B8: trang 478 – trang 496: Lalla trở về nơi mình sinh ra, sinh con và kết thúc hành trình.
A9: trang 497 – trang 513: Sự kết thúc cuộc viễn du của đoàn người du mục.
Cốt truyện thứ nhất được xây dựng từ cuộc viễn du của đoàn người du mục diễn ra trong khoảng thời gian từ mùa đông năm 1909 - 1910 và kết thúc ngày 30 tháng Ba năm 1912. Câu chuyện kéo dài hơn 2 năm và theo trật tự thời gian tuyến tính, bắt nguồn từ câu chuyện lịch sử có thật của Marốc trong cuộc chiến tranh xâm lược của quân đội Pháp ở đất nước này. Thế nhưng không đơn giản là kể lại lịch sử, Le Clézio đã khéo léo để người kể chuyện giấu mặt trở thành nhân chứng trong cuộc viễn du ấy, khi thì là một cá nhân cụ thể trong đoàn người du mục, lúc lại có cái nhìn tồn cảnh bao qt về cuộc hành trình, khiến câu chuyện khách quan, chân thực, chi tiết mà cũng đầy sinh động và gần gũi.
Trong tuyến truyện này, Nour là “nhân chứng” cụ thể, trực tiếp trải nghiệm cuộc viễn du không kể ngày đêm của đoàn người du mục trên con đường đi tìm miền đất hứa. Câu chuyện kể về một quá khứ đã xa với hành trình đi tìm miền đất mới của đồn người du mục có thời gian, có địa điểm rõ ràng. Le Clézio linh hoạt di chuyển điểm nhìn của người kể chuyện giấu mặt vào nhân vật Nour, tái hiện cuộc hành trình qua con mắt và suy nghĩ của Nour khiến những trang văn không chỉ là sự tái diễn lịch sử mà cịn đầy tính cảm nhận. Người đọc có thể cảm nhận thấy từng giọt mồ hơi, từng bước chân lầm lũi của đồn người, có thể cảm nhận chi tiết âm thanh của gió, của lửa, của nước, và cả những suy nghĩ, những mệt mỏi của con người trong hành trình
ấy. Thậm chí cả mùi của động vật “trộn lẫn với mùi ẩm ướt của cát xám, mùi hăng hắc của khói từ các lị lửa” [8, tr. 13], từng cảnh vật, không gian và sự kiện xảy ra qua cái nhìn của Nour.
Cốt truyện trong tuyến truyện này xây dựng vừa mang tính lịch sử, vừa mang màu sắc huyền thoại, vừa có chất hiện thực nhưng cũng đầy hư cấu. Biên niên thời gian đầu cuối của cốt truyện – sự kiện khá rõ ràng, ghi ngay trong phần mở đầu và cuối câu chuyện, gắn liền với hiện thực cuộc chiến tranh xâm lược của quân đội thực dân Pháp ở Marốc đầu thế kỉ XX là công cụ để nhà văn phản ánh số phận của một cộng đồng, một nền văn hóa sau sự tác động của chiến tranh và những thay đổi của cuộc sống hiện đại. Những người dân du mục ấy bắt đầu hành trình từ thời điểm nào khơng rõ, mãi lang bạt trên sa mạc, lầm lũi, im lặng đi dưới cái nắng, cái gió của sa mạc chỉ nhằm một hướng: hướng đến miền đất hứa, miền đất có nước uống và đồ ăn, một nơi để họ an tâm sinh sống. Thế nhưng mọi nơi họ đi qua đều khơng chào đón họ. Chiến tranh, xung đột xảy ra. Những người con sa mạc bị xua đuổi, thất bại. Và họ buộc phải quay về phương Nam, quay về vùng đất nơi họ bắt đầu. Trong hành trình viễn du ấy, những yếu tố mang tính hư cấu, truyền thuyết về Al Azraq, Người Đàn Ông Xanh, về Mael Ai’nine làm câu chuyện mang tính huyền thoại, thần thánh. Sự kết hợp giữa lịch sử và huyền thoại, hư cấu khiến hành trình của những người du mục như một bản anh hùng ca mang chất bi ai. Trong đó, khơng chỉ là cuộc viễn du, dịch chuyển giữa các vùng địa lí, khám phá thế giới mà Sa mạc cịn tái hiện cả những tập quán, đời sống tinh thần của những con người trong bộ tộc.
Cốt truyện thứ hai là một cuộc viễn du đi tìm hạnh phúc cá nhân và cuối cùng tìm thấy hạnh phúc nơi mảnh đất cội nguồn của Lalla. Hành trình của Lalla diễn ra sau cốt truyện thứ nhất rất lâu sau đó, khơng có lịch đại cụ thể. Tất cả mọi sự việc được cảm nhận qua cái nhìn ngây thơ, tị mị nhưng
cũng đầy thích thú và thân thiện của Lalla. Điểm nhìn của nhân vật Lalla đặc biệt và mang màu sắc siêu thực với cái nhìn “như bằng đơi mắt của một ai khác vùng sa mạc bao la ngời ngời ánh sáng” [8, tr. 113]. Thế giới xung quanh nhân vật này cũng được tái hiện bằng những cảm nhận tinh tế qua mọi giác quan. Hành trình của Lalla cũng là cuộc viễn du của những cảm xúc, của trải nghiệm. Và hành trình của Lalla có nhiều biến động. Chuyến viễn du bắt nguồn từ khát vọng tự do, không cam chịu số phận của cô đã thôi thúc cô lên đường tới thành phố xa lạ, nơi cô chỉ được biết qua những câu chuyện từ ông lão cùng làng, đồng thời có sự tiếp xúc với nhiều người, nhiều cảnh sống. Trong nhân vật đặc biệt này, các yếu tố về truyền thống cội nguồn rất rõ nét. Điều đó thể hiện ngay ở cái tên, ở cách cô ra đời, và trong những chuyến viễn du tâm hồn của cô khi cịn ở khu cư xá. Cuộc hành trình tìm hạnh phúc khắp các vùng địa lí của Lalla gắn liền với hành trình của tâm hồn, của những ý nghĩ ngây thơ, chất phác nhưng rất cao cả về con người, về cuộc sống. Và cuối cùng, hành trình khám phá của cơ trở lại vùng đất mà cơ vốn gắn bó, nơi cơ được sinh ra và luôn được mời gọi trong tâm thức: Sa mạc. Hành trình khám phá thế giới của Lalla (từ thiên nhiên đến con người và xã hội; từ sa mạc hoang sơ châu Phi đến thành phố hiện đại châu Âu) còn được đan xen bởi nhiều câu chuyện khác, xen lẫn giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và ảo, giữa truyền thuyết với cuộc sống, nhằm giải thích cho tuyến truyện thứ nhất, đồng thời kết nối và đồng điệu các ranh giới thời gian, hư thực. Có thể nói tuyến truyện thứ hai này thể hiện rõ nhất sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết viễn du của tác giả khi kiến tạo cách kể chuyện độc đáo với những tình tiết trải dài đơi lúc không đầu không cuối, không rõ nguyên nhân, thời gian hay kết quả.
Nếu cốt truyện thứ nhất tập trung chủ yếu vào hành trình di dân và cuộc chiến của những người sa mạc với quân đội thực dân thì cốt truyện thứ hai lại
mở về một thế giới rất khác, với cuộc sống tiêu dùng hiện đại bắt đầu le lói và hình thành, hấp dẫn con người. Cốt truyện này nối tiếp, đan xen cốt truyện huyền thoại kia, với các tình tiết, các câu chuyện đan xen nhiều hơn, nhưng tất cả cùng hướng về sa mạc. Sa mạc là khơng gian, cũng là điểm đích kết nối hai tuyến truyện, khiến hai cốt truyện như hoàn tồn xa lạ, khơng liên quan đến nhau lại hịa hợp, có lí khơng ngờ. Hai tuyến truyện này song song, lồng ghép vào nhau, đưa người đọc từ quá khứ trở về hiện tại, từ hiện tại tái hiện những điều trong quá khứ và dẫn về quá khứ, tạo thành những vòng xoay ngỡ như đứt đoạn nhưng lại được kết nối lạ kì trong mạch văn bản, đồng thời, dường như có những hình ảnh từ hai tuyến truyện lồng ghép vào nhau tạo ra điểm giao thoa của quá khứ và tương lai mà chúng tơi sẽ phân tích trong phần không gian của chương sau đây. Và điều đặc biệt, trong khi câu chuyện thứ nhất được miêu tả với thời gian lịch đại nhưng ở một quá khứ đã xa, thì câu chuyện thứ hai về Lalla lại kể về cuộc sống gần với hiện đại hơn, nhưng biên niên thời gian lại hồn tồn bị xóa nhịa. Hai cốt truyện đan xen nhưng cách xử lý của nhà văn lại hoàn toàn khác nhau. Cách xử lí hai tuyến truyện có giống nhau chăng là ở cấu trúc vòng tròn, khi các nhân vật viễn du đều bắt đầu nơi sa mạc, lên đường tìm miền đất lí tưởng hạnh phúc cho mình và kết thúc là sự trở về sa mạc. Thế nhưng, vịng trịn ấy chứa đựng những tính chất rất khác nhau, nhất là về lí tưởng và nhận thức nhân vật thu được sau cuộc hành trình của mình.
Nhìn chung, cốt truyện trong Sa mạc với cấu trúc song song, đan xen,
không chỉ là sự song hành hai chuyến viễn du của hai đối tượng trong tiểu thuyết: Cộng đồng du mục và cô gái Lalla, cũng không chỉ là sự song song trong hành trình tìm hạnh phúc của cá nhân và cộng đồng, mà nó cịn thể hiện sự đan xen trong cuộc hành trình địa lí có thật và hành trình tư tưởng của nhân vật. Đây cũng là nét độc đáo trong bút pháp viễn du của Le Clézio. Sự
sắp xếp và bố cục tiểu thuyết với hai hành trình dường như tách biệt, không liên quan kể cả về thời gian và sự kiện này là yếu tố đầu tiên và cơ bản khiến mọi kỹ thuật tiểu thuyết của Le Clézio cần được xem xét kỹ càng hơn. Đồng thời, điều này càng khiến cho cảm quan đánh giá, nhận định về nhân vật, về không gian, thời gian, xã hội trong tiểu thuyết từ phía người đọc mang một màu sắc mới, khác biệt khi xét Sa mạc là hai câu chuyện tách biệt và đọc tách biệt.