CHƢƠNG 4. NHÂN VẬT VIỄN DU : LÃNG MẠN VÀ HIỆN THỰC
4.1. Nhân vật trung tâm của các cuộc hành trình
4.1.1. Nour và cộng đồng người du mục
Nour và cộng đồng người du mục là những nhân vật trung tâm trong tuyến truyện thứ nhất.
Khác với những nhân vật trung tâm truyền thống trong văn học, Nour không được miêu tả tỉ mỉ về ngoại hình, tư tưởng, ý chí,... Cậu cũng khơng là nhân tố chủ chốt hay nhân vật có vai trị quan trọng trong hành trình của cộng đồng mình. Tuy vậy, cậu là nhân chứng của bi kịch dân tộc, đồng thời là trung tâm của cảm nhận trong cốt truyện thứ nhất. Nhân vật Nour được giới thiệu qua tên, độ tuổi, qua cách miêu tả dáng điệu trong hoạt động cụ thể và qua nguồn gốc tổ tiên. Ấn tượng khiến người đọc nhớ về chàng trai này, trước hết ở nguồn gốc xuất thân bên cạnh tên gọi của mình. Và thực sự, khơng chỉ Nour,
mà Lalla hay các nhân vật của Le Clézio đều rất được những người làm nghiên cứu chú ý đến ý nghĩa cái tên và cội nguồn tổ tiên của nhân vật, như một chủ đích định sẵn của nhà văn và có vai trị quan trọng trong việc tạo nên hình tượng, số phận nhân vật sau này.
Trong tiếng Ả Rập, “Nour có nghĩa là ánh sáng ... thể hiện niềm khát khao tự do của những con người bị mất nước và niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp” [6, tr. 116]. Cậu được chú ý bởi nguồn gốc quý tộc của mình: Nour là con trai của người đàn ông mang súng duy nhất trong đồn người, chính là người dẫn dắt hành trình của đồn người du mục đến thành phố Thánh Smara. Còn mẹ của Nour là “Chérifa”, là cái tên đã khiến khuôn mặt Ma el Ainine sáng lên khi nghe đến bởi đó là người “thuộc dịng dõi của Sidi Mohammed, người mà người ta vẫn gọi là Al Azraq, Người Đàn Ông Xanh” [8, tr. 60]. Có lẽ vì nguồn gốc quý tộc ấy, Nour đã gắn mình với sứ mệnh “dẫn dắt bộ tộc vượt sa mạc, tìm miền đất hứa” – tìm kiếm vùng đất khơng thiếu thứ gì. Chân dung cậu khơng được miêu tả tỉ mỉ nhưng được khắc họa qua những nét nổi bật, đặc sắc nhất: “mặt cậu âm u, đen sạm vì nắng, nhưng đơi mắt cậu sáng rực và cả cái nhìn của cậu tốt ra một thứ ánh sáng gần như phi thường” [8, tr. 9], làm vị tộc trưởng dù đang dâng lời cầu nguyện cũng phải chú ý, dừng ánh nhìn của mình nơi cậu trong giây lát. Đồng thời, cậu có một trái tim bao la, hòa đồng với mọi người và nhạy cảm trước thiên nhiên vũ trụ. Trái tim nhân hậu thuần khiết của Nour nhiều lần được Le Clézio thể hiện, như trong cái nhìn với đoàn người hành hương đang đói khát, trong câu chuyện với bà cụ khi tất cả đang xô đẩy, chạy loạn, là sự ân cần, hỏi han khi đoàn người hành hương hồn tồn kiệt sức, tới mức “khơng cịn hơi sức để thương yêu nhau nữa” [8, tr. 275], là niềm hi vọng những người đồng hành của mình bớt đi sự đau đớn,... Nour được xây dựng với con mắt đầy bao dung và trái tim biết yêu thương, trái tim của một người thủ lĩnh.
Câu chuyện và những hình ảnh khốn khổ của đồn người đi trên sa mạc khắc nghiệt được cảm nhận chính từ cái nhìn trực tiếp và những suy nghĩ của Nour. Cộng đồng người du mục được gọi như số chung của các nhân vật trong bộ tộc, những người đang tìm miền đất hứa. Cộng đồng ấy được miêu tả với các cấp độ khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Khi thì là một tập thể người bước đi mệt mỏi, vô định trên sa mạc với những hàng hóa vật dụng cồng kềnh trên lưng, cùng lừa, dê,... trong cuộc hành trình. Họ được miêu tả với nước da đen cháy chung cùng những giọt mồ hôi thể hiện những mệt mỏi, khó nhọc. Khi thì họ được miêu tả với điểm nhấn một vài cá nhân trong đoàn người. Khi thì chỉ là một nhóm nhỏ những người cùng đặc điểm nào đó,… Thế nhưng hầu như lúc nào họ cũng mệt mỏi, vô định, nhiều lo lắng. Những nhân vật này được gọi chung là “họ” từ đầu tiểu thuyết, và tiến hành chuyến viễn du của họ với định hướng từ người dẫn đường – người mà họ gọi là Nước Mắt và được kính trọng, quyền uy nhất. Trong Sa mạc, những người này có thể nguồn gốc vùng miền khác nhau, thế nhưng trạng thái của họ lại đồng điệu, bởi họ cùng trong cuộc viễn du chung mục đích, cùng trải qua cơn đói khát trên sa mạc, cũng sinh tử trong cuộc chiến đẫm máu chống quân đội xâm lược, và cuối cùng, cùng nhận ra ý nghĩa “thiên đường” thực sự cho bản thân và cho những người của bộ tộc mình. Đồn người lữ hành trong Sa mạc không được miêu tả cụ thể về những diễn biến tâm lý trong cuộc hành trình của họ, mà tất cả chỉ gợi lên qua dáng vẻ bề ngồi. Có những lúc họ được miêu tả âm thanh, nhưng đó chỉ là những âm thanh khá vơ định, hoặc chỉ là sự nhắc đến những âm thanh, như lời cầu nguyện, tiếng trẻ con nô đùa,.... Cách xây dựng ấy đôi lúc khiến người ta nghĩ đến đồn người du mục trong sa mạc khơng phải là một nhân vật, mà giống như một phần cảnh quan trong Sa mạc thì đúng hơn. Và những sự kiện, những diễn biến cuộc chiến với đoàn người ấy cũng như một phần câu chuyện trong lịch sử sa mạc.
Nhìn chung, các nhân vật trung tâm của tuyến truyện thứ nhất trong Sa
mạc đều được xây dựng với những phác họa khơng tồn diện và nổi bật, được
miêu tả chung như những đám đông trong một sự kiện. Nhân vật không trở thành trung tâm của sự kiện mà chỉ là yếu tố góp phần trong sự kiện ấy: trong cuộc viễn du tìm miền đất hứa, trong những cuộc chiến thương vong chống lại quân đội thực dân. Ngoài Nour và Ma el Ainine là những nhân vật có tên riêng, được miêu tả có hình dạng và tính tình, thì rất hiếm nhân vật trong tuyến truyện đầu tiên được miêu tả cụ thể. Một số ít được miêu tả thêm về hình dáng, tính cách thơng qua một hình ảnh nào đó, nhưng cũng chỉ là những nét phác thảo. Đa số các nhân vật được xây dựng theo hình tượng đám đơng với ngôi nhân xưng “họ”, “đồn người”, hay có chăng chỉ là những tên gọi chung chung như người dân tộc nào đó, người vùng nào đó, người chiến binh mù,...
Nour và cộng đồng người du mục gắn liền với sự khó khăn, cái nghèo đói, cái khát và sự miên man chạy trốn. Cuộc đời họ còn khổ ải với sự liên miên du hành tìm thiên đường cho bản thân, cho cộng đồng mình. Họ sinh ra trên sa mạc, chết trong sa mạc, và cuối cùng cịn bị xua đuổi khỏi chính q hương của mình. Cuộc viễn du của Nour và cộng đồng của mình đã thất bại. Họ khơng tìm được miền đất hứa, miền đất thiên đường trong mơ của mình để thốt khỏi sự nghèo đó, mặc dù đã có biết bao mồ hơi, xương máu đổ ra trên hành trình của họ. Thế nhưng, cuộc viễn du nào cũng mang đến cho nhân vật bài học và trải nghiệm. Với cộng đồng người du mục, họ cuối cùng cũng nhận ra đâu là nơi mình thuộc về, đâu là thiên đường hạnh phúc thực sự, dù thiên đường đó với họ đơn giản chỉ là nơi trú ngụ, nơi bình yên để sống. Kết quả hành trình đầy gian nan kết thúc với sự tìm đường trở về miền cát trắng, cùng nỗi thống khổ tuyệt vọng của những người du mục trên đường trở về vẫn đối mặt với họa diệt vong, Le Clézio đã bày tỏ cái nhìn đầy nhân đạo thơng qua
sự phê phán chính quyền thực dân tàn độc bắt tay nhau khiến những cư dân sa mạc rơi vào họa diệt vong và cảnh khốn cùng. Ước mơ của những người sa mạc nhỏ bé, đơn giản và chân chính biết bao với một vùng đất thanh bình, nhưng lại trở nên khơng tưởng trong xã hội thực dân và những tranh chấp, bon chen. Đây cũng chính là điều mà nhà văn đau đáu sau những trang viết về hành trình đầy gian nguy, nhọc nhằn của Nour và cộng đồng người du mục.
Câu chuyện của tuyến nhân vật này ở thời quá khứ cùng với sự tồn tại của những nhân vật huyền thoại tự khiến câu chuyện của họ mang tính lãng mạn. Tuy nhiên hình ảnh của họ lại mang màu sắc hiện thực. Hình ảnh những đồn người du mục khô héo trên sa mạc, mong chờ nguồn nước và đồ ăn, những người chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh từ nơi khác nhập đồn, hình ảnh những người chiến binh sa mạc chống lại thực dân,… Đó đều là hiện thực. Trên nền hiện thực đầy khó khăn ấy, giấc mơ tìm vùng đất hứa của họ lại mang tính lãng mạn, khơng tưởng. Tính chất lãng mạn và hiện thực đan xen như cuộc viễn du bút pháp của tác giả.