Cuộc viễn du của Nour và cộng đồng dân du mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của tiểu thuyết viễn du trong sa mạc của j m g le clézio (Trang 33 - 36)

6. Bố cục luận văn

2.1.1. Cuộc viễn du của Nour và cộng đồng dân du mục

Mở đầu tác phẩm cũng là mở đầu tuyến truyện về cuộc viễn du của những người dân du mục. Đoàn người ấy được miêu tả khi đang trong những ngày tháng viễn du, di chuyển qua nhiều nơi trên sa mạc. Đó khơng phải là cuộc phiêu lưu để tìm kiếm những mục đích cao cả thường thấy, mà thực tế, đó là cuộc viễn du để tìm một vùng đất thanh bình. Qua những trang văn miêu tả trải dài, nhà văn giới thiệu về đoàn người du mục với cuộc hành trình “đi mà khơng biết mình đi đâu” nhưng vẫn có một thủ lĩnh, một mục đích xác định. “Họ xuất hiện như trong một giấc mơ nơi chóp cồn cát, lẩn khuất chập chờn trong làn sương cát từ dưới chân họ bay lên… Dẫn đầu đoàn người là những người đàn ông mặc áo khoác bằng len, che mạng màu lam trên mặt.

Cùng với họ là ba bốn con lạc đà một bướu, tiếp theo là những con dê và những con cừu bị những chú bé quấy nhiễu. Những người đàn bà khép lại đoàn người” [8, tr. 7]. Đoàn người ấy đa dạng nhưng cũng được kể chi tiết về nguồn gốc, xuất thân của họ, như những người từ Draa, Tamgrout, Erg Iguidi, Tafilelt, Atlas, Hank,… những tộc người như Ai’t Atta, Cheris, Tubbus,… họ đến từ mọi miền sa mạc, phía bên kia vùng Hamda sỏi đá, phía bên kia những ngọn núi của vùng Cheheiba và Ouarkziz, vùng Siroua, những ngọn núi Ourn Charkourt, cả phía bên kia những ốc đảo lớn của miền nam, của hồ nước ngầm vùng Gourara, với nhiều đối tượng như người dân tộc miền nam, dân du mục, thương gia, chăn cừu, những kẻ cướp, những kẻ ăn mày,… Họ chuẩn bị cho chuyến du hành với lều bạt, đồ đạc trên lưng. Họ đem theo cả gia đình, gia súc,… trong chuyến du hành ấy với mục đích tìm nơi có thể sinh sống. Và trong chuyến du hành ấy, cảnh sắc dường như chỉ một màu cát, màu nắng và sa mạc mênh mông, nhưng khi thì “buốt giá mở ra trên mặt đất đã tắt ngấm” [8, tr. 11], lúc thì kiểu cát “đẩy lùi ánh sáng, [...] xua đuổi nước” [8, tr. 14], lúc thì bằng âm thanh tạo ra thứ nhạc kì diệu, đu đưa, kêu răng rắc hay thứ bầu trời khi thì tỏa sáng như một chiếc gương, yên ả, không mây khơng chim, khi lại có màu xanh đậm đặc, gần với màu của đêm tối,... Và cái thần của Le Clézio ở đây là đã làm nổi bật từng vùng đất sa mạc với những đặc điểm riêng gắn với bầu trời, với động vật, với từng kiểu giọt mồ hơi, gió, cát, ... thậm chí là trong từng thời khắc cảm nhận của con người. Vì thế, cốt truyện khơng có thời gian, địa điểm lại là vùng sa mạc chỉ có gió, cát, nóng bỏng khi ban ngày và lạnh buốt khi đêm xuống, nhưng những hành trình vẫn được đánh dấu thông qua cảm nhận của con người về thế giới ấy.

Có thể thấy, cuộc hành trình mang những nét đặc trưng tiêu biểu của chuyến viễn du: Trong hành trình ấy có đàn ơng, đàn bà, trẻ nhỏ, người lớn. Họ mang theo tồn bộ đồ đạc, gia súc, gia đình của mình trong chuyến hành

trình, tìm những nơi có nguồn nước, dọc đường để nghỉ chân ăn uống, sinh hoạt. Hành trình ấy là chuyến đi của cả một dân tộc, một cộng đồng. Có những người gục ngã giữa đường, nhưng tất cả đều bước tiếp trong sự lầm lũi, im lặng.

Cuộc viễn du cộng đồng mang màu sắc cộng đồng với những sinh hoạt cộng đồng, những bài hát, những giờ cầu nguyện tập thể. Họ ăn bột nhão bo bo trộn sữa đơng, bánh mì, chà là khơ, khi cầu nguyện, họ sử dụng xâu tràng hạt bằng gỗ mun của mình và ngồi xổm trong bụi, chậm rãi, đầu nghiêng về phía trước để cầu nguyện, cầu nguyện trong hàng giờ dài (có những buổi cầu nguyện chiếm đến gần 20 trang văn bản, từ trang 64 đến trang 81). Đồng thời, những nhân vật khác biệt như phụ nữ, trẻ em, đàn ông, người ngang qua đường, người tộc trưởng, chiến binh, ... mỗi đối tượng lại hiện lên với những đặc điểm rất khác nhau trong trải nghiệm viễn du ấy. Những người chiến binh áo xanh luôn bước dài và khơng nhìn tới ai, người nơ lệ thì ln mang những bọc to cùng những bộ quần áo rách bươm, những người con trai ở lều lớn thì mặc quần áo trắng và lam sẫm, những đứa trẻ tóc đỏ hoe với làn da bẩn thỉu, những người dân du mục mới đi chậm rì, bàn chân băng bó trong lớp da dê, người tù trưởng với âm giọng vang dội và ám ảnh một cách kì lạ, có thể vượt lên trên tiếng nói của con người và mọi âm thanh,... Có thể thấy, cuộc viễn du nơi cộng đồng du mục đi tìm vùng đất sống khơng chỉ là hành trình trải nghiệm sa mạc và những khu vực địa lí mới mà cịn là những khám phá chính bản thân cộng đồng, văn hóa cộng đồng để họ hiểu nhau và hiểu chính bản thân mình hơn.

Hành trình của những người du mục ấy gặp trở ngại bởi cái khát, cái đói, mà quan trọng hơn cả là chiến tranh. Tuy nhiên, khác với thể loại tiểu thuyết phiêu lưu, các nhân vật ở đây khơng tìm những chiến tích, đối đầu khó khăn và vượt qua trở ngại. Họ là những con người viễn du. Mục tiêu của họ

vẫn là những chuyến đi khám phá những vùng đất mới để tìm vùng đất cho riêng mình. Họ cố tìm một nơi để có cuộc sống n bình, hạnh phúc. Qua những ngày tháng khó khăn, họ nhận ra được “vùng đất thánh” với họ, vùng đất họ đã trải qua, sinh sống. Đó chính là vùng đất cội nguồn của họ. Hành trình viễn du của cộng đồng kết thúc trong hành trình trở về, cũng là kết thúc tuyến truyện về đoàn người du mục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm của tiểu thuyết viễn du trong sa mạc của j m g le clézio (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)