Cái nhìn sắc sảo, tinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 36 - 41)

Chƣơng 2 CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VÀ CHÂN DUNG TÁC GIẢ

2.1. Cái nhìn nghệ thuật

2.1.2. Cái nhìn sắc sảo, tinh tế

Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn – người đọc „tri âm” của Nguyễn Khải đã nhận ra: “Cái nhìn sắc sảo vốn có từ sớm và khao khát có mặt trong hơm nay – Đối thoại với chính mình và tự phát hiện trở lại – Một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại” của nhà văn [80, tr.114]. Với tiểu thuyết thời kỳ đổi mới,

Nguyễn Khải đã thể hiện một cái nhìn sắc sảo, tinh tế trước những vấn đề hiện thực của cuộc sống con người.

Với “hứng thú nghiên cứu thực tại”, cùng cái nhìn sắc sảo, tinh tế,

Nguyễn Khải đã phát hiện được những biểu hiện tiêu cực cho dù tinh vi và bí ẩn chìm trong những phần khuất lấp của tâm hồn con người. Ý thức đi vào mọi miền tối- sáng của đời sống, cả những khoảng lặng tưởng chừng như yên tĩnh nhưng lại chứa chất trong lịng nó đầy bão giơng để tìm kiếm, phát hiện và trình ra cái diện mạo tinh thần có thực của nó đã trở thành một khát vọng nghệ thuật mãnh liệt thu hút sự chú ý đặc biệt của nhà văn. Ơng thường tránh lối nhìn sự vật hiện tượng đơn giản, đại khái một chiều mà ln cố gắng đứng ở nhiều góc độ để lí giải đối tượng ấy nhằm chạm tới cái “ bề chưa thấy… ở cái bề sâu, cái nhìn bề xa” (Chế Lan Viên). Với sự tinh tế và sắc sảo của mình, nhà văn nhận

ra: “Chiến tranh náo động ồn ào mà lại có cái yên tĩnh giản dị của nó. Hịa

bình mà lại chứa chất những sóng ngầm gió xốy bên trong” [33].

Đó là những cuộc chiến khơng tiếng súng diễn ra bên bàn tiệc đoàn viên vào ngày cuối năm giữa những con người trong một dòng họ; cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt và quyết liệt của những người thuộc chế độ cũ; sự sụp đổ của một trật tự cũ để nhường chỗ cho sự hình thành của một trật tự mới trong Gặp gỡ cuối năm. Với cái nhìn nghệ thuật sắc sảo và tinh tế, Nguyễn Khải đã đem đến

cho người đọc một cái nhìn mới đầy cảm thơng với những người ở “phía bên kia” trong cuộc chiến. Những năm tháng chiến tranh người ta chỉ quen nhìn những con người ở phe đối nghịch với cái nhìn đơn giản đó là những kẻ độc ác, bạo tàn khơng có gì phức tạp ẩn chứa bên trong. Thế giới nội tâm của họ dường như bị bỏ qua, những mặt khuất lấp trong tâm hồn họ không quan tâm đến. Nguyễn Khải đã có một sự điều chỉnh khơng ít trong cách nhìn con người ở “phía bên kia”, những con người mà một thời chúng ta thường quan niệm là những nhân vật tiêu cực, nhân vật phản diện. Trong khi miêu tả và thể hiện, đa số họ được vẽ bằng những đường nét biếm họa hoặc những công thức, giản

đơn, sơ lược, như những cái máy vơ cảm, vơ hồn. Sự nhạy bén, ngịi bút sắc sảo của Nguyễn Khải đã khám phá một hiện thực đa dạng và đầy phức tạp. Trong bữa tiệc cuối năm giải phóng Sài Gịn, các nhân vật hiện lên sống động trước mắt chúng ta trong “cái hôm nay ngổn ngang bề bộn”, mỗi nhân vật phơi bày quá khứ, lí giải hiện tại và cảm nhận tương lai. Ngồi Bình cịn trẻ, Qn, Việt, Q, Hồng đã ở dốc phía bên kia của cuộc đời. Khi đặt các nhân vật vào “hôm nay”, nhà văn không buộc họ miễn cưỡng tổng kết những đúng, sai của đời mình. Ơng soi chiếu vào họ cái nhìn thấu cảm. Từng người họ đã đi con đường riêng của mình, có những sai lầm phải trả giá, khơng cịn thời gian để làm lại; có những suy nghĩ tươi mới như Bình nhưng cần thời gian để kiểm nghiệm; có những cảnh báo sớm về mãnh lực đồng tiền lung lạc họ, nhưng “hơm nay hịa bình” họ đánh mất mình chỉ với số tiền có thể làm họ no ấm hơn những đồng tiền lương còm cõi, hoặc bi kịch hơn, chỉ nhằm giải quyết một khó khăn trước mắt. Đúng như nhận xét của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn: “Ngày hơm nay

đến với truyện của ông, người ta được đến với một thế giới đa dạng hơn, nhiều sắc thái hơn, cái anh hùng xen với cái bình thường, cái đáng căm giận đáng phỉ nhổ khơng thiếu, nhưng cịn bao nhiêu cái đáng cảm động, đáng để tin yêu, nó góp phần làm nên một cuộc sống thú vị có cả tiếng cười lẫn nước mắt” [86, tr.119].

Với cái nhìn hiện thực về con người “chưa thể biết trước”, “chưa thể biết hết” nên khi triết lí về tuổi trẻ, tuổi già, Nguyễn Khải đã đưa ra một cách

nhìn uyển chuyển hơn, đa dạng hơn về con người và cuộc sống:“Thời trẻ người

ta nghĩ rằng có thể thay đổi được nhiều thứ, có thể rút gọn được nhiều thứ. Về già lại nhận ra rằng đời sống có tính bền vững của nó, có tính đa dạng của nó, thay đổi đã khơng dễ, rút gọn lại càng khó hơn. Nhưng tơi chỉ nghĩ thơi chứ chưa dám nói. Phải đến cái tuổi nào đó mới hiểu được rằng con người vốn đa sự và phiền phức nên cách phục vụ nó khơng nên và cũng khơng thể rút gọn trong cái đơn giản được. Vả lại cịn nên vui vì sự phong phú, phức tạp ấy. Nó

phong phú nên nó mở ra, nó phức tạp nên nó hứa hẹn những ảnh hưởng bất ngờ” [49, tr. 269].

Nguyễn Khải có cái nhìn sắc sảo và sâu sắc đối với những khốn khó, bất hạnh của con người trong thời đại mới, đặc biệt là người trí thức nhưng ơng không nhấn mạnh đến hiện tượng “cơm áo ghì sát đất”. Điều mà nhà văn khám phá ra được “con người bên trong con người”. Nếu những nhà văn khác, trong khoảng ba chục năm trở lại đây luôn soi chiếu con người, đặc biệt là những người trí thức ở trong tình trạng tha hóa, hồi nghi giá trị con người của họ, thì Nguyễn Khải trước sau vẫn giữ vững niềm tin vào con người, vào những giá trị của cuộc sống. Qua những con người như Bình trong Gặp gỡ cuối năm; Ông

Hai Riềng, Quân, chị Ba Huệ, Vĩnh trong Thời gian của ngƣời; Cha Thư trong

Cha và con… là những con người mà Nguyễn Khải gửi gắm niềm tin yêu, trân

trọng. Con người hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Khải có cốt cách, có phẩm chất đạo đức và nhân cách được nể trọng - họ trở thành một thứ chuẩn mực trong văn chương và lẽ sống. Họ là những người lặng lẽ sống, lặng lẽ viết; họ là những “hạt bụi vàng” lặng lẽ cống hiến phần tinh túy nhất của bản thân cho cuộc đời.

Cái nhìn đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người, đã chi phối đến những sáng tác tiểu thuyết trong thời kì đổi mới của Nguyễn Khải. Chính vì vậy, con người được nhìn từ nhiều góc độ, được đặt trong nhiều mối quan hệ phức tạp, đa dạng của cuộc sống hiện đại. Sự bất lực, yếu đuối của con người là không thể phủ nhận. Là người “khơng thích nhân vật chỉ đơn thuần một chiều. Tơi muốn nhân vật của mình lớn lên trong sự dằn vặt, mâu thuẫn”. Viết về con

người, đặc biệt là con người trí thức, xốy sâu vào những bi kịch của họ. Ngòi bút của Nguyễn Khải thật sâu sắc, cận nhân tình hơn bao giờ hết. Nhà văn hiểu thấu tình cảm cũng như tâm lí của tầng lớp có mình trong đó, đồng thời cũng nhận thấy cuộc sống hiện tại thật phức tạp, ngổn ngang, bề bộn. Thừa nhận những giới hạn của con người là một nét mới trong quan niệm của Nguyễn Khải

về con người. Các nhân vật của ơng trong q trình vận động của thời gian đã dần cởi bỏ được lớp áo thánh nhân để trở về với vẻ đẹp trần tục của con người. Trong họ vẫn còn niềm tin rất lớn vào chính bản thân mình, vượt qua chính mình là vượt qua tất cả.

Đời sống xã hội chuyển mình từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường không thể tránh khỏi những bước hụt hẫng. Số phận của nhà văn và số phận của một xã hội anh hùng đều ở vào tình cảnh “bĩ vận” như nhau. Nhưng ơng vẫn tin tưởng vào một điều: “Trong cuộc sống đổi thay của nhiều cá nhân sẽ rất bi thảm nhưng số phận của cộng đồng thời sau bao giờ cũng hơn thời trước”. Nhà

văn tin tưởng. “Đời sống cộng đồng là vơ hạn, nó có khả năng lột xác đến vĩnh

viễn. Chỉ mươi lăm năm nữa, tôi tin chắc thế, xã N lại bước vào một thời kì phồn thịnh mới, còn hơn cả những năm oanh liệt xa xơi” [32, tr. 284]. Đó là

niềm tin của một nhà văn có cái nhìn đầy lạc quan và từng trải hiểu rõ thời thế và hiểu rõ mình. Ở giai đoạn trước, Nguyễn Khải cũng nói đến niềm tin nhưng gắn với lí tưởng cách mạng. Giờ đây tuy khơng hồi nghi về điều đó nhưng nó được mở rộng hơn trong giá trị bền vững của đời sống. Chỉ có điều là ở thời đại nào con người cũng biết thành thực với lịng mình và sống đúng với mình. Niềm tin ấy của Nguyễn Khải thể hiện qua những nhân vật mà ơng u mến. Ơng Hai Riềng trong tiểu thuyết Thời gian của ngƣời, sẵn sàng từ bỏ cuộc

sống giàu sang ở đồn điền để trở về Sài Gòn đẩy xe bán bánh bơng lan vì trong con người ơng “Người yêu nước đã thắng người của nghề nghiệp”. Hay Cô

Hiền trong truyện ngắn Một ngƣời Hà Nội lại có một niềm tin vững chắc vào cuộc đời trên cơ sở của sự trải đời và khôn ngoan: “Mỗi thời đều có thời vàng son của nó”. Đó là một niềm tin đẹp đẽ và tươi sáng.

Không chỉ vậy, nhân vật của Nguyễn Khải thường hay tranh cãi, lí sự. Nó suy đốn, phán xét, bình phẩm, biện luận và triết lí. Nhiều khi con người thường rơi vào độc thoại nội tâm, suy ngẫm về thế sự, băn khoăn về những tiếc nuối, day dứt về hồi tưởng để phán xét, tranh luận với chính mình. Như nhân

vật Hồng trong Gặp gỡ cuối năm nhiều khi ta thấy nhân vật như là cái cớ để tác giả bộc lộ rõ rệt về một loại người, một tầng lớp, một lực lượng xã hội nhất định. Nhân vật trong tiểu thuyết Thời gian của ngƣời, Cha Vĩnh, Chị Ba Huệ, Quân, ơng Hai… có mặt trong tác phẩm và giao lưu với nhau đều bằng lí lẽ, nhân vật nói quá nhiều, dù sắc sảo nhưng cũng gây một chút nặng nề cho độc giả.

Trước cuộc sống vốn đa sự, đa đoan, nhà văn thể hiện một cái nhìn đầy sắc sảo và tinh tế mang đầy tính tích cực, tin yêu vào cuộc sống, vào con người. Niềm tin được nhìn nhận ở mỗi con người trong phương diện đời sống xã hội, con người cá nhân với những giá trị của nền tảng đạo đức, giá trị văn hóa tinh thần bền vững. Đó là cái nhìn đầy u thương và trân trọng con người trong trái tim của người cầm bút. Nó giúp ta phân biệt được nhà văn trong lớp lớp các nhà văn khác cùng thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)