Giọng điệu xót xa, cảm thơng chia sẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 96 - 98)

3.2.1.1 .Ngôn ngữ đẫm chất hiện thực đời thương

3.2.2.1. Giọng điệu xót xa, cảm thơng chia sẻ

Hứng thú nghiên cứu đời sống và trải nghiệm cá nhân cùng thái độ tự tin về mình đã đem lại giọng điệu từng trải trong các sáng tác của Nguyễn Khải. Bên cạnh đó, kinh nghiệm cá nhân được thừa nhận và khuyến khích trong văn chương đổi mới đã khích lệ cho giọng điệu này xuất hiện ngày càng nhiều trong sáng tác ở giai đoạn sau này của nhà văn. Trong những sáng tác thời kì đổi mới của Nguyễn Khải, thế giới nhân vật của ông là lớp người nhiều tuổi, lại sắc sảo, thông minh và từng trải, họ có nhu cầu chia sẻ kinh nghiệm. Với vai trò là người kể chuyện, người đã chứng kiến và trực tiếp trải qua những đổi thay thành bại ở đời, ông hiện diện qua những trang viết, là người cầm bút từng trải hay suy ngẫm sự đời, việc người. Đó là một con người ln có nhu cầu được tâm tình trị chuyện, được giãi bày và cả tranh luận, đối thoại để cùng người đọc

chia sẻ và đồng cảm với những trải nghiệm cá nhân mình. Có những lúc người đọc cảm thấy người kể chuyện đến bên cạnh thủ thỉ tâm sự những trải nghiệm, những bài học thấm thía của riêng mình: “Hạnh phúc khơng bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm mà cũng khơng nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó lại hồn tồn khơng dễ” [40]. Luôn hướng về bạn

đọc, chân thành và cởi mở, “hắn” trong Thƣợng đế thì cƣời đã kể lại chuyện

nghề của mình vào những năm 1950-1960: “Những năm ấy, lứa tuổi bọn hắn

mới chỉ trong ngoài 30, là những Đảng viên cầm bút có tính kỉ luật, chỉ viết theo nghị quyết của Đảng, viết theo lời khuyên của cấp lãnh đạo, không chỉ ở cấp trung ương mà còn ở cấp tỉnh nếu bọn hắn về địa phương của họ để tìm hiểu thực tế [50, tr. 52]. Trong lời kể của Hắn, người đọc nhận ra tâm sự muốn

giãi bày của Nguyễn Khải- Một người từng trải nhìn về một thời cầm bút nồng nhiệt cho lí tưởng nhưng lại như có sự hối tiếc cho cái đã mất đi của nghệ thuật. Trong cái tôi tự nhận, đánh giá lại cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của mình, Nguyễn Khải đã đưa mình trở thành đối tượng của văn chương. Bằng cách ấy ông đã tạo được một giọng điệu tự nhiên tâm tình, chia sẻ. Bởi lẽ, khi đem chuyện của đời mình, chuyện về người thân yêu ruột thịt của mình ra để kể thì bản thân nó đã tạo ra sự thân tình tin cậy nơi độc giả. Một giọt nắng nhạt được mở đầu bằng một giọng kể chùng xuống như đang trầm tư hồi tưởng “Cái tuổi mười lăm của tôi nửa vui lại nửa buồn. Việc nước thì vui việc nhà thì buồn” [35, tr. 500]. Đã làm rút ngắn lại khoảng cách giữa tác giả và người đọc, để có điều kiện được tâm tình và chia sẻ với nhau mọi nỗi niềm và suy nghĩ. Giọng điệu tâm tình và chia sẻ với nhau mọi nỗi niềm và suy nghĩ. Giọng điệu tâm tình trong sáng tác của Nguyễn Khải vừa hướng về bản thân để trị chuyện với chính mình nhưng đồng thời cũng hướng về người đọc, trao đổi luận bàn cùng người đọc nỗi niềm và suy nghĩ của cá nhân “Là người biết nghĩ thì đã làm việc

tha thứ và sẵn sàng chịu nhận những lời mắng mỏ, chửi rủa khơng chút ốn hận”[50, tr.183]. Trong giọng điệu tâm tình ấy hình tượng tác giả hiện lên vừa

có chút ngậm ngùi về những lỗi lầm trót gây ra trước đây với khơng ít người thân và bạn bè đồng nghiệp, vừa có cả nỗi hổ thẹn với bạn bè. Cảm thông trước những số phận bất hạnh, mỗi trang văn của Nguyễn Khải trong hồi kí, tự truyện ln có giọng điệu chia sẻ sự ngậm ngùi nên giọng điệu có lúc chùng xuống, trầm lắng: “Những người lương thiện bị những tình huống trớ đẩy họ thành những kẻ phạm tội một cách oan uổng luôn ln làm hắn cảm động, làm hắn tị mị muốn hiểu thêm nữa, nhiều thêm nữa, để thêm một lần được sống lại những tháng ngày bi đát đã thuộc về quá khứ” [47].

Bằng giọng điệu trải nghiệm cá nhân, tâm tình, chia sẻ Nguyễn Khải đã kéo lại gần khoảng cách giữa nhà văn và bạn đọc. Một con người rất gần gũi, luôn mong muốn được chia sẻ, giãi bày cùng bạn đọc những kinh nghiệm cá nhân của bản thân. Đọc văn Nguyễn Khải, người đọc như đang được tham dự vào câu chuyện, cùng chia sẻ đồng cảm với nhân vật và tự tìm lời giải đáp cho vấn đề mà tác giả đặt ra trong tác phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 96 - 98)