Một Con người với nhu cầu tự biểu hiện mình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 59 - 67)

2.1.3 .Cái nhìn giàu tính phân tích

2.2. Chân dung tác giả

2.2.3 Một Con người với nhu cầu tự biểu hiện mình

Tiểu thuyết là thể loại có thể giúp người viết đi tìm thời gian đã mất sống lại những giai đoạn thăng trầm, những dấu mốc trọng đại của cuộc đời mình. Do sự chi phối của tư duy tiểu thuyết, cái tôi của nhà văn được quan sát trong sự bình đẳng với các nhân vật khác và trở thành một kiểu nhân vật. Chúng ta thấy, trong hầu hết các tác phẩm thời kì đổi mới của Nguyễn Khải đều xuất hiện người kể chuyện xưng tôi, hoặc xưng tên “Khải” kể lại chuyện của mình, hay nhân vật Hắn trong Thƣợng đế thì cƣời kể lại cuộc đời viết văn của mình. Có lúc người kể chuyện xưng tên trong tác phẩm với nhiều cương vị khác nhau: có lúc là anh Khải, có lúc lại Chú Khải, đồng chí Khải, thậm chí cịn thằng Khải. Anh Khải, đồng chí Khải là khi kể về bà cô Hiền khơn ngoan của mình một cách thán phục trong truyện ngắn Một ngƣời Hà Nội. Hay đến thăm một người chỉ huy của mình tự giới thiệu tơi tên là Khải…Nhân vật người kể chuyện như được phác họa rất rõ về tiểu sử, tính cách và các mối quan hệ qua bức chân dung tự họa về con người mình. Trong gia đình là người vơ tích sự, trong vai ơng chủ gia đình lại để cho vợ con sống đạm bạc Anh hùng vĩ vận, dưới mắt

các bà chị thì là thằng mất dậy, thằng mất nết, thằng ngố, thằng hơi đần vì mang chuyện nhà ra mà kể Nắng chiều, Đã từng có những ngày vui. Nhà văn lùi ra xa mình để quan sát như một đối tượng- khách quan tái tạo lại cái tơi của mình cả trong ý thức và vô thức, để có thể vạch trần mình, tìm kiếm chính mình, thậm chí hồi nghi về nhân cách của mình.

Trong những sáng tác của Nguyễn Khải, đặc biệt là tiểu thuyết thời kì đổi mới người đọc ln ln thấy thấp thống cái tơi tự thể hiện của hình tượng tác giả. Trong Một giọt nắng nhạt, người đọc có cơ hội tìm hiểu về số phận của

đó trong Thƣợng đế thì cƣời nhưng lúc này là nhân vật Hắn đã bước sang tuổi 75 mà kể lại cuộc đời mình khi cịn nhỏ như mới xảy ra vậy. Người đọc đắm mình trong dịng kể triền miên về gia cảnh, về Hà Nội chìm trong u ám những năm 1945, chuyện về người cha cùng và mẹ già cùng gia đình lớn, về những ngày sống ở Nam Định, ở Hải Phịng, ở xóm nhỏ Vân Hồ; sự vật lộn lo kiếm từng miếng ăn của mấy mẹ con… tác phẩm là cơ hội của nhà văn được sống lại những năm tháng tuổi thơ tẻ nhạt và buồn đau. Tồn bộ kí ức của tuổi thơ, bao nhiêu yêu ghét lẫn lộn được gói trọn trong cái nhìn của cậu bé 15 tuổi. Nguyễn Khải đã làm cái việc mà trước đây ông khơng mấy khi làm, đó là “tự kể về mình”, đem chính bản thân mình là đối tượng của văn chương. Tuy nhiên chúng ta cũng khơng nên q máy móc khi cho rằng cuộc đời của cậu bé Khải ấy hoàn toàn đồng nhất với tác giả. Thực ra đó chính là cái bóng của nhà văn, là cách nhà văn có thể được trị chuyện, được đối thoại công khai với bạn đọc. Con người tác giả ở đây hiện ra với các chi tiết về đời tư, tiểu sử bản thân thời thơ ấu. Dòng hồi ức đã đưa Nguyễn Khải trở về những ngày đầu năm 1945, một Hà Nội u ám của cảnh tượng chết chóc, cướp giật. Chứng kiến cảnh xác người chết đói la liệt, ngổn ngang, những cái xác chết “để vài ngày cũng khơng sình, khơng thối, chỉ khơ đét lại, đen xì, mặt đen, cẳng chân cẳng tay cũng đen và hôi”. Cậu bé 15 tuổi khi ấy cảm nhận: “cái chết của con người đã mất vẻ trang trọng của nó, cái thiêng liêng của nó. Như xác con vật” và “Đi giữa những xác người mà lịng dạ cứ dửng dưng, chết nhiều q nên khơng còn xúc động trước cái chết nữa”. Qua nhân vật người kể chuyện- bé Khải ở tuổi 15, người đọc

thấy hình tượng tác giả hiện diện là một con người trong cái nhìn về đời sống đã có nhiều điều chỉnh. Tiếp tục quan tâm đến số phận con người nhưng trên một góc độ khác: góc độ con người cá nhân, con người đời thường để tìm hiểu, khám phá. Góc độ con người bình thường với những thói tật được nhà văn quan tâm nhiều hơn. Nhà văn nhìn lại con người của mình trong quá khứ với tuổi thơ nhọc nhằn khơng có mấy khi được vui, con người của ngày đầu hội nhập cách

mạng cịn có cái vơ dun nói cười “rồn rảng”. Người đọc có thể nhận thấy sự tỉnh táo của ngịi bút hiện thực Nguyễn Khải trong việc nhìn lại chính mình, khơng thiên vị, khơng tơ hồng, khơng bao che, có sao nói thế, có sao viết vậy. Chính vì lẽ đó mà nhân vật và người đọc khơng thề bị ngăn cách bởi một rào cản nào cả. Đó là một con người cịn có nhiều thói tật đời thường, cũng ngây ngô, cũng hả hê trước thất bại của người khác… và đó cũng là con người rất biết cách khẳng định bản thân mình, ln ý thức được nhân cách của mình.

Xuyên suốt tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của ngƣời, Vịng sóng đến vô cùng, Thƣợng Đế thì cƣời là hình ảnh của những người thân

trong gia đình và những người bạn mà tác giả đã có dịp sống và viết về họ, nhưng đằng sau những trang tiểu thuyết đó, người đọc nhận thấy bóng dáng của một Nguyễn Khải nghệ sĩ, có một gương mặt riêng, cụ thể, có cá tính, có lai lịch tiểu sử, có ý kiến, tư tưởng riêng của mỗi vấn đề đặt ra. Đó là một Nguyễn Khải cũng có nhiều ưu điểm và cả khuyết điểm như một người đời thường. Cũng chủ quan cũng kiêu ngạo, cũng nơng nổi, thậm chí hồ đồ, cũng ngại va chạm hay “né tránh”, cũng “háo danh”, “khôn vặt”. Trong tác phẩm của mình tác giả lấy chính cuộc đời mình làm cơ sở cho sáng tạo nghệ thuật. Tư tưởng của tác giả bao giờ cũng rộng hơn tư tưởng của người kể chuyện. Tuy nhiên trong sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Khải thời kì đổi mới, người đọc vẫn nhận thấy một cái tôi tự thể hiện của hình tượng tác giả khá rõ nét qua người kể chuyện.

Trong truyện ngắn Đất kinh kì, nhân vật người kể chuyện đã khơng giấu cả những toan tính trước lời khen của một người đang thành đạt trong nghề cầm bút nên khi được Hồ Dzếnh khen ngợi: “Nếu được ông Nguyễn Tuân khen tôi thích hơn vì ơng Nguyễn là người đầy uy lực trong văn giới. Được ơng Nguyễn Đình Thi lại càng thích vì ơng là người lãnh đạo hội. Cịn được ơng Tố Hữu khen là nhất vì ơng là Đảng và Chính Phủ”. Ở tác phẩm khác, chúng ta lại có

“Đời viết văn của tơi rất nhạt, là một viên chức nhà nước, ăn lương để viết, khơng nghi ngờ gì nhiều, khơng trăn trở gì nhiều, khơng sóng gió, khơng chìm nổi. Đơi lúc cũng muốn rẽ ngang một tí nhưng rồi mệt q lại khn mình theo dịng chảy, theo dòng mà bơi, bơi cùng đồng đội, vừa an toàn vừa vui vẻ”.

Đằng sau sự bực tức, không kiềm chế được kia, là một nhân cách của một nhà văn giàu lịng tự trọng khơng bao giờ đánh mất mình trước sức mạnh của đồng tiền dù biết rằng thời của mình đã hết. Trong sáng tác của Nguyễn Khải chúng ta thấy rõ đã in dấu ấn của nhà văn. Những kinh nghiệm gắn với những trải nghiệm của nhà văn đã hóa thân vào nhân vật người kể chuyện để suy ngẫm phân tích và triết lí.

Gặp gỡ cuối năm, người kể chuyện trong cương vị “tôi”- nhà văn

Việt, hay qua nhận xét của Bình, chúng ta nhận thấy dịng tự bạch của Nguyễn Khải về chính bản thân mình: “sống nhân nhường mà viết cũng nhân nhượng”, và nhân vật hắn Thƣợng đế thì cƣời lựa chọn nhân nhượng như một cách ứng

xử phù hợp với thời thế để “tìm được cho mình một vùng trời tự do… biết kiềm

chế trong cái chừng mực, câu chữ dùng chặt chẽ, đắn đo… nên mới dành được sự n tĩnh để làm nghề” thì chính hắn cũng chua chát nhận ra hình như mình

khơng có chất nghệ sĩ của những nghệ sĩ thi bá như Hoàng Cầm, Hữu Loan, Nguyễn Tuân…cho nên khi ở bên họ, hắn cảm nhận rất rõ “có mùi khét nồng,

có cả mùi chua gắt của những đời người có lắm nỗi gian truân”. Hắn tự nhận

mình là người “luôn biết tự giới hạn trong cái có thể… khơng có tính cách mạnh, khơng có bản sắc rõ ràng, chỉ là cái rỗng khơng nhưng cái rỗng khơng ấy lại có sức mạnh hút vào nó mọi mầu sắc của cuộc sống mà chỉ những kẻ nhút nhát, yếu đuối, có nhiều khát vọng dang dở mới cảm nhận được”. Hắn

nghĩ mình chưa từng “biết mê muội trong niềm tin của mình biết đi tới từ cái

u cái ghét, là cái văn chương khó chịu, đơi khi cịn rất khó hiểu với người

đương thời”. Hắn trong Thƣợng đế thì cƣời đã làm một cuộc đi tìm chính

cơng hưởng thụ và thất bại, mất mát, vừa là “Giọt nắng nhạt”, vừa là “ánh sáng

chói”, vừa tầm thường, vừa lạ thường vừa phi thường. Hắn hiện ra vừa như là “một nhu cầu tự giải thốt, giãi bày chân thành hiếm có, vừa như nghĩ lại, có ăn năn, hối tiếc, vừa như nói lại những uẩn khúc, oan trái, nghẹn ngào với chút xót xa pha lẫn tự trào. Có những giọt nước mắt chát mặn cho nỗi buồn nhân thế. Có cả tiếng cười lạnh buốt, rách nát như những mảnh băng tan vụn vì cái lố bịch và đáng căm ghét. Như một lời nhận lỗi, một bản tự thú. Lại như một khúc tự trào và giễu cợt thiên hạ” [50, tr. 235]. Hắn “muốn có được cái cơng thức làm nên sự bất tử, cái cơng thức huyền bí của những người gọt tượng xưa có thể khiến các pho tượng gỗ sống lại và trị chuyện rì rầm mỗi đêm, những pho tượng đã trở thành những linh vật tại các đền, phủ, chùa, miếu của một thời”. Đó là cái ước ao kiêu ngạo của một anh thợ đục đẽo tượng gỗ ở làng, và

cũng là một ao ước vơ vọng của chính hắn. Truyện viết thì giản dị, khiêm tốn nhưng ý tưởng chứa đựng bên trong là sự day dứt khôn nguôi. “Chả hiểu bạn

đọc có cảm nhận được những điều khơng thể viết hết của hắn hay không?”. Hắn

lo lắng băn khoăn sẽ khơng có ai hiểu mình, trong lịng hắn ngập tràn nỗi thất vọng vì “lực bất tịng tâm”, khơng có một “giây phút một nhà văn có tài viết được những trang lí thú nhất. Ngịi bút tự lia trên trang giấy, với bao ý tưởng, hình tượng lạ lùng, như khơng cịn thuộc về mình, mình đâu có những cái đó, mà thuộc về thế giới kì ảo phiêu diêu, hiện ra trong phút chốc. Cái phút đó

người trong nghề gọi là phút nhập thần, phút nhập đồng” [50] để làm nên

những tác phẩm bất tử. “Hắn” ở đây là một nhân vật văn học chứ không phải là bản thân tác giả, nhưng người đọc có thể dễ dàng nhận thấy sự tự thể hiện của hình tượng tác giả qua nhân vật hắn. Người đọc nhận ra đằng sau người kể chuyện tự trách mình xưng “hắn”ấy là tâm trạng của một nhà văn cuối đời nhìn lại tự xét mình lẽ ra có thể làm được nhiều hơn những gì đã có. Trong lời tự giễu cợt mình của người kể chuyện hắn, chúng ta nhận ra gương mặt của tác giả có lúc nghiêm khắc nhìn lại những đứa con tinh thần của mình nhưng cũng có

lúc ngây ngất trước những gì mình đã làm được của một đời viết văn hơn năm mươi năm qua. Tự giễu mình cũng là một cách để tự khẳng định mình, phải là một người đầy bản lĩnh và tài năng mới có thể làm được, và nhà văn Nguyễn Khải là trường hợp như vậy. Một nỗi niềm day dứt khôn khuôi của Nguyễn Khải trong những ngày tháng cuối đời nhìn lại những trang văn của mình, ở đó vẫn cịn những khoảng trống, những khao khát của “những điều không thể viết”.

Trong ứng xử và giao tiếp tác giả ln có phương châm “dĩ hịa vi q” dung hòa được các mối quan hệ và quan trọng nhất là để đạt được điều mình muốn, ứng xử linh hoạt không tuân theo các nguyên tắc cứng nhắc mà tùy vào hoàn cảnh thời cuộc trong những chuyến đi thực tế của mình. Với cái hăm hở và táo bạo trong những chiêm nghiệm thời trai trẻ, qua tháng năm dần trở nên chín chắn, đằm thắm và khoan hịa. Khơng cịn nữa thái độ “ngông nghênh, hiếu thắng” với cách “nói lấy được”và “những trang viết kiêu ngạo chỉ khẳng định có một niềm tin, một lẽ sống, rồi dạy dỗ rồi lên án, rồi chế giễu tất cả những gì khác biệt với mình”. Nếu trước kia nhà văn thật chủ quan khi khái quát đời sống, đầy tự tin đến mức tự kiêu khi nghĩ rằng mình có thể “đi guốc vào bụng thiên hạ”, thì nay kinh nghiệm cá nhân và sự từng trải đã giúp ông “một chân trời khác ngoài những chân trời đã biết”và nhận diện “từ cuộc sống có nhiều hệ lụy của mỗi ngày vẫn có thể phát sáng tới vô cùng”.

Với nhu cầu bộc lộ mình trên trang viết, Nuyễn Khải đã khơng ngần ngại khi để cho nhân vật người kể chuyện “lộn trái” bản thân bằng cách đem so sánh văn chương của mình với văn chương của một bậc đàn anh trong văn giới: “văn

anh buồn, chữ nghĩa mệt mỏi, nhưng đã đọc thì khơng thể qn được, nó thấm vào da thịt đến tận bây giờ”. “văn tơi thì khác, người ra kẻ vào ồn ào, nói năng băm bổ, khơng kịp cãi, phải sau đó mới thấy cịn nhiều chuyện phải bàn cãi”.

Lơi tất cả những gì là tầm thường của mình ra, hắn đã tự giễu nhại, giễu cợt vào “những mặt trái”, những “cái chưa được” về văn chương một thời của mình.

Khi kể về bản thân trong gia đình của mình, hắn hiện lên cịn là một người bất bình đẳng với mọi người. Hắn cũng nhẫn tâm, ích kỉ. Tuy nhiên khơng phải ai cũng có thể đem cái xấu, cái yếu của mình ra mà giễu, mà cười cợt.

Tiểu thuyết còn là nơi tác giả tự bộc lộ cả những ý nghĩ có phần đen tối những đấu tranh nội tâm, cả tâm trạng của mình trong những hồn cảnh đầy thử thách. Trong văn học Việt Nam xưa nay không hiếm các nhà văn tự đem mình ra để giễu cười: Tú Xương, Nguyễn Khuyến tự coi mình là những ơng chồng vơ tích sự, ăn bám vợ. Tiếng cười của họ là tiếng cười vào cái vơ tích sự của mình nhưng thực ra đó cũng là cách để các bậc hiền nhân tự khẳng định phẩm chất của mình. Nói như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: phải là người “tự tin, thậm chí

ngạo đời mới dám khoe cái hèn, cái kém của mình ra chứ”[60]. Quả thật

Nguyễn Khải là người rất tự tin, nhìn nhận và đánh giá bản thân. Ở chỗ này, người ta thấy niềm kiêu hãnh của nhà văn trong ý thức về thiên chức cao quý của nghề văn: “Vì một niềm tin mà tơi trở thành người cầm bút, nay vứt bỏ nó, thay vào cái khác thì sẽ trở thành giám đốc, cố vấn, chuyên gia kinh tế chứ đâu còn là nhà văn”. Ở chỗ khác, người viết để cho nhân vật khác chê trách mình, nhưng nói ra những hạn chế, khiếm khuyết của bản thân cũng chính là một cách tự khẳng định mình của tác giả.

Hắn trong Thƣợng đế thì cƣời là đối tượng để tác giả lơi ra mà nghiên

cứu, đánh giá, bình xét theo giá trị của ngày hôm nay. Con người của ngày hơm qua hiện lên trong cái nhìn thấu thị của con người ngày hôm nay. Ẩn khuất ở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)