.Giọng điệu có tính đa thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 108 - 116)

Giọng điệu đa thanh là đặc trưng nổi bật của lời văn nghệ thuật Nguyễn Khải từ sau 1978. Đó là sự kết hợp nhuần nhị giữa các loại giọng, đan xen mà hòa quyện tinh tế, đến mức việc phân tích giọng điệu trong lời văn nghệ thuật của ông chỉ là tương đối, không thể tách bạch rạch rịi được. Tính chất nhiều giọng điệu của lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Khải sau 1978 có được là do cái nhìn hiện thực đa dạng nhiều chiều. Ơng “Không chỉ kể bằng giọng điệu của mình, bằng lời của người dẫn chuyện, tác giả cịn biết biến hóa thành nhiều giọng điệu phong phú khác nhau.. chữ nghĩa của Nguyễn Khải

thường chứa ngầm nhiều ngụ ý và sắc thái biểu cảm khá phong phú”. (Đoàn

Trọng Huy).

Trong giọng điệu của người kể chuyện vừa có cái cay đắng xót xa, vừa có sự giễu nhại mình, chua xót cho mình lại có cả cái chiêm nghiệm suy tư của một người đã từng trải và thấu hiểu. Giọng điệu trong những sáng tác ở giai đoạn sau này của Nguyễn Khải thường chứa đựng nhiều sắc thái khác nhau, có màu sắc tự tin xen lẫn màu sắc hồi nghi, có vẻ tự hào lạc quan lẫn trong ý vị ngậm ngùi, chua chát: “Viết sơ sài thì đừng viết. Viết cẩn thận phải mất khoảng

mười năm. Người sáu mươi tuổi nói về một kế hoạch mười năm nghe mà thương tâm. Nhưng chẳng lẽ bỏ. Vài ngàn trang ấy là nước mắt, là tiếng nói của cả một thời. Một thời ồn ào, chói lọi chỉ vì cái khổ của một người mà hóa ra nhịe nhoẹt trong cái mênh mông của lịch sử. Nụ cười của vợ con, của đàn cháu nói thế mà đắt, rất đắt” [53, tr. 402].

Giọng điệu đa thanh cũng là đặc trưng nổi bật trong các tiểu thuyết của Nguyễn Khải. Cùng một tác giả, giọng nhân vật, giọng người kể chuyện với nhiều sắc thái, âm điệu khác nhau- có lúc pha trộn lại có lúc tách rời riêng biệt, có đối thoại, độc thoại, có ngơn ngữ trực tiếp, ngôn ngữ nửa trực tiếp...Ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn Khải thường là ngôn ngữ nửa trực tiếp. Có “sự kết hợp đan xen nhuần nhuyễn và tinh tế giữa ngôn ngữ tác giả, người kể chuyện, ngơn ngữ nhân vật, nó tạo nên mối quan hệ qua lại giữa các ý thức, có thể là

đồng tình, khẳng định, có thể là phán đối, phủ định hoặc giễu nhại. Nó là ngơn ngữ đa chủ thể, nhiều giọng điệu. Nó vừa hướng tới đối tượng miêu tả, lại vừa có thể vừa đối thoại ngầm với người khác ngồi đối tượng hoặc đối thoại ngầm với chính đối tượng. Ngơn ngữ nửa trực tiếp chính là ngơn ngữ trần thuật nhưng lại ẩn dưới ngôn ngữ nhân vật.” [42, tr. 548].

Trong Gặp gỡ cuối năm, qua câu chuyện tầm phào của ông Đại trong

bữa tất niên về mấy chiếc răng rụng: “Cái năm tôi vừa tròn bảy chục, một sáng nọ lấy tay sờ đủ hai hàm răng, đếm được băm hai chiếc, mới than: “Người già

mà răng không chịu rụng là hại con hại cháu lắm đấy, ăn hết lộc của chúng nó mà. Nghĩ là nói đùa, khơng ngờ hơm sau rụng luôn một chiếc, tuần sau rụng ln chiếc nữa… Lại sợ q, cịn sống mà mất răng thì sống cũng vơ ích. Sống cốt có cái miệng để ăn, lại khơng ăn được thì chết qch cho rảnh…” [49]. Câu

chuyện của ông lão tám mươi tư tuổi mới nghe qua tưởng chỉ để cười chơi mà nhiều ẩn ý. Người đọc nhận ra giọng hóm hỉnh tự trào của ơng lão Đại ngầm ý: biết già muốn tham cũng chẳng được, nhủ lịng đừng tham nữa nhưng nói thơi chứ có làm được đâu. Giọng chì chiết, mỉa mai của tác giả: mọi hiềm khích ở đời suy cho cùng cũng do tranh giành, giết nhau vì “miếng ăn”, “khơng ăn được thì chết”, thế nên chẳng mấy người già “rụng” để nhường “lộc” cho trẻ.

Trong Thời gian của ngƣời, bên cạnh giọng khách quan của người kẻ

chuyện là giọng của nhiều nhân vật khác nhau. Cả năm nhân vật chị Ba Huệ, Quân, Ông hai Riềng, cha Vĩnh, nhà báo- người kể chuyện đều là những người giỏi lí lẽ. Giọng của nhân vật Quân “đã là người mở đường tất phải chịu đựng trăm ngàn cay đắng cực nhọc, chỉ những người có niềm tin thật mới đủ sức mạnh tiếp tục cuộc hành trình. Bao giờ mà chẳng thế”. Giọng của Cha Vĩnh: Thần học trước kia… là một thần học của một trật tự xã hội được xác lập, trên hết là Thiên Chúa… còn thần học mới là thần học của lịch sử, của loài người với những đau thương và hi vọng… với sự hiện diện của đấng Kitô, con người… nhưng lịng tin ln ln là sống động là dấn theo một lí tưởng nhất

định trong sự lựa chọn thường xuyên để cuộc sống của con người có một ý nghĩa nào đó, thì lịng tin cách mạng gọi hỏi lịng tin của người cơng giáo”. Giọng của Ba Huệ: “Cái danh giá của người là lớn lắm, cái danh giá của người già là đông con nhiều cháu, cái danh giá của người trẻ là khả năng cống hiến cho tương lai. Danh giá của ơng linh mục là một chủ chăn kính Chúa yêu nước. Danh giá của một cán bộ được cấp trên bè bạn thương yêu… đã mất danh giá thì sống cũng bằng thừa… Tơn trọng những danh giá của những người mình tiếp xúc và cộng sự là quan trọng bậc nhất của những người lãnh đạo”. Tất cả giọng đều từng trải, nhưng mỗi người từng trải ở một phương diện cuộc sống khác nhau. Nhưng bên cạnh đó cịn có cả giọng hồi nghi và hài hước, vừa tin lại vừa khơng tin, vì theo chị Ba Huệ thì “Khơng có niềm tin nào hồn tồn mà cũng chẳng có niềm vui nào hồn tồn”. Đơi khi xen vào đó là giọng điệu hài hước, tinh quái của nhân vật “tôi”: “Giám đốc nông trường cao su chiến thắng trong công ti Dầu Tiếng cũng đã cao tuổi. Nghe Quân gọi là anh hai, cách cư xử âu yếm nể trọng như với một người anh trong gia đình. Qn đã ngót nghét sáu mươi, vậy ơng giám đốc này chẳng nhẽ ngồi sáu mươi? Sáu chục tuổi đầu cịn ham hố làm Giám đốc, con người kể cũng lạ. Nhưng ông Hai lại tự giới thiệu là đã sáu mươi sáu, ngót nghét bảy chục rồi. Trời đất … cịn ơng già kia cứ nghiễm nhiên hưởng thụ cái ve vuốt của xung quanh một cách khệnh khạng, một cách dềnh dàng, đưa cặp mắt lờ lờ bà nhìn từng người trong đám chúng tơi, hỏi người này một tí, hỏi người kia một tí, mỗi lần nói xong lại hơi chúm miệng lại, lớp da bao quanh nhăn như cái miệng túi”[49, tr. 628].

Giọng điệu đa thanh qua ngôn ngữ nửa trực tiếp trong các sáng tác ở giai đoạn thời kì đổi mới của Nguyễn Khải khiến người đọc “có cảm giác cùng anh trị chuyện, anh khám phá và ta cũng khám phá”. (Vũ Quần Phương). Với lối trần thuật bằng ngôn ngữ nửa trực tiếp, cùng tiếng nói đa thanh, nhiều giọng “tác giả để tiếng nói mỗi nhân vật vang giọng riêng, đan vào nhau, nhưng “chịu” sự khống chế bởi giọng kể chính của tơi- tác giả” (Vương Trí Nhàn).

Khảo sát những sáng tác của Nguyễn Khải giai đoạn từ sau 1978, chúng tôi thấy rằng cùng với việc đổi mới tư duy nghệ thuật về hiện thực và con người, tạo ra được một tư tưởng nghệ thuật riêng, nhà văn còn tạo được nhiều giọng điệu khác nhau trong các sáng tác của mình, và càng về sau càng biểu hiện rõ. Song, chúng tôi cũng nhận thấy rằng không phải thiên truyện nào của Nguyễn Khải cũng có thể phân biệt rạch rịi giữa các giọng điệu đó. Một giọng điệu kể bao hàm nhiều giọng điệu, là sự ẩn chứa những suy tư, trăn trở, day dứt. Là giọng điệu, lúc sôi nổi, trầm tư, lúc tỉnh táo, khách quan, lúc bông lơn, tưng tửng, lúc nhân ái, đôn hậu, lúc trào lộng, hóm hỉnh…chính điều đó đã làm nên giá trị cho những thiên truyện của Nguyễn Khải và hình tượng tác giả cũng hiện lên thật sinh động trong đó- một con người vừa khoan hịa, thắm thiết, đầy tình thương và niềm tin. Một con người luôn trăn trở trên con đường kiếm tìm nghệ thuật chân chính với mong muốn tạo được một lối đi riêng để ln được “bơi ngược một tí”, “rẽ ngang một tí”.

Có thể nói, đối với sáng tạo nghệ thuật, thời gian và không gian, vừa là một thực tại khách quan, vừa là một sự tự ý thức của con người. Dù sự nhận dạng luôn được khởi đầu từ những cơ sở mang tính chất lịch sử, địa lí, nhưng về mặt bản chất, thời gian và không gian trong tác phẩm văn học là một sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Theo Giáo sư Trần Đình Sử, nhà văn sử dụng thời gian và không gian như một phương diện để tổ chức tác phẩm, đồng thời coi chúng là những hình tượng thể hiện sự cảm thụ của cá nhân mình về phương thức tồn tại của đời sống. Thời gian và không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Trên cơ sở của thời gian và không gian của đời sống hiện thực, nhà văn sáng tạo nên hình tượng thời gian và không gian riêng nhằm bộc lộ những quan niệm của mình về bản thân chúng, đồng thời nhằm phản ánh đời sống theo quan điểm, lập trường riêng của mình. Cũng vì thế mà khơng gian nghệ thuật trong một tác phẩm thường mang tính biểu trưng và tính quan niệm. Do khuynh hướng muốn đi sâu khám phá, tái hiện thế giới tinh thần của con

người thời đại nhiều hơn là tái hiện thế giới đời sống với tất cả những quang cảnh, sự kiện, tính cách xã hội… cho nên thời gian và khơng gian nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải được biểu hiện chủ yếu là thời gian của ý thức, của tâm tưởng. Cũng chính vì thế mà hình tượng tác giả hiện rõ nét trong sự vận động của thời gian và không gian trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải.

Ở đây, chúng tơi nghiên cứu về hình tượng tác giả thể hiện qua thời gian, không gian nghệ thuật trong các tác phẩm của Nguyễn Khải nên luận văn chỉ dừng ở một phạm vi hẹp để làm sáng tỏ vấn đề đang nghiên cứu. Từ sau chiến thắng 1975, đất nước thống nhất, Nguyễn Khải đến với một hiện thực hoàn toàn mới mẻ- hiện thực cuộc sống ở miền Nam sau giải phóng. Thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giờ đây khơng chỉ là chuyện thu non sông về một mối mà đem đến những thay đổi tận gốc rễ về mọi phương diện của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và cả những thói quen trong đời sống thường ngày. Cách mạng cũng đặt ra một cách cấp bách nhiệm vụ xây dựng một chế độ xã hội mới. Đối với các tầng lớp nhân dân và các giai cấp ở miền Nam, đây sẽ là cuộc thay đổi lớn trong suy nghĩ và tình cảm của mỗi người. Đặc biệt đối với những người từng gắn bó sâu sắc với chế độ cũ tất sẽ không tránh khỏi một cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt và quyết liệt. Trước hiện thực đa dạng và phức tạp đó, Nguyễn Khải vốn đã trải qua những năm tháng xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn miền Bắc, qua đó cuộc kháng chiến cứu nước gian khổ, giờ đây lại đối mặt với một khía cạnh mới của hiện thực. Các tác phẩm

Cách Mạng, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của ngƣời đã ra đời trong khung

cảnh đó. Gặp gỡ cuối năm có chủ đề nói về thái độ cách mạng của những con người vốn có sự gắn bó với cuộc sống của chế độ Sài gịn cũ. Cách mạng như một thực tại mới đã thuộc về tất yếu của lịch sử địi hỏi họ phải có thái độ chấp nhận hay khơng đối với việc xây dựng một chế độ mới ở miền Nam giải phóng, khư khư giữ lấy sự ràng buộc bởi quá khứ hay là vận động theo sự vận động tất

yếu của lịch sử. Chiến tranh đã kết thúc, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc sau gần một thế kỉ trong đau thương và anh dũng đã giành lại được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước. Song, ý nghĩa lớn lao của cách mạng, chân lí cách mạng trong nhận thức, trong tư tưởng và tình cảm của con người đã gắn bó sâu sắc với chế độ Sài Gòn cũ là điều Nguyễn Khải rất quan tâm. Làm sao cho những con người đó nhận ra được ý nghĩa nhân đạo của cách mạng và tự nguyện góp phần xây dựng cuộc sống mới, đó là điều quan trọng. Và đây chính là một tiếng nói của Nguyễn Khải vào thời kí này. Khi chiến tranh đã qua đi, sức chi phối của những cuộc chiến tranh cũng lắng lại trong đời mỗi người. Bao vấn đề của cuộc sống nhân sinh lại cuốn hút sức tìm tịi khai phá của ngịi bút Nguyễn Khải. Tình yêu nghề nghiệp, những chuyện của cá nhân, biết bao vấn đề đặt ra bởi “Mỗi đời người đều có một khoảng thời gian mãi mãi đứng ngun đó, khơng trơi đi, khơng biến mất, chốc chốc lại chớp lên chiếu sáng tất cả” [49]. Nguyễn Khải lại có dịp đưa ngịi bút của mình “đào bới” vào những

nơi sâu kín nhất trong đời sống tâm hồn con người. Đồng thời, cũng vào thời kì này, sau khi cuộc chiến tranh đã chấm dứt, Nguyễn Khải đã có dịp suy ngẫm lại mọi vấn đề và đào sâu vào ý nghĩa còn nhiều điều sâu xa, lấp lánh của cuộc chiến đấu. Từ cuộc chiến đấu với biết bao sự hi sinh xương máu của quân dân ta, ngòi bút của nhà văn đã theo sát, tìm hiểu, rút ra bao ý nghĩa của đời sống. Với Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của ngƣời, Nguyễn Khải đã đưa đến cho

mọi người những vấn đề hôm nay để cùng trao đổi, suy nghĩ và hành động. Suy nghĩ hồi tưởng của bốn nhân vật: chị Ba Huệ- cán bộ huyện, Quân- sĩ quan qn tính báo, bác hai Riềng- cơng nhân cao su và cha Vĩnh có thể coi là một trong những vấn đề như vậy: “Chúng ta đã có những năm tháng sống rất đẹp.

Quãng đời tốt đẹp ấy mãi mãi ánh lên vẻ rực rỡ của nó và cịn soi sáng cho nhiều năm tháng về sau. Trong chúng ta người nào tiếp thu được đầy đủ nhất tinh thần của những năm tháng ấy sẽ đủ sức vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống hơm nay để mãi mãi trở thành một nhân cách đáng kiêu hãnh” [49]. Đó là

ý nghĩa thời gian đã qua để lại cho mọi người hôm nay dù là trong cuộc sống còn nhiều bất trắc vẫn phải vươn lên.

Năm 2002, khi nhà văn bước sang tuổi 70, lúc này ơng mới ý thức nói về mình nhiều hơn. Ơng đã viết cuốn tiểu thuyết Thƣợng đế thì cƣời là tác phẩm

trải dài mang chân dung hình tượng tác giả rất rõ nét trong không gian – thời gian nghệ thuật. Trong Thƣợng đế thì cƣơi, Nguyễn Khải đã viết lại từng

chặng đường trong cuộc đời và trong hành trình sáng tác của mình. Từ câu chuyện hiểu lầm của bà vợ khi ông đã ở tuổi 70, ông dẫn người đọc dần đi vào cuộc đời ông từ lúc nhỏ sống khổ cực như thế nào, rồi ông tham gia cách mạng, tham gia sự nghiệp viết lách ra sao. Trong đó ta như thấy hiện lên dấu chân của Nguyễn Khải trên khắp nẻo đường của Tổ quốc, tới đâu ơng cũng có những tác phẩm ghi lại cuộc sống và con người nơi ấy. Đọc tác phẩm, ta còn thấy cả những gương mặt của người quen, của bạn bè, đồng nghiệp của ông. Với giọng văn của một người từng trải, tác giả chậm rãi suy ngẫm, tâm sự với độc giả về cuộc đời của mình.

Tóm lại, khảo sát hình tượng tác giả trong không gian- thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải, ta thấy mỗi một tác phẩm là một quãng thời gian gắn với một sự kiện lịch sử của đất nước, mỗi một tác phẩm đã in dấu một chặng đường sáng tác của tác giả. Và đây cũng là một

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 108 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)