Giọng điệu tranh biện, triết lí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 101 - 108)

3.2.1.1 .Ngôn ngữ đẫm chất hiện thực đời thương

3.2.2.3. Giọng điệu tranh biện, triết lí

Nhìn trên đại thể, văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 đều có giọng chung thống nhất là khẳng định cách mạng, khẳng định tính ưu việt của thế độ mới, và đường lối lãnh đạo của Đảng, hướng vào ca ngợi cuộc sống mới, con người mới, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng và những con người làm nên lịch sử. Trên cái nền chung ấy, do cái nhìn cuộc sống như một dịng chảy chưa bao giờ hoàn tất, xong xi, cùng với ý tưởng cố gắng tìm ra cái riêng trong sự thống nhất chung, Nguyễn Khải đã đem đến một giọng văn tương đối riêng biệt.

Đó là giọng tỉnh táo khách quan có pha chút lạnh lùng kết hợp với mạch riêng của những suy tư chính luận hay khái quát triết lí về các vấn đề của đời sống cách mạng, về chủ nghĩa anh hùng kiểu mới trong cuộc chiến đấu của mỗi chúng ta.

Sau 1975, trong bước chuyển mình của văn học hiện đại, ngòi bút Nguyễn Khải cũng có sự chuyển biến tích cực và đúng hướng: mở rộng hiện thực, tăng cường chất liệu đời sống nhân sinh và đời tư. Trong sự chuyển biến đó nhà văn thể hiện một cái nhìn nhiều chiều linh hoạt về sự phức tạp của cuộc sống và con người trong đời sống riêng tư thế sự. Trong cái nhìn ấy, con mắt tỉnh táo của nhà văn gắn liền với khuynh hướng “suy ngẫm”, “nghiền ngẫm”hiện thực trong văn xuôi Nguyễn Khải xuất hiện giọng triết lí, suy tư trầm lắng. Dường như, sự trải nghiệm cuộc đời cá nhân nhà văn cùng hứng thú nghiên cứu đời sống đã đem đến những cái nhìn sâu sắc về con người và cuộc sống. Kinh nghiệm đời sống và đời cầm bút thúc giục nhà văn viết như một sự tổng kết. Mỗi tác phẩm của nhà văn như “một cái nhìn lại”, tổng kết lại những được mất của đời người. Đọc văn của ông, ta bắt gặp tiếng nói của một con người mà vầng trán khơng bao giờ thanh thản cịn tâm hồn thì nặng trĩu những suy tư. Chính vì lẽ đó, trong các tác phẩm cả trước và sau 1978, giọng điệu tranh biện triết lí là giọng điệu nổi bật đã làm nên nét phong cách độc đáo trong sáng tác của Nguyễn Khải. Những sáng tác của ông ở giai đoạn đầu, chủ yếu là giọng tranh biện có tính chất giáo huấn của người kể chuyện đứng cao hơn nhân vật, cao hơn người đọc, nhân danh chân chính, lí tưởng của thời đại thuyết giáo về cả vấn đề đạo đức chính trị xã hội. văn của ơng trước đây, như lời tác giả tự nhận xét: “Ngươi ra kẻ vào ồn ào, nói năng băm bổ, chõ vào mặt nhau mà nói,

mà lí sự, đã lí sự thì người đọc khơng kịp thở, khơng kịp cãi, phải sau đó mới thấy còn nhiều chuyện phải bàn cãi”[41, tr. 455]. Từ sau 1978, nằm trong mạch

sáng tác chung của văn học nước nhà, những sáng tác của Nguyễn Khải có sự đổi thay về sắc thái trong giọng điệu. Vẫn là triết lí tranh biện nhưng có cả sự

trải nghiệm cá nhân mà suy ngẫm, triết lí vẫn khơng mất niềm tin nhưng nó có cả nỗi xót xa, ngậm ngùi. Giọng văn của ơng giờ đây đã chùng xuống, ít cao giọng hơn trước và đôi khi rơi vào nước đơi. Giọng triết lí tranh biện của Nguyễn Khải ở giai đoạn sau này hướng về đời sống thế sự nhân sinh với ý thức tôn trọng độc giả, đề cao kinh nghiệm cá nhân.

Bất cứ nhà văn nào khi xây dựng tác phẩm cũng muốn gửi gắm ít nhiều triết lí mà mình thu nhận từ cuộc sống. Vì vậy, giọng triết lí là giọng dễ nhận thấy trong tác phẩm của nhiều tác giả như Nguyễn Minh Châu, Ma văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi… chứ khơng riêng gì Nguyễn Khải. Ở Nguyễn Minh Châu, với cái nhìn của một ngịi bút hiện thực tỉnh táo trong hành trình tìm kiếm đổi mới, ơng đã “chuyển dần những suy nghĩ vốn được thể hiện bằng những yếu tố chính luận trước đây thành những triết lí giản dị mang tính trải nghiệm” (Tôn Phương Lan). Vì thế, bao trùm hầu hết các tác phẩm sau 1975 của ơng là giọng điệu triết lí suy tư. Đến Nguyễn Huy Thiệp, giọng điệu triết lí cũng là giọng điệu nổi bật nhưng nó suồng sã, tưng tửng như không, đôi khi bơng lớn, thậm chí thơ tục bởi nó được đặt vào miệng những nhân vật thường là người ít học. Nếu những sáng tác của Phạm Thị Hoài, nổi bật là giọng triết lí hồi nghi thể hiện qua những suy tư của nhân vật. Thì với Nguyễn Khải, hình như nhu cầu được nói ra những điều mình tâm đắc là một nhu cầu tự thân ở nhà văn này. Vì thế, nổi bật trong những sáng tác của ông là giọng điệu tranh biện triết lí. Khơng phải ngẫu nhiên mà tuổi tác các nhân vật của Nguyễn Khải sau 1978 phần nhiều là những người có học, có tri thức và sự từng trải. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà tuổi tác các nhân vật của ông cứ tăng dần lên theo thời gian. Điều đó cho thấy học vấn, tri thức, sự từng trải là điều kiện khơng thể thiếu để con người có thể ý thức và tự ý thức một cách sâu sắc về bản thân cũng như về cuộc sống. Với Nguyễn Khải, nhu cầu được chia sẻ, bàn luận, triết lí về những vấn đề đặt ra trong hiện thực luôn là một trong những nhu cầu tự thân ở

nhà văn này. Ở khía cạnh nào của đời sống cũng gợi lên trong ơng những triết lí.

Giọng điệu tranh biện triết lí là giọng chủ yếu trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Khải. Nhưng từ giọng điệu này, ta vẫn nhận ra mỗi tác phẩm lại có những sắc thái giọng điệu riêng. Cùng mang âm hưởng chung là tranh biện triết lí nhưng ở mỗi tác phẩm lại có sắc điệu riêng. Trước sức mạnh vạn năng của đồng tiền, nhà văn để cho một bà lão ít học, đã gần đến cái dốc bên kia của cuộc đời triết lí. Chúng ta đã biết đến sức mạnh của đồng tiền có thể đổi trắng thay đen, nhưng chúng ta cũng khơng khỏi giật mình, lo sợ khi chính bàn tay sạch sẽ của mình cũng có thể nhuốm chàm bất cứ lúc nào. Đã có một thời gian dài, chúng ta sống hết mình cho lí tưởng, luôn hô hào cho cái chung của cộng đồng trong suốt mấy chục năm chiến tranh, những tưởng tưởng đó mới là một cuộc sống có ý nghĩa, cho đến khi đất nước hịa bình mới hiểu cuộc sống khơng hề giản đơn như vậy. Cuộc sống thường ngày, luôn gắn với những lo toan thường nhật, những nỗi lo lắng thiết thực. Họ không chấp nhận cuộc sống phải hòa tan vào cái chung, trở thành một khối đồng nhất. Cái giọng triết lí ấy của Nguyễn Khải đã giúp chúng ta có cái nhìn sâu hơn vào mn mặt của đời sống và nhận ra được tính chất phức tạp của nó. Cách nhà văn triết lí về hạnh phúc thật bất ngờ và cũng đầy tính thuyết phục. Thì ra hạnh phúc khơng phải là thứ có thể dùng tiền bạc hay quyền lực là có thể đạt được. Nó rất chắc chắn xong cũng rất đỗi mong manh, nhận được ra nó là điều đã có, bởi khi mất đi sẽ chẳng thể tìm lại được. Ở một tác phẩm khác, nhà văn cũng triết lí về hạnh phúc, nhưng cách triết lí đã mang màu sắc khác:“Hạnh phúc không thể chia bớt với ai khác, bất

hạnh cũng thế, phúc ai nấy hưởng, tội ai nấy chịu, mỗi người là một nấm mồ với niềm vui và nỗi đau của riêng họ” [47].

Có lúc giọng triết lí có pha chút hồi nghi khi nhà văn triết lí về cách làm người: “Làm người khó nhi? Sống tẻ nhạt sống không màu sắc, lẫn lộn với đám

sóng gió bất chợt, có thể bị nhấn chìm khi chưa kịp làm một việc gì cho đắc ý”[41, tr. 255]. Khơng băn khoăn và hồi nghi sao được khi cuộc sống vốn đa

dạng nhiều chiều. Nhiều lúc cũng muốn “bơi ngược một tí”, “rẽ ngang một tí”, nhưng chính bản thân nhà văn đã nhận ra “bơi cùng đồng đội vừa an toàn, vừa vui vẻ”. Nhưng theo ơng: “Một đời người cái bình thường chiếm đến hai phần

ba, ba phần tư nên cái khơng bình thường mới là hiếm, là q. Nó có khả năng gieo mầm vào tương lai bởi sự sống trong nó ln là mãnh liệt, là triệt để”

[49], và “Gót chân Asin mãi mãi là một bi kịch của con người. Con người chỉ mạnh nếu trong hành động nó buộc phải lộ ra cái nhược điểm dễ bị giết chết, nhưng nó vẫn phải hành động”. Những triết lí đó chính là sự chiêm nghiệm của bản thân Nguyễn Khải về cuộc sống. Dường như nhà văn đã hóa thân vào nhân vật, cùng trao đổi với nhân vật về những vấn đề của cuộc đời bằng tư tưởng của mình. Triết lí buồn nhưng vẫn mãnh liệt một niềm tin vào cuộc sống, nó góp phần khu biệt Nguyễn Khải giữa lớp lớp những nhà văn thời đổi mới.

Đối tượng Nguyễn Khải quan tâm trong các sáng tác của mình thường rất rộng, có khi là những vấn đề rất lớn lao như chính trị, xã hội, tơn giáo… “Các tơn giáo phải tự giải phóng ra khỏi cái ám ảnh về tinh thần…, người ta chỉ đến với tơn giáo bằng tình u, bằng trái tim, bằng sự suy ngẫm cao cả để cuộc sống của bản thân được trở nên siêu việt” [49], đó là những triết lí về những

điều cao siêu thuộc thế giới tâm linh của con người. Nhưng nhiều khi nhà văn cịn triết lí cả những điều bình thường trong cuộc sống hàng ngày: “Đồng tiền do may mắn mà có, do thời thế đổi thay mà có, rất dễ làm mầm mống của nhiều tai họa. Vì người có tiền chưa kịp học cách tơn trọng đồng tiền, sai khiến đồng tiền”[35, tr. 355]. Chính vì thế, triết lí của nhà văn khi thì cao sang: “con người là một sự vật không bao giờ tự hạn chế trong những cơ cấu sinh lí ln ln nó muốn vươn tới cái tuyệt đối hay vơ biên, cãi vĩnh cửu là những mục tiêu mãi mãi con người không thể đạt tới” [49]; khi lại bình dị “được no đủ hàng ngày, được đồn tụ mỗi ngày, được sống tốt hơn những ngày tới và được chết bình

yên bên người thân là điểm xuất phát của mọi đạo giáo, mọi chủ nghĩa của nhân loại”. Thậm chí là những triết lí đời thường dường như ai cũng có thể

nhận thấy: “chuyện tình u khơng thể nói mãi. Chuyện làm ăn cũng khơng thể

lúc nào cũng nói. Chỉ có chuyện con cái là có thể nói được với nhau mọi nơi,

mọi lúc, nói một đời vẫn cịn chuyện để nói” [42, tr. 164], hay “những người

giàu quá và những người no quá làm sao biết vui khi cầm tiền, biết vui khi được ăn một miếng ngon” [42, tr. 276].

Nguyễn Khải là cây bút đã gây được sự chú ý đặc biệt của người đọc nhờ giọng điệu tranh biện triết lí. Với sự từng trải của mình, những trang văn của ông giúp người đọc học được nhiều điều bổ ích cho cuộc sống của mình, mở ra một “túi khơn” cho cuộc sống. Giọng điệu triết lí có khi là của tác giả, có khi là của nhân vật, có lúc lại xen kẽ giữa giọng tác giả với nhân vật tạo nên những sắc điệu phong phú của giọng văn triết lí Nguyễn Khải. Nhân vật Hắn trong

Thƣợng đế thì cƣời, sau khi tiếp xúc với nhân vật K- Bí thư huyện ủy của một

huyện tại kì họp thứ hai, Quốc hội khóa VIII, đã rút ra kết luận có tính khái qt ở tầng triết lí: “Sống là phải cảnh giác, chớ vội tin vào những lời nói quá đẹp mà chết có ngày”. Bởi lẽ: “Đã là con người, lại là người đang sống ở một thời

mọi cơ chế bao cấp dần dần bị vứt bỏ để chuyển đổi tất cả thành hàng hóa, tất cả đều có thể mua vào và bán ra một cách tự do dẫu có nhiễm phải thói xấu của nền kinh tế thị trường cũng là chuyện tất nhiên, chuyện bình thường” [50, tr.

284]. Cơ chế thị thường cùng với những mặt trái tàn khốc của nó đã cuốn đi khơng ít những nhân cách sống của con người, làm thay đổi nền nếp gia phong trong mỗi gia đình, định liệu lại các tiêu chuẩn giá trị của xã hội. Là nhà văn hiện thực tỉnh táo, nhưng trước những đổi thay của xã hội nhà văn không khỏi trăn trở, ưu tư. Qua giọng điệu tranh biện triết lí, người đọc thấy hình tượng tác giả hiện diện trong cái đau đáu của một tâm hồn nghệ sĩ, nỗi dằn vặt và cả chút xót xa tiếc nuối trước những cảnh đời ông bắt gặp.

Vẫn biết cuộc sống nhiều khi có thể mất tất cả chỉ vì mình qúa tin, vậy mà là một nhà văn hắn vẫn giữ niềm tin, hắn tin tất cả những ai hắn gặp và những gì hắn biết. Gặp một kẻ may mắn, hắn nghĩ: “Hắn vẫn biết ở đời này những người gặp quá nhiều may mắn thường là những kẻ tầm thường trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn nghệ, khoa học. Họ đi bằng chân của người khác, và đã có nhiều người dọn quang mọi chơng gai trên đường thăng tiến của họ”[47]. Qua giọng điệu triết lí của nhân vật hắn, ta thấy hình tượng tác giả

hiện diện là một người có cái nhìn hiện thực tỉnh táo, một con người nhiều lí lẽ, lắm ý kiến.

Giọng điệu triết lí trong các sáng tác của Nguyễn Khải thường có nhiều sắc thái tình cảm: khi sơi nổi trang trọng, khi mỉa mai giễu cợt, lúc ngậm ngùi thương cảm. Đối thoại với bạn đọc, đối thoại với bạn văn, tác giả thẳng thắn đưa ra lời nhận xét khách quan nhưng cũng ẩn chứa cái sắc thái giễu cợt nhẹ nhàng như khiêu khích: “Ngồi nói chuyện với các bậc đàn anh Hữu Loan, Hoàng Cầm, tuy hắn rất ngưỡng mộ tài thơ của các anh ấy nhưng vẫn hơi khó chịu khi tiếp xúc. Ở hắn có cái sạch sẽ, cái chừng mực của một viên chức. Ở các anh ấy có mùi khét nồng, có cả mùi chua gắt của những đời người có lắm nỗi gian truân”[50, tr. 157]. Hay trong lời của cậu con trai “Đừng có nghĩ một nước

đã vẻ vang thì muốn đối xử với người dân như thế nào cũng được. cũng như ơng bố đã vẻ vang thì có thể bắt vợ con làm tơi làm tớ cho mình cũng vẫn được. Nghĩ thế là nhầm có thể” [47]. Lời chất vấn khá mạnh dạn, thẳng thắn ấy đã

khiến người đọc không thể khơng chú ý. Thì ra vấn đề mà lớp trẻ quan tâm không chỉ miếng cơm manh áo như ngày trước mà là cái quyền của con người: quyền dân chủ.

Khi triết lí về sự thay đổi của thời thế, của con người, sự đảo lộn của mọi giá trị, mọi chuẩn mực của xã hội, giọng điệu của Hắn thấm đẫm một nỗi buồn chua chát “những người có tiền, có quyền coi thường Hắn, khinh rẻ hắn, dầu hắn là một đại tá, lại là một nhà văn,” “người sống ngay thẳng thật thà ngày

một hiếm, người sống mưu mẹo, dối trá ngày một nhiều, con dối cha, vợ dối chồng, trò dối thầy, cấp dưới dối cấp trên, dân chúng dối nhà nước và ngược lại”[50, tr. 354]. Đó là suy tư mà cũng là trải nghiệm đầy xót xa, cay đắng. Thì

ra trong xã hội này, chỉ những kẻ có tiền có quyền mới được tơn trọng. Thời thế đổi thay, phải chăng giá trị của con người cũng thay đổi theo. Viết Thƣợng đế thì cƣời, Nguyễn Khải ln có nhu cầu nhận thức lại và niềm tin vào kinh

nghiệm cá nhân. Trước đây, Nguyễn Khải cũng triết lí nhưng là triết lí cao giọng, dạy đời. Từ sau 1978 trở lại đây, giọng điệu triết lí ấy đã trầm xuống nhờ sự gia tăng phần chiêm nghiệm về các giá trị nhân bản phổ biến, quan tâm đến con người đời tư. Nhưng cũng có khi nhà văn cao giọng, đó là cái cao giọng của một kẻ ý thức được mình, thấy rõ giá trị và vai trị của mình trong đời sống xã hội và trong ngay chính gia đình mình: “Hắn khơng sợ người vợ bị bắt nạt sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 101 - 108)