Giọng điệu trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 95 - 96)

3.2.1.1 .Ngôn ngữ đẫm chất hiện thực đời thương

3.2.2. Giọng điệu trần thuật

Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Nó tạo nên phong cách riêng của mỗi nhà văn và đó chính là nét khu biệt giữa nhà văn này với nhà văn khác. Giọng điệu trong tác phẩm gắn liền với nhãn quan nghệ sĩ cụ thể mang nội dung khái quát nghệ thuật phù hợp đối với đối tượng thể hiện. Giọng điệu là một yếu tố đặc trung của hình tượng tác giả trong tác phẩm. T.Sê Khốp đã từng phát biểu “Nếu tác giả nào đó khơng có lối nói riêng của mình thì người đó khơng bao giờ là nhà văn cả”. Ngay chính bản thân Nguyễn Khải

cũng nhận ra sự quan trọng của giọng điệu trong tác phẩm văn học: “Thông thường câu chuyện là của đời, giọng kể là của hắn, hắn đến với bạn đọc chủ yếu là nhờ vào giọng kể, nó là từng trải, là nỗi niềm, là tâm sự, là cái vui và cả nhiều cái buồn suốt một đời của hắn. Giọng kể chính là cái hồn của hắn đã nhập vào chữ nghĩa, nhịp điệu để được đi sóng đơi với bạn đọc cho đến trang cuối cùng của cuốn sách” [50, tr. 351].

Với quan niệm nhà văn là người bạn gần gũi của độc giả và văn chương là cuộc trò chuyện lớn giữa nhà văn và bạn đọc về những vấn đề của đới sống, văn chương không chỉ là bức tranh miêu tả đơn thuần mà cịn là sự tái hiện lại chính bản thân đời sống trong sự đa dạng và phức tạp của nó. Với một giọng điệu riêng, Nguyễn Khải đã làm gần lại khoảng cách giữa nhà văn với bạn đọc, giữa thế giới của nhà văn với hiện thực cuộc sống mặt khác tạo ra một mơi

trường thích hợp để có thể tâm sự, chia sẻ, giãi bày, đối thoại cùng đọc giả một cách dân chủ, cởi mở và giản dị. Theo nhận xét của Nguyễn Thị Bình: “Gắn

với nhu cầu đối thoại, bàn bạc tranh luận, giọng văn của Nguyễn Khải là giọng đa thanh, trong lời kể thường có nhiều lời kể, trong một giọng kể bao hàm nhiều giọng, màu sắc tự tin xen lẫn mầu sắc hoài nghi, vẻ tự hào, lạc quan lẫn trong ý vị ngậm ngùi chua chát. Điều đó tạo thành mãnh lực ở nhiều trang viết”. Giọng văn của ông thường biến báo linh hoạt theo các tính cách, theo

dịng suy nghĩ của nhân vật. Có lúc là giọng cà kê dân giã khi miêu tả đời sống, có lúc là giọng triết lí tranh biện khi tranh luận, lại có lúc ngẫm ngợi suy tư khi miêu tả số phận, cuộc đời hay tâm lí nhân vật…Nhìn chung, trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật Nguyễn Khải đã tạo ra một giọng điệu riêng cho những sáng tác của mình mà khơng hề bị hịa trộn hay hịa tan trong bản hợp âm đa thanh của văn xuôi hiện đại. Trong những sáng tác tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải, người đọc có thể nhận ra giọng điệu trải nghiệm cá nhân, tâm tình chia sẻ có lúc cà kê, dân giã, giọng hài hước tự trào và giọng điệu có tính đa thanh thể hiện hình tượng tác giả.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)