Một người trải qua nhiều biến động hiện thực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 47)

2.1.3 .Cái nhìn giàu tính phân tích

2.2. Chân dung tác giả

2.2.1 Một người trải qua nhiều biến động hiện thực

Với Nguyễn Khải, “hiện thực của ngày hôm nay” luôn là mối quan tâm trăn trở của ông khi cầm bút. Vì thế, trong tự truyện của Nguyễn Khải, ta thấy tuổi trẻ của ông thật khổ cực, oan ức, và đầy tủi nhục. Khổ có thể chịu được, chứ oan ức thì nhớ suốt đời, hận suốt đời. Mà số phận éo le. Giá cứ thuộc hẳn

lớp cùng dân thì đi một nhẽ. Đằng này là một giọt máu nhà quan, nhưng lại là một giọt máu rơi. Chính vì thế, khi viết tiểu thuyết: Thƣợng đế thì cƣời năm 2005 lúc đó Nguyễn Khải đã bước vào tuổi 75 trước khi tác giả qua đời 3 năm, ơng viết về tuổi thơ của mình thẫm đẫm niềm thương cảm chua xót đầy mà mỗi lần nghĩ đến trái tim tác giả như thắt lại, mà không biết giãi bày thanh minh cùng ai cho thấu hiểu. Nỗi buồn tủi đó nó như chìm sâu trong lịng tác giả, để rồi dịng thời gian có lúc dừng lại để ngắm nhìn chặng đường đã qua mà như cảm thấy mới xảy ra với mình vậy. Một nỗi đau mang tiếng là thằng ăn cắp, trong khi đó lấy cắp của người khác chưa từng là một ám ảnh trong hắn tại sao nó lại biến hóa vào giấc mơ của hắn. Phải chăng đó là ám ảnh phạm tội thời thơ ấu của hắn. Những người gây nên nỗi ám ảnh dai dẳng này là bố mẹ và anh em trong gia đình hắn đồng thời cả ông anh rể hắn. Một đời người sắp khép lại nhưng chưa lúc nào hắn qn được tịa án gia đình ngồi quay quanh cái bàn ăn trong ngồi nhà cổ của phố Hàng Nâu, Nam Định, và cái giọng lên án lạnh lùng của bố hắn: “Tại sao mày lại lấy tiền của các chị mày…” và bà mẹ già nói nhỏ nhẹ trong cái nhếch mép hơi cười: “con thiếu tiền sao khơng nói với mợ? Hay

là đẻ con cần tiền?”- người mẹ nói vậy trong cái mỉm cười vì người mẹ này đã

hiểu và biết con mình khơng có lỗi trong đó mà lỗi ở đây chính hắn cũng hiểu rõ: “Hắn đã nhận ra cái tội của hắn không phải là ăn cắp mà là cái tội khó nói

hơn, cái tội là con thêm con thừa, đứa con khơng mong đợi của ơng bố vì chót mê say thêm một người đàn bà mà có đứa con thêm này” [50]. Phải chăng đó là

tội của người lớn chứ hắn khơng có tội gì trong cái lỗi của họ cả, nhưng nỗi ám ảnh đó đã hằn sâu trong tâm trí hắn. Những trải nghiệm cay đắng thời niên thiếu đã có vai trị quan trọng đối với đời văn và cái nhìn đời của Nguyễn Khải.

Những trải nghiệm cay đắng thời niên thiếu đầy éo le tủi nhục kia có vai trị quan trọng, nếu khơng nói là quyết định, đối với đời văn của Nguyễn Khải: hiểu đời hiểu người cũng đi từ đó mà ra, khơn ngoan, lọc lõi cũng ở đấy, yêu ghét khinh trọng cũng ở đấy, hèn nhát nhẫn nhục cũng ở đấy mà khẳng khái tự

trọng, thậm chí kiêu ngạo tự phụ nữa cũng ở đấy… và cả giọng văn nữa- một giọng văn từ rất sớm đã tỏ ra già dặn lọc lõi, trải đời. Tuy nhiên với cương vị là một người trải qua nhiều những biến động trong cuộc sống, Nguyễn Khải muốn khai thác triệt để vào cái kho tàng kinh nghiệm và cái vốn trải nghiệm riêng của mình. Vì thế hàng loạt các tác phẩm tiểu thuyết ra đời, được ông viết một cách đầy hào hứng. Phải chăng đó là do trải qua nhiều biến động hiện thực cuộc sống nên nhà văn đã hiểu đời, hiểu người hơn thì cũng giúp hiểu mình nhiều hơn? Hay là thế giới bao la, cuộc đời bề bộn, con người thì trăm đấng mn lồi, thơi thì cứ khai thác ln vào cái tơi của mình là ăn chắc hơn cả. Vì vậy, trong lời “Tự bạch” Nguyễn Khải có viết: “ Nếu một truyện ngắn hoặc một cuốn tiểu thuyết chỉ có chuyện của người khơng có chuyện của mình thì mạng sống của nó khơng thể dài hơn một bài báo”[38]. Là một nhà văn được sống, được chứng

kiến cái khoảnh khắc sáng chói nhất của lịch sử dân tộc trong gần hai thế kỉ quả là một ân huệ vô song. Huống chi trong cái chuyển đổi mênh mơng của lịch sử lại có cái đại gia đình nhà mình trong đó, như cái lăng kính hội tụ những yếu tố khó nắm bắt thành những tình huống, những con người, những câu chuyện có tầm vóc nhỏ hơn nhưng cơ đọng hơn. Nhà văn đã chứng kiến những cuộc đời với những vui buồn riêng, cái tâm sự riêng với bao nhiêu nỗi niềm chất chứa, dồn nén từ nhiều chục năm mới có cơ hội hóa thân thành nghệ thuật.

Qua những câu chuyện của ơng có lẽ ai cũng ý thức rằng không thâm nhập cuộc sống thì lấy chất liệu ở đâu mà sáng tác. Hiện tượng “sớm nở tối tàn”, vừa “lóe sáng” đã bắt đầu lập lại mình ở một số cây bút trẻ chứng tỏ họ đang thiếu vốn sống và một bề dày từng trải. Riêng đối với Nguyễn Khải hình như ơng cứ phải đi thực tế mới viết được. Ngô Thảo cho biết Nguyễn Khải giống như một người quen ăn đong: “Anh đi tới đâu viết tới đó. Mọi thứ là ở phí

trước: đề tài, chủ đề, nhân vật, vốn sống…Thật hiếm có nhà văn nào mà tác phẩm lại gắn bó chặt chẽ với những chuyến đi vậy”. Còn Trần Đăng Khoa nhận

dọc đường, qua con mắt ông cũng thành văn được”. Trước khi đi thực tế, trong

đầu Nguyễn Khải khơng có gì cả. Mọi tác phẩm đều có sẵn trong đời sống. Ơng có tài phát hiện vấn đề từ những câu chuyện có thật. Nếu khơng có thời gian đi nghe ngóng, nhặt nhạnh ở thiên hạ, thì lơi mình ra viết…Đi nhiều viết khỏe, còn sống còn đi thực tế để lao vào “cuộc tìm hiểu mãi mãi”, nhờ thế mà sự nghiệp

văn học của Nguyễn Khải rất phong phú về đề tài: Riêng về tơn giáo, ơng có những tác phẩm xuất sắc về đạo Thiên Chúa, đạo Cao Đài, đạo Phật. Ông viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và chiến tranh chống Pôn pốt, về Nông trương Điện Biên, về nông thôn miền Bắc trên con đường tiến lên hợp tác hóa nơng nghiệp cấp thấp, cấp cao, rồi về hiện thực phức tạp của xã hội miền Nam sau giải phóng. Đến tuổi 60 cứ ngỡ ơng đã an phận ở Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc với kinh nghiệm bao nhiêu năm làm báo ông vẫn có thể “hái ra tiền” ở cái đất báo chí ấy, nhưng người đọc vẫn thấy ơng có mặt ở khắp mọi nơi: vừa thấy ông viết về đồn điền cao su Bình Dương, về Thánh địa Tây Ninh, về nơi kênh rạch chằng chịt ở vùng đồng Tháp Mười… đã lại thấy ông xuất bản

Hà Nội trong mắt tôi và những tác phẩm viết về chuyện xảy ra ở mãi đâu Phú

Thọ, ở vùng Thiên Chúa Giáo Nam Định, ở Hà Tây Thanh Hóa, ở Thái Bình, Hưng n, Quảng Ninh… Trên tồn cõi Việt Nam hầu hết các địa phương đều có thể tơn vinh Nguyễn Khải là nhà văn của họ- ông là nhà văn của cả nước. Vấn đề là cần có một “cái dạ dày khỏe để tiêu hóa hết mọi tài liệu đời sống” và “trong cái dữ liệu đời sống, mới mẻ, bao giờ Nguyễn Khải cũng đọc được những tín hiệu phù hợp với cái kênh mạnh nhất của anh”. Có lẽ “kênh mạnh nhất” của Nguyễn Khải là luôn luôn nghiền ngẫm, chiêm nghiệm sự đời để tìm một lối sống phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử và môi trường sống cái mà ông vẫn hay gọi là “hợp thời” là “sự thích ứng với hồn cảnh”. Đối với bản thân Nguyễn Khải, việc xác định đó ln ln là một ý nghĩa “tức thời” rất quan trọng. Là một nhà văn không phải khơng có mong muốn chiếm đoạt quyền tạo hóa để sáng tạo ra một thế giới rất riêng của mình. Nhưng ơng cũng biết tự

trọng sức của mình để giới hạn vào trong những cái có thể làm được. Ơng cho biết: “khi chưa vươn tới cõi ảo thì tơi đặt hết mình vào cõi thực…chả hơn cao

thì chưa với tới, thấp thì khơng thèm quan tâm, về già rút lại tay trắng, là một kẻ vô danh với những mơ mộng hão huyền, có hối tiếc cũng đã muộn”. Đấy

chính là cách để ơng soi mình trong bóng dáng nhân vật một cách chân thật và thẳng thắn nhất; nói cách khác khơng có cách nào trị chuyện với mình tốt hơn thế, phù hợp hơn thế.

Trong Gặp gỡ cuối năm, đại biểu cho ý thức xã hội cả hai phía, trong

khơng khí gia đình gặp mặt chờ đón giao thừa “thật tự do thật trí thức”, họ nói với nhau đủ thứ chuyện, bộc bạch cả những nỗi niềm thầm kín, bàn bạc tranh luận để đi tới chỗ bày tỏ một thái độ chính trị dứt khốt trước cuộc sống. Đối với những người “thua cuộc” con đường sống của họ là lựa chọn để hịa nhập, thích nghi với trật tự mới, vì họ khơng thể sống mãi trong tâm trạng mặc cảm “bị dồn đuổi bị thua cuộc”, sống như vậy dằn vặt nhục nhã lắm. Đối với người “thắng cuộc” cũng phải chọn một nhân cách sống cao cả, sống trong đam mê, trong cống hiến, trước hết là đấu tranh để loại bỏ đồng tiền và quyền lực ra khỏi tính tốn cá nhân, vì “ một người hám tiền và hám quyền lực sẽ dẫn đến mất cả cách mạng lẫn Tổ quốc”. Nhân cách sống ấy, xét cho cùng cũng là một thái độ chính trị, cao hơn là lẽ sống của người trí thức chân chính. Tóm lại, trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải chân dung tác giả hiện lên là một con người trải qua nhiều biến động hiện thực. Chính điều này đã để lại những hồi ức khó quên trong lòng nhà văn, để mỗi khi tác giả nghĩ lại lòng tác giả lại một lần quặn đau.

2.2.2 Một Con người của những mối quan hệ xã hội rộng rãi.

Nguyễn Khải từng tâm sự:“Tơi thích cái hơm nay, cái hôm nay ngổn

ngang, bề bộn” [49]. Vì vậy mỗi tác phẩm của Nguyễn Khải đều đầy ắp chân

dung cuộc đời của những con người mà tác giả đã gặp và trò chuyện đồng thời đã viết về họ. Như vậy qua bốn cuốn tiểu thuyết, chân dung tác giả hiện lên là

một con người có nhiều mối quan hệ xã hội, đặc biệt là những người thân trong gia đình.

Trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm, người kể chuyện xưng “tôi” vừa là

nhân chứng, vừa là nhân vật, vừa là tác giả. Nhân vật tơi có lúc là người kể chuyện khách quan, đứng bên ngoài quan sát, miêu tả, kể lại câu chuyện Gặp gỡ cuối năm giữa những người thân trong gia đình. Bối cảnh câu chuyện diễn

ra ở miền Nam vào thời điểm cuối năm 1975. Cách mạng như một tất yếu lịch sử đã diễn ra khơng gì thay thế được. Trật tự cũ, cơ chế cũ đã hồn tồn sụp đổ thay thế vào đó là một cơ chế mới đang được sắp xếp lại. Sự thay đổi có tính lịch sử quy định số phận của mỗi con người. Tình huống mang tính lựa chọn đạo đức đó chính là điều mà nhà văn đang trăn trở. Nhân vật Tơi có tên Việt đã giới thiệu cuộc gặp gỡ tưởng như chỉ là trị chuyện bơng đùa vui vẻ trước thềm năm mới nhưng thực tế là cuộc đối đáp tự do về một đề tài chính trị- xã hội. Trước hết tác giả - người giới thiệu tự kể về mình qua một thơng báo: “Tôi là người đến đầu tiên trong đám khách được bà chủ mời tới ăn bữa cơm cuối năm”. Lời giới thiệu có tác dụng tạo tính chân thực cho câu chuyện. Người kể

chuyện lúc này tỏ ra là người kể khách quan, anh ta như đang đứng ở một vị trí miêu tả, kể lại cho chúng ta mọi diễn biến của câu chuyện. Người kể chuyện tiếp tục giới thiệu sự có mặt trong buổi Gặp gỡ cuối năm ở nhà chị Hồng đa số là trí thức, lại có đủ cả người chiến thắng và chiến bại. Người kể chuyện không mổ xẻ, tra vấn tâm trạng của cá nhân nhân vật khác nhưng lại cảm nhận được tâm trạng ấy qua những gì họ trao đổi với nhau rồi kể lại cho chúng ta nghe. Có thể nói, nhân vật người kể chuyện bày tỏ thái độ đối với cách sống và mọi người xung quanh chính là thái độ của tác giả. Người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “Tôi” không chỉ xuất hiện trong Gặp gỡ cuối năm mà cịn xuất hiện trong hầu hết sáng tác thời kì đổi mới của Nguyễn Khải.

Trong mối quan hệ, gặp gỡ và trò chuyện với những người nghệ sĩ như Hữu Loan, Hoàng Cầm, Thanh Tịnh, và Hữu Thỉnh, Phùng Quán, Nguyên

Ngọc, Nguyễn Thi. Với nhà thơ Thanh Tịnh- người làm chủ hôn lễ cho Nguyễn Khải, một đám cưới thật đơn giản, “giống như một cuộc liên hoan của cơ quan”. Vì chỉ có “một nồi nước chè khô, thuốc lá Điện Biên, Tam Đảo và bánh kẹo của mậu dịch, cô dâu mặc áo dài còn chú rể vẫn mặc quần áo bộ đội và đi dép râu”. Mối thân tình của Nguyễn Khải với Phùng Quán rất thân thiết nên khi

có dịp gặp người yêu thời trẻ ông đã giới thiệu bạn gái của mình với Phùng Qn “Đây là bạn gái mình”. Chính cái nhìn và đánh giá của Phùng Quán khiến cho hắn mát lịng, vì người bạn này nghĩ khơng ngờ hắn lại có cơ bạn gái xinh đến vậy. Lúc đó Phùng Quán đã là người rất nổi tiếng trong nghề viết văn của mình, Phùng Qn nói “Mình đi từ Hà Nội vào Vĩnh Linh không cần phải giấy

giới thiệu chỉ cần nói Phùng Quán đây, là các barie đều nhấc lên để mình dắt xe vào”, nên ơng rất chịu khó đi và chịu khó viết. Cịn Nguyễn Khải lúc này

mới “bấm được ngón chân và đã đi được vài bước trên lối đi cheo leo dễ trượt

ngã của văn chương”.

Trong mối quan hệ với Nguyên Ngọc- một người bạn đã rất nổi tiếng khi hắn mới bắt đầu được bạn viết và bạn đọc biết đến, thì Nguyên Ngọc được Nguyễn Khải coi như một hình mẫu lí tưởng của thế hệ mình. Mặc dù Ngun Ngọc ít hơn Nguyễn Khải hai tuổi, Nguyễn Khải đã từng tâm sự trong Thƣợng

đế thì cƣời: “Nguyễn Ngọc mãi mãi là nhà tư tưởng của thế hệ bọn hắn, với hắn thế là quá đủ, đủ để xem bạn như một hình mẫu lí tưởng để hắn tự điều chính cách sống và cách viết của hắn”. Đâu chỉ vậy mà nhà văn cịn có một cái

nhìn rất ngộ nghĩnh và trìu mến với Nguyên Ngọc lúc về già “Gương mặt của

Nguyễn Ngọc lúc già đẹp hơn lúc trẻ, đẹp hơn nhiều, tóc thưa đi vầng trán như rộng ra, gồ hẳn lên khiến cái đầu lớn hơn với nếp nhăn khắc khoải, ưu tư nhưng ánh mắt lại bình thản, lấp lánh trong đáy sâu như một thoáng cười”. Đối

với bạn bè ơng ln nhìn bằng đơi mắt cảm thơng, trìu mến, ơng cũng khơng thần thánh hóa các bạn văn của mình. Sau bao năm xa cách ơng mới có dịp gặp lại những người bạn của mình, nhưng ơng thấy thái độ của họ rất ghét và giận

mình lắm. Nhưng ơng là người nhạy cảm nên tác giả nhận ra ngay vì lẽ gì mà bạn lại giận mình, ghét mình đến vậy, là vì ơng khơng có mặt ở các chiến trường miền Nam trong khi đó bạn bè thay nhau vào cịn ơng vẫn ở Bắc với vợ con suốt bấy nhiêu năm, “và viết, viết quá nhiêu đi tới đâu viết tới đó thậm chí cả nơi chưa đi tới mà chỉ nghe kể thôi hắn cũng viết” được như tập bút kí Hịa vang. Để rồi ông cảm thông với nhà văn Nguyễn Thi, ông đã đi chiến trường

sống chết từng giờ mà vẫn là người viết văn nghiệp dư, hành quân trải qua bao khó khăn cùng kháng chiến “vác gạo, đào hầm, rồi đau ốm, rồi bình phục, rồi

lại tiếp tục hành quân, có lúc nào rảnh rỗi được vài ngày để ngồi viết ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)