Ý thức tự vấn xuất hiện khá muộn trong văn học Việt Nam. Bị chi phối bởi tư tưởng “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngơn chí”, cùng với tính quy phạm mang tính chuẩn mực, cho nên văn học trung đại suốt một thời gian dài không xuất hiện
dòng văn học tự vấn. Nhưng ý thức tự vấn ở một chừng mực nào đó đã xuất hiện trong một số cây bút có cá tính mạnh mẽ như trong thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm…
Bước sang thế kỉ XX, cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc trên nhiều mặt cả về kinh tế, văn hóa, tư tưởng…đã làm ý thức cá nhân trỗi dậy mạnh mẽ. Trong văn học đã bắt đầu xuất hiện khuynh hướng tự vấn chủ yếu qua sáng tác thơ của Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử… và văn xuôi Nam Cao, Nguyễn Tuân, Thạch Lam…các sáng tác văn học giai đoạn này chủ yếu thể hiện khát vọng giải phóng cái tơi cá nhân cùng với những day dứt về sự tồn tại bản thể. Tuy nhiên, ý thức tự vấn trong văn học giai đoạn này chưa có đủ nội lực để đi xa hơn nữa trên con đường tự vấn bản thân.
Văn học 1945-1975, do hoàn cảnh đất nước chiến tranh, văn học là một “cơng cụ của chính trị”, là “thứ vũ khí của cơng tác tư tưởng” là “phương tiện tuyên truyền và giáo dục quần chúng”, thống nhất ý chí cao độ để phục vụ cơng cuộc giải phóng dân tộc nên trong văn học khơng mấy khi xuất hiện ý thức tự vấn. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh qua đi, nhìn lại, Nguyễn Minh Châu đã khơng khỏi xót xa khi nhận ra đó là nền văn học “minh họa”. Sau 1975, nhất là từ thời kì đổi mới 1986, văn học có một khoảng lặng cần thiết để nhìn lại mình, tìm lại loại hình nghệ thuật đặc thù của mình. Trong văn học xuất hiện sự thức tỉnh mạnh mẽ, sâu sắc của ý thức tự vấn. Đời sống văn học trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Ý thức tự vấn xuất hiện nhiều qua các sáng tác của các tác giả như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma văn Kháng, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp…
3.1.2.2. Người kể chuyện có nhu cầu nhận thức lại
Nhận thức lại có thể hiểu “chính là cách văn xi tự kiểm thảo, phân tích
về bản thân mình, là sự nhìn nhận đánh giá lại những quan niệm cũ về hiện thực và con người trong văn xi thời gian qua, tìm ra những hạn chế, bất cập, sai lầm của quan niệm ấy, mà nay trong vận hội mới của đất nước và đời sống
văn học đã tỏ ra lạc hậu, thậm chí trở thành vật cản trên bước đường phát triển của văn xi. Trên cơ sở đó, bổ sung một nhận thức mới khoa học và đầy đủ hơn về đối tượng phản ánh của mình” [24, tr. 35].
Sau khi đất nước giành được độc lập, đặc biệt là sau thời kì đổi mới 1986, cùng với các cây bút khác như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Kiên, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài…, Nguyễn Khải đã góp thêm một tiếng nói mạnh mẽ vào xu hướng nhận thức lại của văn học nước nhà. Bên cạnh Nguyễn Minh Châu, với nhu cầu nhận thức lại thật mạnh mẽ và quyết liệt, ông đã đưa lời “ai điếu cho một nền văn nghệ minh họa”của một thời. Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài… kiên quyết từ chối quá khứ phủ nhận tương lai. Cịn với Nguyễn Khải, thay cho con người ln cao giọng của kẻ ban phát chân lí, tự tin thuyết lí cho những lí tưởng của mình mà đằng sau là cộng đồng, tập thể, giờ đây trong cái nhìn của ơng có phần khoan hịa hơn. Nguyễn Khải vẫn tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và tự tin vào bản thân, ơng có nhu cầu nhận thức lại q khứ để có cách đánh giá thỏa đáng với những vấn đề đã qua, soi chiếu qua q khứ vào hiện tại mà tìm chân lí cho con người hơm nay. Cái nhìn lại của nhà văn là cái nhìn trải nghiệm qua những biến thiên thăng trầm của đời sống do vậy nó có chiều sâu của sự chiêm nghiệm. Cái nhìn chiêm nghiệm của Nguyễn Khải luôn dõi theo mạch của đời sống nhân sinh, đời sống thế sự và giá trị của văn chương. Người đọc có thể dễ dàng nhận ra cái nhìn thật nghiêm khắc qua hình tượng nhân vật người kể chuyện trong hầu hết các sáng tác của Nguyễn Khải thời kì đổi mới. Từ ơng tướng đến thường dân, từ người sang đến kẻ hèn, từ người gặp thời đến lạc thời…, tất cả đều được nhìn nhận bằng chính giá trị tự thân của nó. Người đọc có cơ hội nhận ra cái thực chất trong mỗi con người nhiều khi lại trái ngược với những giá trị xã hội trong lớp vỏ bọc bên ngoài của họ.
*.Nhu cầu nhận thức lại về đời sống nhân sinh: Sự chuyển biến mạnh mẽ của đời sống xã hội từ sau 1975, nhất là từ Đại hội Đảng lần thứ VI, đại hội đã
thổi một luồng gió mới vào văn học. Với hứng thú nghiên cứu thực tại, từ tư duy hướng ngoại chuyển sang hướng nội cùng với khả năng nắm bắt tinh nhạy các vấn đề của đời sống xã hội đã đem đến cho Nguyễn Khải một tầm nhận thức mới cả ở bề rộng và độ sâu. Hơn ai hết, nhà văn có nhu cầu nhìn nhận lại đời sống nhân sinh dưới cái nhìn đầy nghiêm khắc. Trong những sáng tác của ông, người đọc nhận thấy nhà văn đề cập nhiều đến vấn đề danh phận, được mất, những giá trị của một thời cũng như vấn đề thời thế như trong Thƣợng đế thì cƣời, Người kể chuyện là hắn một nhà văn rất biết bản thân ln có “cả cái
hay lẫn cái dở” nhưng khi nhìn nhận lại bản thân mình trong cương vị là người chồng, người cha đã có lúc khơng tránh khỏi những ảo tưởng về bản thân. Soi rọi con người mình ở nhiều góc độ, hắn nhận ra máu gia trưởng, tính cố chấp, và sự ích kỉ của bản thân. Thì ra Hắn cũng chỉ là một người chồng bình thường như biết bao ông chồng khác. Việc lấy vợ sinh con là cả một sự tính tốn hơn thiệt cho bản thân hắn chứ không phải cho vợ con. Hắn cũng lạnh lùng, tàn nhẫn và nhận ra mình cũng trở thành gánh nặng cho vợ con. Vợ hắn từng than phiền: “Tôi thà lấy một thằng chồng làm cu li nhưng vợ chồng quấn quýt nhau còn hơn làm vợ anh”. Hắn nhận ra mình đã thật tệ với vợ con, nghiêm túc kiểm điểm lại mình, hắn thú nhận: “hắn là người đọc sách, lại làm nghề nặng nhọc,
ăn to nói lớn, cáu gắt om xịm, sống q hồn nhiên thậm chí tự nhiên đã để lại nhiều di chứng xấu cho con cái”[50, tr. 347]. Khi ngộ ra được điều đó, cái nhìn
về q khứ trong thân phận đứa con thêm, con thừa đối với người cha và bà mẹ của hắn bớt cay nghiệt hơn. Qua câu chuyện của hắn kể, chúng ta hiểu con người chẳng bao giờ là hồn hảo và có những giới hạn khơng phải vượt qua, khơng chỉ có con người xã hội mà cịn cả con người tự nhiên trong cùng một con người. Nhớ lại nạn đói, hắn nhận ra: “Thì ra cái đói đã biến đổi con người thành con vật rồi, những con vật đã quên mất mọi thói quen trong các mối quan hệ cái thuở cịn là con người”.
Với cái nhìn chiêm nghiệm về đời sống nhân sinh, đời sống thế sự, người kể chuyện trong hầu hết các sáng tác của Nguyễn Khải ở giai đoạn thời kì đổi mới đều nhận ra mặt trái của cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường với những mặt trái tàn khốc của nó đã cuốn đi khơng ít nhân cách sống của con người, làm thay đổi nền nếp gia phong trong mỗi gia đình, định liệu lại các giá trị của xã hội. Là nhà văn hiện thực tỉnh táo, với cái nhìn bình tĩnh, khách quan, Nguyễn Khải nhanh chóng nhận ra những đổi thay trong đời sống xã hội. Người đọc nhận ra đằng sau người kể chuyện đầy trăn trở, suy tư trước các vấn đề của đời sống là hình tượng tác giả hiện lên trong cái đau đáu của một tâm hồn nghệ sĩ, nỗi dằn vặt và cả chút xót xa tiếc nuối trước những cảnh đời nhà văn đã gặp trong cuộc sống. Phát hiện ra những mặt trái của đời sống xã hội nhưng khơng phải với mục đích đánh mất niềm tin nơi bạn đọc mà nhà văn mong muốn bạn đọc cùng suy ngẫm. Theo Nguyễn Khải, cuộc đời là một chuỗi những điều chỉnh, con người phải biết đối mặt với thực tế, chấp nhận nó và nỗ lực vươn lên khơng ngừng.
*.Nhu cầu nhận thức lại giá trị văn chương:
Trong khi nhìn nhận, đánh giá lại những tác phẩm của một thời và cũng là của chính bản thân nhà văn, ơng nhận ra có những “Tác phẩm được giải mà chả được ai nhắc nhở, cũng không được bạn bè bàn tán. Như đứa con hoang. Vì nó là một đề tài thích hợp chứ chưa phải là một áng văn chương được đông
đảo bạn đọc ái mộ” [44] mà Ngƣời con gái quang vinh của ơng là một ví dụ.
Đó là một nghịch lí lại được phụ họa thêm bởi một lối đọc thẩm định nhiều thiên kiến và có khi ấu trĩ, khiến nhà văn Nguyễn Khải nhớ lại không khỏi ngậm ngùi: “Trong nhiều năm những người đọc duyệt cuối cùng của bọn tôi là
cán bộ tuyên huấn. Họ đều là tri thức, là người đọc sách từ nhỏ chứ không phải là người khơng biết gì. Có điều khi đọc sách nước ngồi, họ lui về vị trí khiêm tốn của người thưởng thức nên vẫn giữ được sự cảm thơng hồn nhiên với những tình cảm nhân loại. Cịn trong khi đọc sách trong nước thì máu tuyên huấn lại
nổi lên, lấy các tiêu chuẩn chính trị của đương thời mà bình xét hay dở. Những tác phẩm hay đều ít nhiều nhuốm màu tiểu tư sản cả. Còn những tác phẩm của văn học mới, mang tư tưởng vơ sản thì chính mình trong thâm tâm cũng khí bảo rằng hay.. Bao nhiêu năm trời cứ loay hoay tìm kiếm một nền văn học mới, con người mới với những băn khoăn, ngộ nhận, những đánh giá quá khích về nhiều tác phẩm bạn bè, tới lúc nhận rõ cái sai, cái hay cái dở thì đã già mất rồi”
Nghề văn cũng lắm công phu. Cái tai hại của sự ngộ nhận này là “cuộc sống
chỉ cịn mục đích mà mất đi những q trình. Từ cái mục đích tối cao ấy mà tạo ra các mẫu người, tạo ra cá tình tiết, tạo ra nhịp điệu cho tác phẩm văn học. Sự sống đã bị chỉ huy, đã được quy định nên khơng cịn là sự sống nữa. Nó lạnh lẽo, tẻ nhạt, mất đi mọi bất ngờ, mọi quyến rũ. Nó là cái bã của đời sống và mọi thứ bã đều giống nhau”. Mặc dù Nguyễn Khải có phần nào cực đoan, nói “hơi
quá”lên một chút nhưng dù sao thì ơng đã chỉ ra được một hạn chế của văn học thời kì trước là tính giản đơn, máy móc, duy ý chí… là những “quy định” trói buộc văn chương. Ơng khơng chỉ rõ những cái oi bức ngột ngạt trong quan điểm chỉ đạo văn nghệ của Đảng, không gay gắt và quyết liệt phê phán sự sai lầm đó như ở trong các hồi kí của Tơ Hồi, các tiểu luận của Nguyễn Minh Châu nhưng Nguyễn Khải cũng đã có một tiếng nói nhẹ nhàng mà chân thành thẳng thắn về một thời trong cách đánh giá và lãnh đạo văn nghệ còn miễn cưỡng một chiều.
Khi nhận ra sự máy móc trong cách tái hiện đời sống theo kinh nghiệm chủ quan duy ý chí mà bỏ ra ngồi quy luật phát triển tự nhiên của đời sống, đó là cái nhìn sám hối của nhà văn về Cái thời lãng mạn. Cái thời cho ông những sáng tác mà giờ đọc lại “nhiều trang viết vẫn cịn làm tơi hãnh diện và có nhiều
trang viết đã làm tôi xấu hổ và rất buồn. Những trang viết chủ quan, kiêu ngạo, chỉ khẳng định có một niềm tin, một lẽ sống, rồi dạy dỗ, rồi lên án, rồi chế giễu tất cả những gì khác biệt với mình, đọc lại thật đáng sợ” [36, tr. 31]. Ơng ln
học dân tộc. Ơng nhận thấy, có một thời chúng ta quá ấu trĩ trong sáng tác và cả trong phê bình văn học. Mặc dù khơng gay gắt, quyết liệt đến mức cực đoan khước từ quá khứ như trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài…, hay đọc “lời ai điếu” như Nguyễn Minh Châu nhưng Nguyễn Khải đã có một tiếng nói nhẹ nhàng mà chân thật thẳng thắn về cái nhìn cịn đơn giản xi chiều của văn học một thời.
Là một nhà văn, nhà báo có lương tri và tài năng, có ý thức trách nhiệm cao trước ngịi bút của mình, Nguyễn Khải ln có ý thức nhìn lại tháng năm đã sống và viết. Sự nghiêm túc, thái độ chân thành của ông ln có trong mỗi tác phẩm. Nhân vật người kể chuyện- tác giả ln đặt mình trong các mối quan hệ, trong mỗi biến thiên để được bộc lộ rõ mình, để nhận diện cho đúng đắn về nghề văn và mối quan hệ của nó với đời sống.
3.1.2.3. Người kể chuyện có ý thức tự vấn về nghề nghiệp và tư cách của nhà văn. văn.
Trong cương vị là một nhà văn, nhân vật người kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Khải thường nhìn lại những đứa con tinh thần của mình khơng phải với đơi mắt âu yếm, mà ngẫm ngợi, băn khoăn về những điều mình viết chưa “tới”, về cái nhìn một thời của mình cịn nhiều phiến diện. Chúng ta bắt gặp rất nhiều trong sáng tác tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải nhân vật người kể chuyện trong cương vị là nhà văn, nhà báo với những trăn trở về nghề nghiệp và tư cách nhà văn. Trong hầu hết các tác phẩm có yếu tố tự truyện, ta bắt gặp một thời tác giả đã trải qua, cái ngây thơ trong sáng tác và trong cách nhìn nhận và đánh giá về con người khi mới bước chân vào nghề. Cái nhiệt tình hăm hở ban đầu náo nức khiến cho ơng qn đi mọi đói rét vất vả, chỉ thèm “được làm nghề, được sống với những người cùng nghề, chỉ bàn có chuyện nghề” [36].
Một người cầm bút từng trải hay suy ngẫm ln hiện diện vai trị người kể chuyện- trực tiếp tham dự, lúc là người trong cuộc vừa tự nghiệm, tự vấn, tự
giãi bày, lúc là một chứng nhân chăm chú dõi theo diễn biến cuộc đời và số phận của từng nhân vật rồi bình luận, triết lí. Trong nhiều trường hợp, ở nhân vật người kể chuyện với cương vị “tôi”- Người cầm bút đã diễn ra một quá trình tự thức nhận, tự phản tỉnh, tự sám hối nghiêm khắc. Những day dứt, dằn vặt của người làm nghề sáng tạo luôn tha thiết và tâm huyết với nghề, coi nghề viết không chỉ là một phương tiện kiếm sống mà đó cịn là lẽ sống, là sự nghiệp của cả cuộc đời mình được Nguyễn Khải khai phá và thể hiện triệt để mỗi khi ơng có dịp “nhìn lại những trang viết của mình”. Khơng chút né tránh khi nhận ra những non nớt, những nghèo nàn giản đơn trong cách nhìn và cách nghĩ một thời, Nguyễn Khải trung thực trải lịng mình lên trang viết. Người đọc bắt gặp ở đây, khơng chỉ là một con người mang khát vọng hồn thiện nhân cách cá nhân mà cịn là một người cầm bút ln tỉnh táo, giàu lịng tự trọng, dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, đối mặt với những hay dở, tốt xấu trong nhận thức một thời để chiêm nghiệm. Khơng phải nhìn nhận lại để lên án, để tìm tới những nhận thức mới, tiếp cận với chân lí vĩnh cứu của đời sống. Đó là định hướng đúng đắn của một người viết đầy trách nhiệm, biết và “gạt bỏ sai lầm chủ quan” để đi gần đến chân lí.
Trong Thƣợng đế thì cƣời, lấy chính cuộc đời viết văn của mình làm