Niêm luật và vần

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giá trị tập thơ Từ ấycủa Tố Hữu (Trang 79 - 101)

Chương 1 NHÀ THƠ TỐ HỮU VÀ DÒNG VĂN HỌC CÁCH MẠNG

3.3. Niêm luật và vần

Thơ Tố Hữu giàu tính nhạc. Một phần làm nên tính nhạc trong thơ ông đó chính là cách gieo vần, ngắt nhịp, cách phối tạo bằng trắc hay là niêm luật rất sáng tạo, rất riêng biệt tuy nhiên cũng kế thừa được những tinh hoa của văn học dân tộc.

Một trong những thể thơ giàu tính nhạc, tính biểu cảm nhất, đại diện cho cách sử dụng niêm luật, gieo vần của Tố Hữu trong tập “Từ ấy” là thơ lục bát. Tố Hữu là người có nhiều thơ lục bát đến mức kỷ lục với 75 bài thơ lục bát hoàn toàn và 25 bài thơ lục bát không hoàn toàn. Có thể kể tên: “Tiếng hát sông Hương”; “Tiếng sáo ly quê”; “Khi con tu hú”; “Đông”; “Cảm thông”; “Tiếng hát đi đày”; “Đêm giao thừa”; “Tiếng hát trên đê”; “Vỡ bờ”; “Đói! Đói!”; “Trường tôi”; “Phá đường”; “Lên Tây Bắc”; “Bà Bủ”; “Bầm ơi”; “Mưa rơi”; “Bài ca người du kích”; “Cho đời tự do”; “A-liêu-sa nhớ chăng?”; “Sáng tháng năm”; “Nếu thầy mẹ chết”; “Việt Bắc”;

“Xưa…nay”…;... Trong ngần ấy câu lục bát của Tố Hữu không hề có câu nào

non, lép, gượng ép trong cách sử dụng niêm luật, gieo vần và biểu đạt ý.

Đối với thơ lục bát truyền thống, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc “nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh”. Nghĩa là các tiếng 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ: Câu lục: theo thứ tự tiếng 2 - 4 - 6 là Bằng (B) – Trắc (T) – Bằng (B); Câu bát: theo thứ tự tiếng 2 - 4 - 6 - 8 là B – T – B – B. Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên, còn câu bát lại theo thứ tự T - B - T - B những câu thơ như thế này người ta gọi là Lục bát biến thể. Trong thơ lục bát của Tố Hữu, niêm luật này được sử dụng theo hướng cổ truyền, đúng với niêm luật truyền thống:

Hỡi anh(B) lính gác(T) đêm ơi(B)

Ngoài anh (B)đứng đó(T), trong tôi(B) chưa nằm(B) Dòm qua(B) lỗ cửa(T) âm thầm(B)

Bóng anh(B), với một(T) tình trăm(B) năm rồi(B)! (Người lính gác)

Cách gieo vần theo kiểu truyền thống mang lại cho thơ Tố Hữu âm hưởng dân ca, rất truyền cảm vừa sâu lắng lại vừa nhẹ nhàng. Song cũng có lúc cũng dồn lên xúc cảm mạnh mẽ:

Ngột làm sao chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

(Khi con tu hú)

Điều làm nên nét riêng biệt và tạo ra âm điệu dạt dào, luyến láy trong thơ Tố Hữu chính là cách gieo vần. Trong thơ lục bát cổ truyền có hai cách gieo vần. Vần chính còn gọi là “vần giầu” hoặc “vần sát” gồm những tiếng cùng một khuôn âm như “ao” với “sao”, “mờ” với “tơ”, “tơ” với “chờ”…Tố Hữu khá thành công khi sử dụng cách gieo vần này nhằm tạo hiệu ứng cảm xúc. Đó có thể là sự yên ắng, heo hút đến nao lòng:

Những nhà đã rải lơ thơ

Người đi mấy bóng vẩn vơ trên đường Đồng xanh gợn nhớ quê hương Bơ vơ tiếng hát bên nương nắng chiều

"thơ" vần với "vơ", "đường" vần với "vương", "nương" gợi lên cảm giác mênh mông, vô tận, heo hút của cảnh vật được miêu tả trong bài thơ.

Đường lên đỉnh núi Đắc Lay Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim

Gà đâu gáy động im lìm

Mơ mơ mấy xóm tranh chìm trong mây Đồn xa héo hắt cờ bay

Sự gieo vần sát thường tạo cảm giác liền mạch, không bị ngắt quãng. Cảm xúc nhờ đó trôi chảy và thăng hoa một cách tự nhiên.

Cách gieo vần thứ hai là vần thông hay còn gọi là “vần nghèo” hoặc “vần gượng”, gồm những tiếng hợp nhau về thanh nhưng chỉ tương tự với nhau về âm như trong vần thơ sau:

Đường lên Đắc Sút, Đắc Pao Đèo leo ngọn thác, cầu treo mặt ghềnh

Đìu hiu mấy ải đồn canh

Lòng đau lại nhớ các anh những ngày...

(Tiếng hát đi đày - 1942)

gợi lên cảm giác về sự ghập ghềnh khúc khuỷu hoặc sự sôi nổi, hào hứng, quyết liệt:

Không thể nữa cầu xin êm gió nước: Gió vô tri và nước cũng điên cuồng Phật vẫn lặng như ngàn năm thủa trước Và Trời hay Thiên chúa chỉ hư không Không thể nữa, không bao giờ được nữa! Đoàn ghe ta chỉ sống ở trăm tay

Bão cố xé cho đoàn ta tan rã

Thì mau lên, riết chặt mối ngàn dây! Xích sát lại, cập kề nhau vững chắc Dầu sóng tung hay gió quật thâm người Da rét, mặc! Tả tơi quần áo, mặc

Phải gắng lên: mỗi đứa chúng mình ơi!

Đa phần cách gieo vần trong thơ Tố Hữu là cách gieo vần chính với vần chân chủ yếu là vần bằng. Trong thể lục bát, nhà thơ gieo vần tuân thủ luật: tiếng cuối cùng của câu 6 vần với tiếng thứ sáu câu tám, tiếng cuối cùng câu

tám vần với tiếng cuối cùng của câu sáu tiếp theo. Trong thể thơ bảy chữ, tiếng cuối cùng dòng thứ nhất vần với tiếng cuối cùng của các dòng thứ 2, 4 với thanh trắc, còn tiếng cuối cùng của dòng thứ 3 không vần, mang thanh trắc như một sự nhấn nhá:

Hỡi những con khôn của giống nòi Những chàng trai quý, gái yêu ơi! Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước Chọn một dòng hay để nước trôi? Hỡi những con khôn của giống nòi Đã từng đau tự thuở trong nôi Đã từng thấy Mẹ lăn trong máu

(Dậy lên thanh niên - 1940)

Hoặc cũng có thể gieo theo kiểu bắt chéo, tiếng cuối cùng câu 1 vần với tiếng cuối câu 3, tiếng cuối câu 2 vần với câu 4. Trong trường hợp này, những tiếng vần với nhau thường có thanh trùng nhau T với T, B với B:

Không thể nữa, lơi chèo hay quay lái Đằng sau kia còn bãi cát nào đâu ? Chỉ ghê gớm núi chồm trên sóng dại Chực quăng ta vào mỏm đá nhô đầu

(Giờ quyết định - 1940)

Việc sử dụng nhiều vần bằng mang lại cho thơ Tố Hữu sự êm ái, nhẹ nhàng nghe như lời thủ thỉ, tâm tình và làm cho cảm xúc thơ liền mạch góp phần làm khuếch đại, làm lan tỏa cảm xúc trong mạch thơ và trong lòng bạn đọc.

3.4 Hệ thống hình ảnh

3.4.1. Hình ảnh con đường

Theo cách thông thường, con đường: lối đi nhất định được tạo ra để nối hai địa điểm hoặc hiểu là không gian phải vượt qua để đi từ địa điểm này đến

một địa điểm khác4. Nhưng xây dựng con đường trở thành một biểu tượng văn học thì nó phải mang tính tượng trưng, tính thẩm mỹ. Trong thơ Tố Hữu biểu tượng con đường không chỉ phản ánh con đường cụ thể mà còn là con đường cách mạng, con đường tư tưởng chính trị và văn chương của nhà thơ.

Tập “Từ ấy” có 71 bài thơ thì có trên 39 lần tác giả nói đến “con

đường”. Từ con đường mang địa danh cụ thể đến con đường mang ý nghĩa biểu trưng xuất hiện với tần số cao. Những năm đầu khi mới gặp ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tố Hữu vẫn còn là một thanh niên rất trẻ. Lúc đó nhà thơ sống và hoạt động cách mạng ở Huế - nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên. Xứ Huế hiện lên với dòng sông Hương Giang trong veo, với tiếng chuông nhà thờ ngân nga ủy mị và cả những con đường quen thuộc nhà thơ từng qua. Trong bài thơ “Dửng dưng”, con đường xứ Huế hiện lên theo những bước chân khô khốc, lạnh lùng:

Ta nện gót trên đường phố Huế Dửng dưng không một cảm tình chi Hay con đường nhà thơ qua từng qua trong đày ải:

Đường qua mấy phố Quy Nhơn …Đường lên xứ lạ Kông Tum ….Đường lên Đắc Sút, Đắc Pao ….Đường lên đỉnh núi Đắc Lay

(Tiếng hát đi đày - 1942)

Đó là những con đường mang nghĩa gốc gắn với một địa danh cụ thể, là một phần trong tổng khối giang sơn Việt Nam. Con đường thực tế đó đã khơi gợi trong Tố Hữu tình yêu quê hương, yêu đất mẹ tha thiết. Nó đã đưa ông đến với những làng quê, những cánh đồng, những dòng sông và đi vào thơ ông mang theo những mảng sống hiện thực phong phú.

Bên cạnh những con đường gắn với những địa danh cụ thể, thân thuộc đối với người Việt Nam, trong thơ Tố Hữu hiện diện rất rõ con đường trừu tượng - con đường cách mạng. Đó là con đường mà mỗi bước trên đó đều khẳng định sự trưởng thành của nhà thơ. Có thể khẳng định rằng con đường cách mạng là con đường tư tưởng duy nhất xuyên suốt trong 7 tập thơ của Tố Hữu (Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và Hoa, Một tiếng đờn và Ta

với ta) phản ánh những giai đoạn khác nhau của cách mạng Việt Nam và đời

thơ Tố Hữu từ những năm 1930.

“Từ ấy” là tập thơ đầu lòng của Tố Hữu khi nhà thơ mới chập chững

bước đầu tiên trên con đường cách mạng. Tập thơ là công trình của mười năm hoạt động cách mạng của thi sĩ, là câu trả lời trực tiếp cho những ai khao khát nhận đường. Tập thơ cũng là tiếng nói nhiệt thành của tuổi trẻ say mê lý tưởng. Trước đó, vấn đề nhận đường được đặt ra một cách nghiêm túc trong tư tưởng của nhà thơ. Và ngay khi bắt đầu viết tập thơ này, Tố Hữu đã xây dựng con đường thành một hình tượng, biểu tượng trong thơ ông. Nó luôn luôn vận động như chính những bước đi cách mạng Việt Nam. Qua bao trăn trở suy tư người thanh niên trẻ tuổi "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời", đang tìm kiếm cho mình một con đường đi tới:

Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước Chọn một dòng hay để nước trôi?

(Dậy lên thanh niên - 1946)

Tưởng chừng đêm tối mịt mù sẽ dìm hi vọng, khao khát của nhà thơ xuống dưới đáy. Nhưng ánh sáng của lý tưởng Cộng sản đã đến, bừng sáng soi sáng hướng đi. Gọi giây phút hồi sinh của tâm hồn, sinh mệnh đó bằng cái tên "Từ ấy", nhà thơ đã ghi lại được xúc cảm không chỉ ông mà hai lăm triệu con người đều nhận thấy: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ - Mặt trời chân lý chói qua tim” (Từ ấy). Kể từ đó, con đường Tố Hữu chọn cho mình và cho thơ chính là con đường cách mạng. Đó cũng là con đường duy nhất, luôn luôn sáng nhất, sôi nổi nhất trong thơ ông. Nhà thơ sung sướng khẳng định:

Ta bước tới. Chỉ một con đường: Cách mạng

(Như những con tàu - 1938)

Con đường cách mạng đó đã in dấu trong sáng tác của ông, tạo thành dòng chảy xuyên suốt hành trình thơ Tố Hữu. Từ con đường đầu tiên đến "đường cách mạng từ khi ta đã hiểu" đến "đường ấy thênh thang/Như ngày xưa rực rỡ sao vàng" (Người con gái Việt Nam) rồi đến "đường ta rộng thênh thang ta bước"... Con đường đầu tiên đã mở ra những dặm đường tiếp theo, nối hồn thơ Tố Hữu đến mọi con đường chung và riêng trên Tổ quốc, trong lòng người. Con đường đó có thể chông gai:

Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu Dấn thân vô là phải chịu tù đày Là gươm kề cận cổ súng kề tai Là thân sống chỉ coi còn một nửa

(Trăng trối - 1940)

nhưng cũng đầy ắp niềm vui, sự tự do:

Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác Ôi thiên đường! Tai miên man lắng nhạc Từ muôn phương theo gót nện rầm rầm Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn năm! (Huế tháng Tám - 1945)

Đọc thơ Tố Hữu, ta nhận thấy, trên những bước đường gian lao, tù đày của một Đảng viên với nhiều thử thách gian khổ, giữa mũi súng, lưỡi lê, roi vọt, xiềng xích, mọi hình thức dã man của chế độ ngục tù thực dân, Tố Hữu vẫn kiên định hướng về phía trước bởi như nhà thơ viết:

Khi ta đã say mùi hương chân lý

Đời đắng cay không một chút ngọt bùi Đời đau buồn không một tiếng cười vui Đời đen tối phải đi tìm ánh sáng

Ta bước tới. Chỉ một đường: Cách mạng

(Như những con tàu - 1938)

“Ta bước tới. Chỉ một đường: Cách mạng” như một sự khẳng định đầy kiêu hãnh, tự tin về sự lựa chọn của mình. Đường cách mạng – con đường quang vinh nhưng đòi hỏi nhiều gian nan, hy sinh, thử thách và không phải ai cũng có đủ can đảm, kiên trung để suốt cuộc đời hiến dâng vì cách mạng. Tố Hữu đã bước tới cách mạng với một niềm lạc quan yêu đời: “Hai mươi tuổi tim đang dào dạt máu/ Hai mươi tuổi hồn quay trong gió bão”, nhà thơ hăm hở dấn thân theo lý tưởng của mình. Thực tiễn cách mạng đã chứng minh được rằng: con đường ông chọn ở cái tuổi hai mươi đầy nhiệt huyết đó là con đường đúng đắn. Cách mạng đã giải phóng con người Tố Hữu cùng hàng triệu nhân dân khỏi hầm tối đêm trường để đưa tất cả đứng dậy bước trên con đường lớn thênh thang hướng đến cuộc sống tự do, hạnh phúc, bình đẳng và bác ái.

3.4.2 Hình ảnh dòng sông

Trong ca dao, dân ca Việt Nam, sông thường được nhắc đến như một đặc trưng cho quê hương, cho miền quê. Hình ảnh đó được lập đi lập lại nhiều lần với những giá trị thẩm mỹ sâu sắc, phong phú. Hình ảnh sông là hình ảnh có tần suất xuất hiện rất cao. Việc sử dụng hình ảnh sông nước ở đây không nhằm tái hiện một con sông cụ thể nào mà chủ yếu bị chi phối bởi các đặc thù của cảm xúc và mục đích biểu tượng hóa nghệ thuật – Sông trở thành một biểu tượng nghệ thuật khi được sử dụng với nghĩa bóng ổn định

Sông là hiện thân của dòng chảy lớn, dài, mênh mông, sâu và vô tận. Những đặc điểm này khiến người ta dễ hình dung nó như một thực thể sống động có khả năng diễn đạt nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống con người. Hình tượng sông khơi dậy ý niệm một cái gì đó rộng lớn nên xu hướng phổ biến nhất là lấy đặc điểm hình thể: dài, rộng, sâu, bao la của sông để gợi liên tưởng về sự xa cách, sự bền vững, về cái lớn lao, vô tận.

Dòng sông là hình ảnh có tần số xuất hiện khá nhiều trong hành trình thơ Tố Hữu, trong tập “Từ ấy”“Việt Bắc” có 24 lần xuất hiện dòng sông hoặc từ liên quan đến sông, dòng nước…. Cụ thể là dòng Hương Giang xứ Huế xuất hiện 11 lần, còn dòng sông Thao, Sông Lô, Sông Đáy cũng là những dòng sông cụ thể trên đất nước Việt Nam. Ngoài những hình ảnh cụ thể ra, thơ Tố Hữu còn nhắc đến những hình ảnh chung chung về dòng sông như: sông núi, sông nước, dòng,...

Một trong những hình ảnh dòng sông đẹp trong thơ Tố Hữu là dòng Hương. Hình ảnh dòng Hương với dòng chảy trong trẻo, hiền hòa là biểu tượng của nét hiền dịu, nhẹ nhàng của Huế:

Trên dòng Hương Giang Em buông mái chèo Trời trong veo Nước trong veo Em buông mái chèo

Trên dòng Hương Giang…

(Tiếng hát sông Hương - 1938)

Trong những năm chiến tranh, trước cách mạng tháng Tám, dòng sông Hương lại để lại trong lòng người đọc nhiều nỗi buồn. “Trên dòng Hương Giang” xuất hiện 3 lần trong bài thơ như một điểm nhấn, một ám ảnh đối với nhân vật cũng như với người đọc. Dòng Hương Giang cụ thể là một dòng sông thơ mộng trên xứ Huế, dòng sông của thi ca, của tình yêu nhưng trong bài thơ, nó lại làm nền cho những đau khổ, ê chề của một kiếp người:

Trăng lên trăng đứng trăng tàn

Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng Thuyền em rách nát

Mà em chưa chồng

Em đi với chiếc thuyền không Khi mô vô bến rời dòng dâm ô!

Hình ảnh cô gái trên sông nổi bật lên với nỗi đau đớn về nghề nghiệp của mình, một ước mơ cháy bỏng “rời dòng dâm ô” ám ảnh khắc khoải trong lòng. Dòng sông vô tình vẫn chảy theo quy luật muôn đời của nó nhưng bập bềnh trên đó là những số phận, những người đang vật vã tìm cho mình một đường sống trong sạch hơn. Viết về dòng sông Hương, Tố Hữu luôn có những trạng thái đối lập tương tự như với cách viết ở bài “Tiếng hát sông Hương”

trên. Hình ảnh thứ nhất là dòng Hương đẹp đẽ, trong veo, hiền hòa như hiện thực. Hình ảnh thứ hai là dòng sông trở trong mình những khắc khoải, buồn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giá trị tập thơ Từ ấycủa Tố Hữu (Trang 79 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)