Giọng điệu thơ Tố Hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giá trị tập thơ Từ ấycủa Tố Hữu (Trang 74 - 79)

Chương 1 NHÀ THƠ TỐ HỮU VÀ DÒNG VĂN HỌC CÁCH MẠNG

3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu

3.2.2. Giọng điệu thơ Tố Hữu

Nhà nghiên cứu Khrapchencô đã từng khẳng định: "Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất định, trong phạm vi của thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó".3

Thực tế cho thấy, giọng điệu là một thành tố không thể thiếu được trong việc xây dựng và triển khai tư tưởng, xúc cảm của nhà thơ.

Nhìn chung, giọng điệu thơ trữ tình Tố Hữu là giọng điệu thơ mang tính chủ quan, bộc lộ cảm xúc và tư tưởng của tác giả. Nó trùng khít, tương hợp với ý đồ tác giả. Giọng điệu thơ Tố Hữu được bộc lộ qua cách xây dựng nhịp điệu và khả năng điều phối các kỹ thuật sử dụng hình ảnh, gieo vần, dùng từ... trong tác phẩm thơ.

Một nét đặc sắc của thơ Tố Hữu là giọng điệu tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến. Đó là những nét riêng của thơ Tố Hữu, không lẫn lộn với các nhà thơ trong nền văn học hiện đại. Giọng điệu ngọt ngào ấy được thừa hưởng từ chất giọng và tâm hồn của con người xứ Huế. Đồng thời, nó còn xuất phát từ quan niệm của Tố Hữu về thơ: Thơ chỉ bật lên khi cảm xúc đã thật đầy. Nhà thơ đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình cách mạng, luôn hướng đến đồng bào, đồng chí mà giãi bày tâm sự, để trò chuyện:

Đây là tiếng, hỡi bạn đời yêu dấu Của một người bạn nhỏ, trước khi đi Đây là lời trăng trối để chia ly

Hãy đón nó, bạn đời ơi, đón nó,

(Trăng trối - 1940)

Bên cạnh giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, Tố Hữu cũng còn một giọng điệu riêng rất dễ nhận ra: Đó là giọng kiên quyết, hô hào, kêu gọi, thúc giục:

Hãy đứng dậy, ta có quyền vui sống...

(Hãy đứng dậy - 1938) Đi bạn ơi, đi ! sống đủ đầy

Sống trào sinh lực, bốc men say Sống tung sóng gió thanh cao mới Sống mạnh, dù trong một phút giây. (Đi - 1944) Dậy mà đi!dậy mà đi

Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi? Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần...?

(Dậy mà đi - 1941)

Đó là giọng nghiêm khắc, cứng cỏi:

Không! Không thể sống như bầy hành khất

(Hãy đứng dậy - 1938) Đi đi em can đảm bước chân lên

...Em hãy nuôi cho đến lớn đến già Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu.

(Đi đi em - 1938)

Giọng điệu này cho thấy một Tố Hữu gan góc, kiên cường trong tranh đấu. Ý chí đó, tinh thần đó đã lan tỏa và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến người đọc thời đấy, giục giã họ từ bỏ cuộc sống dưới đáy tầm thường để vươn tới ánh sáng lý tưởng cách mạng và cống hiến hết mình. Nếu giọng điệu thủ thỉ, tâm tình khơi gợi được xúc cảm thương yêu, sự đồng cảm sâu sắc trong lòng bạn đọc với những số phận nghèo thì giọng điệu thúc giục, cứng cỏi đã chắp cách cho sự đồng cảm, thương yêu đó biến thành hành động tranh đấu mãnh liệt.

Trong tập thơ “Từ ấy”, ngoài giọng điệu ấm áp, tâm tình, thúc giục, nghiêm khắc dành cho quần chúng, Tố Hữu cũng có giọng châm biếm, đả kích, mỉa mai dành cho sự yếu đuối, hèn nhát và đặc biệt cho chế độ phong kiến, chế độ thực dân. Có cái mỉa mai tự trào tinh nghịch trong : “Con cá,

chột nưa”:

Ăn đi vài con cá Năm bảy cái chột nưa Có ai biết ai ngờ Thế vẫn tròn danh dự Có cái phê phán:

Đức Kim Thượng đêm nay trong ngọc điện Ngự lên lầu, trông lên cao xao xuyến

...Người phải xuống, đêm nay, đêm chiến bại Để toàn dân chiến thắng giữ ngôi son!

Người phải lui, cho Dân tiến, Nước còn Dân là chủ, không làm nô lệ nữa!

(Huế tháng Tám - 1945)

Ai tưởng ngàn năm nương đất ấy Mầm non thêm nhựa, lá thêm tươi Ôi mỉa mai hồn ta chỉ thấy

Rêu hèn sống gửi nhánh khô thôi.

Ai tưởng thiên đường sao nhấp nhánh Tài hoa tinh kết, ngọc long lanh Ta chỉ thấy nơi đây mồ lạnh Chôn linh hồn đắm đuối hư danh. (Dửng dưng - 1938) Hoặc cũng có cái mỉa mai xối xả trong “Thưa các ông nghị”:

Đừng bôn ba lật đật uổng công! Nghị ngày xưa là nghị bạc nghị đồng

Nghị "bíp tết", nghị "sâm banh", "phó mát" Nghị ô-tô, nghị cô đầu chầu hát

Nghị "uẩy xừ" không biết cái chi chi Nghị chuyên môn ra nghị viện ngủ khì Khô hết Nước, tan hết nhà "uỳ" tất.

Giọng điệu này cho thấy thái độ của nhà thơ trước những kẻ thù của xã hội, của nhân dân và nhân cách người cộng sản. Nó là thứ vũ khí ném thẳng vào chế độ phong kiến đang giãy chết, chế độ thực dân tàn ác không thua gì lưỡi lê, súng đạn. Nó làm bật những tiếng căm hờn thành lời giục giã đấu tranh để mang đến một mùa xuân cách mạng, xóa tan những rác bẩn ngáng đường.

Trước sự thắng thế của lý tưởng chính nghĩa, giọng điệu trong thơ Tố Hữu chuyển mình từ căm giận, đả kích sang giọng điệu mới sôi nổi, tự hào. Trong „Huế tháng Tám”, nhà thơ viết:

Gió gió ơi! hãy làm giông làm tố Cuốn tung lên, cờ đỏ máu thơm tươi Vàng vàng bay, đẹp quá, sao sao ơi Ta ngã vật trong dòng người cuộn thác Ôi thiên đường! Tai miên man lắng nhạc Từ muôn phương theo gót nện rầm rầm Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn năm!

Trong “Giết giặc”, giọng thơ Tố Hữu cồn lên sôi sục cảm xúc như những con sóng mạnh mẽ, mãnh liệt nhấn chìm kẻ thù:

Mau mau lên đứng dậy! Gươm gươm đâu, tuốt ra Súng súng đâu, vác chạy Cứu cứu đồng bào ta!

Giết giết quân xâm lược!

Mau xung phong! Xung phong! Cờ bay lên cứu nước

Máu giặc phải thành sông! Ha ha! Bay phải chết Lũ tàn ác gian tham! Muôn trái tim đoàn kết Toàn dân tộc Việt Nam!

Giọng điệu của Tố Hữu là giọng điệu trữ tình, chủ yếu mang tính chất tâm tình, thúc giục, khích lệ hoặc thể hiện sự căm ghét hoặc tự hào. Song, trong tập thơ “Từ ấy” và nhiều tập thơ sau này, giọng điệu của Tố Hữu còn có tính chân thật mang đậm dấu ấn tả thực, không có sự trau chuốt về nghệ thuật nhưng lại có hiệu ứng tốt đối với người đọc. Có bài như “Tranh đấu”,

ông đưa nguyên cả khẩu hiệu đấu tranh vào thơ: “Đả đảo tra tấn! Đả đảo tra tấn!” “Chống khủng bố! Chống khủng bố!

(Tranh đấu - 1940)

hoặc những tình huống:

Mồ hôi. Mệt. Môi không buồn mấp máy Mắt đỏ cay sợ nắng khép lim dim

Mà ngoài sân, tất cả cũng im lìm

Buồn không gió, hai hàng cây đứng ngủ mà không chút e dè hay hoa mĩ:

Tôi nằm rên, đói lắm, đã năm ngày

(Đôi bạn - 1940)

Tóm lại, giọng điệu trong thơ Tố Hữu là giọng điệu riêng, rất dễ nhận biết. Nó vừa ấm áp, tâm tình, vừa cắm giận, sục sôi, quyết liệt, vừa chân thực không chút hoa mĩ. Giọng điệu thơ Tố Hữu là giọng điệu thơ trữ tình điệu nói,

gần gũi với giọng điệu dân tộc. Đó là sự thành công trong thơ ông, giúp thơ ông bén rễ sâu trong lòng người đọc nhiều thế hệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giá trị tập thơ Từ ấycủa Tố Hữu (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)