Những chuyển biến về tình cảm của người chiến sĩ sau khi bắt gặp lý tưởng cách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giá trị tập thơ Từ ấycủa Tố Hữu (Trang 33 - 40)

Chương 1 NHÀ THƠ TỐ HỮU VÀ DÒNG VĂN HỌC CÁCH MẠNG

2.1. Hình tượng cái tôi trữ tình

2.1.2. Những chuyển biến về tình cảm của người chiến sĩ sau khi bắt gặp lý tưởng cách

gặp lý tưởng cách mạng

Từ khi được lý tưởng cách mạng soi rọi, thổi bùng lên khát vọng đấu tranh, thơ của chiến sĩ Tố Hữu có những chuyển biến mới. Nhất là khi ông gia nhập vào với lực lượng đông đảo quần chúng nông dân để vận động cho Mặt trận Việt Minh, chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, thơ Tố Hữu có bước chuyển mạnh mẽ, rõ ràng đầy hứng khởi.

Có thể nhận thấy một cách rõ rệt là sự chuyển biến trong giọng điệu thơ. Từ giọng điệu tiểu tư sản đến giọng điệu quần chúng. Từ lúc ban đầu khi nói đến những dân nghèo thành thị, dáng dấp thơ hãy còn chưa khớp, đôi khi còn lạc điệu, có chút lãng mạn tiểu tư sản như nói về chị vú em:

Rồi từ hôm ấy, dưới đêm sâu Hồi hộp nàng ra vịn cửa lầu

Nhìn xuống ven trời dày bóng nặng Tìm nghe trong gió tiếng con đâu

(Vú em - 1938)

sau đó hơi thơ Tố Hữu đã là lời nói rất nhuần nhuyễn, rất tự nhiên của quần chúng:

Thôi kể làm chi nỗi đoạn trường Sau ruồng tre ấy, chốn quê hương Tháng ngày chát cổ cơm khoai sắn Rách rưới lều che tạm gió sương. Hiểu nhau rồi, hiểu lắm bạn ơi Chừ đây, không đợi nói lên lời Tay cầm tay với lòng chung một

Mau xúm lưng nhau dựng lại đời.

(Tương thân, Tháng 9-1942) hay:

Đâu những lưng cong xuống luống cày Mà bùn hy vọng nức hương ngây Và đâu hết những bàn tay ấy

Vãi giống tung trời những sớm mai ? Đâu những chiều sương phủ bãi đồng Lúa mền xao xác ở ven sông

Vẵng lên trong tiếng xe lùa nước Một giọng hò đưa hố não nùng

(Nhớ đồng - 1939)

Đó là một bước tiến của thơ, của con người trên con đường đại chúng hóa. Chúng ta cũng nhận thấy, thơ Tố Hữu còn có sự chuyển đổi giọng điệu từ buồn bã, xót xa sang giọng điệu hứng khởi, quyết liệt, đầy tin tưởng. Qua bảy mươi mốt bài thơ trong tập “Từ ấy”, sự chuyển đổi này đậm nét dần về cuối. Nếu trong “Xiềng xích”, nhà thơ cảm nhận được sự nhạt nhẽo, buồn tẻ giữa bốn bức tường vôi lạnh:

Buồn không gió, hai hàng cây đứng ngủ Đàn vịt nhỏ nằm ngây trên liếp cỏ Đôi bồ câu trốn nắng dưới bờ mương Đằng xa kia, nắng gắt dọc chông tường Người lính đứng, gục đầu trên vọng gác (Trưa tù - 1939) day dứt, miên man một nỗi nhớ quê nhà:

Cho tới chừ đây, tới chừ đây Tôi mơ qua cửa khám bao ngày Tôi thu tất cả trong thầm lặng Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

(Nhớ đồng - 1939)

thì giờ đây, khi nhà thơ đã tìm được chính mình, tìm được sức mạnh. Hoàn cảnh gian khổ, lạnh lẽo, ảm đạm của lao tù đã làm cháy lên trong Tố Hữu sự khao khát tự do. Ông tìm hơi thở cuộc sống, mường tượng ra cuộc sống qua những tiếng động như tiếng "dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về" (Tâm tư

trong tù), tiếng chim tu hú gọi hè (Khi con tu hú), tiếng mưa ngoài phòng

giam giá rét (Một tiếng rao đêm)... Khi mắt đã bị bịt kín bởi "tường vôi lạnh", trái tim nhà thơ dường như mở ra, rộng lớn hơn để đón nhận những rung cảm của đời và đau đớn, xót xa trước hoàn cảnh éo le của cuộc sống. Và chính nó đã thổi bùng căm giận, phẫn uất trong giọng điệu thơ ông. Viết về những nỗi khổ đó, hồn thơ nhạy cảm Tố Hữu không tránh khỏi giọng đau xót:

Con chim non chiu chít Lá động khóc tràn trề Chao ôi buồn da diết Chim ơi biết đâu về. Gió lùa mưa rơi rơi

Trên nẻo đường sương lạnh Đi về đâu em ơi

Phơi thân tàn cô quạnh! (Mồ côi - 1937) và đau xót ấy đã biến thành uất hận:

Thì em hỡi! Đi đi, đừng tiếc nữa!

Ngại ngùng chi ? Nấn ná chỉ thêm phiền! Đi đi em, can đảm bước chân lên

Anh mới hiểu: càng ngậm ngùi khổ tủi Càng dày thêm uất hận của lòng ta Nuôi đi em, cho đến lớn, đến già

Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu (Đi đi em - 1938)

Hẳn phải có một niềm say mê thơ sẵn sàng trong lòng, mới cảm nhận được cuộc sống qua một tiếng động, mới đau đáu xót xa trước cảnh đời khốn khổ như vậy.

Từ những giọng điệu buồn, đau xót, uất hận trong “Xiềng xích”, Tố Hữu đã chuyển sang giọng điệu đầy lạc quan tin tưởng, giọng điệu tranh đấu quyết liệt:

Cùng tung muôn nắm tay sừng sộ: "Sao chúng ta còn mãi ở đây Đời ta đầu phải đời trâu, chó?

Không, chúng ta không ở chốn này!

Này phá dô ta! Này ta phá! Dô ta! Cho mở cửa hầm sâu!" Đó nghe không bạn hầm đang rã Bởi khối người kia đã ngẩng đầu! (Hầm người - 1938)

và cuối cùng là giọng điệu vui tươi, say mê trong rực rỡ chiến thắng trong phần “Giải phóng”:

Chừ đây Huế ơi! Xiềng gông xưa đã gãy Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!

Nước mắt ta trào, búp mí, tràn môi Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc! Ta ôm nhau, hôn nhau từng mái tóc Hả hê chưa, ai bịt được mồm ta?

Ta hát huyên thuyên, ta chạy khắp nhà Ai dám cấm ta say, say thần thánh ?

(Huế tháng Tám - 1945)

Trong “Giải phóng”, niềm vui trong thơ ông như muốn bung ra, muốn bay lên hòa cùng niềm vui đất nước:

Ta hát suốt đêm nay vui bất tuyệt Trống rung tim ta đập nhịp bồn chồn Đầu ta qua lớp lớp khải hoàn môn Hồn ta chạy sáng ngời trên ngọn đuốc Lòng ta múa lồng lên theo đám rước Ta xông lên trời với pháo thăng thiên Bay bay lên, hỡi đôi cánh thần tiên Đôi cánh mở của đất trời giải phóng! (Vui bất tuyệt - 1946)

Niềm vui bất tuyệt, niềm vui tràn ra ngoài tâm hồn, nâng con người lên tuyệt đỉnh của hạnh phúc. Những câu thơ vì thế cũng như có nhạc, như nhảy nhót khiến trái tim bạn đọc cũng phấn chấn, vui tươi, hòa cùng xúc cảm của nhà thơ trước thời đại mới.

Bên cạnh chuyển biến về giọng điệu, thơ Tố Hữu cũng có những chuyển biến về mặt thể thơ. Từ thể thơ tự do, hiện đại, Tố Hữu quay về với thể thơ lục bát của dân tộc. Năm 1944, thơ Tố Hữu đã thành ca dao. Báo hiệu bằng

“Tiếng hát trên đê” để sau đó nở rộ những tập thơ lớn thành công với thể lục

bát như “Việt Bắc” và những bài thơ có âm hưởng ca dao như “Phá đường”,

“Bầm ơi”... Thể thơ lục bát với chất thơ êm ái mang tính ngâm ngợi, với cách

gieo vần luyến láy, mềm mại đã mang lại cho Tố Hữu sự thành công lớn. Thơ ông trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Người dân đón đợi thơ ông, ngâm nga thơ ông. Từ các cụ già đến các em nhỏ đều yêu thích thơ Tố Hữu bởi tính dễ thuộc, âm điệu ngâm ngợi, hình ảnh đồng quê, làng mạc gần gũi. Thơ Tố Hữu đặc biệt có ảnh hưởng sâu sắc

đến lớp trẻ. Họ tìm thấy trong thơ Tố Hữu sự ngọt ngào của lời ăn tiếng nói dân tộc. Họ cũng tìm thấy trong thơ tâm hồn của cha ông và tình yêu nước tha thiết.

Chuyển biến từ tư duy tiểu tư sản sang tư duy cách mạng cũng là một trong những chuyển biến quan trọng của thơ Tố Hữu. Thay cho con người yếu đuối chỉ biết cảm thông, chỉ biết hận thù và bế tắc của một thời "nện bước trên đường phố Huế" (Huế Tháng tám), Tố Hữu đã "nhóm trong lòng" ý chí chiến đấu. Khi còn đi học, làm gia sư cho một nhà chủ, Tố Hữu đã bảo Phước, em nhỏ đi ở bị nhà chủ mắng đuổi:

Nuôi đi em, cho đến lớn, đến già

Mầm hận ấy trong lồng xương ống máu Để thêm nóng mai kia hồn chiến đấu Mà hôm nay anh đã nhóm trong lòng... (Đi đi em - 1938)

Và ý chí ấy càng trở nên mạnh mẽ hơn trong những ngày tháng lao tù. Nó đã trở thành sự khát khao đến cháy bỏng muốn được cống hiến cho sự nghiệp cách mạng:

Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

(Khi con tu hú)

Trong thơ và cả trong đời thực, Tố Hữu là người khao khát tranh đấu và tranh đấu đến cùng, không chùn bước. Ông luôn luôn nhắn nhủ mình, thuyết phục mình và vượt qua chính mình. Trong những ngày tuyệt thực ở nhà lao Lao Bảo, tháng 11 năm 1940, Tố Hữu đã làm ba bài thơ liền nhau. Người chiến sĩ nhịn đói đã năm ngày, sự sống chỉ còn mỏng manh một sợi dây; trong lúc đó thì một người lính lén đến thăm anh, lo anh chết. Anh lựa lời an ủi:

Đói chỉ mới dăm ngày chưa đến liệt

(Đôi bạn - 1940)

“Từ ấy” là sự tranh đấu quyết liệt giữa một bên là chủ nghĩa cá nhân và

một bên là chủ nghĩa cộng sản trong con người Tố Hữu. Và chính nghĩa luôn thắng, Tố Hữu đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt, hòa mình vào con đường chung của cả dân tộc.

Từ một tâm trạng cô đơn trước đó "Tôi chỉ một con chim bé nhỏ/ Vứt trong lồng con giữa một lồng to" (Tâm tư trong tù), Tố Hữu tìm sức mạnh trong đoàn thể, đã bước đầu hòa cái tôi của mình vào để góp phần tạo nên cái ta to lớn trong những tập thơ tiếp theo. Ông nhận thấy cuộc sống là sự tiếp nối trong tranh đấu. Người này ngã xuống, người kia tiếp bước. Cha ngã con đã kịp đứng dậy. Thuyền này vỡ tan đã có thuyền khác vượt lên. Đích đến chính là sự thắng lợi:

Tôi cứ lái cho tới ngày mệt lử Một chiều kia, dù lại cũng như anh Trở về đây trong mạn ván tan lành Giữa lúc những thuyền kia lướt tới.

(Những người không chết - 1938)

.hay:

Sự sống đã phát sinh từ cái chết Thì gian nguy hiểm nạn có hề chi! Ta hãy là đoàn chiến hạm ra đi

Hùng dũng tiến, đạp muôn đầu ngọn sóng Tương lai đó, trước mặt ta, biển rộng Trên đầu ta, lồng lộng gió trời cao! Rồi mai đây, giữa một buổi xuân đào Ta sẽ tới ru mình trong vịnh bạc.

Cuối “Từ ấy”, sau “Tiếng hát đi đày”, “Tiếng sáo ly quê”, nhà thơ đã tìm thấy những mùa xuân bát ngát khi hòa mình với quần chúng nhân dân. Cao hơn nữa, tư duy thơ Tố Hữu đã vươn lên tầm thời đại, nhà thơ hòa vào sự đấu tranh chung của nhân loại chống lại chủ nghĩa thực dân - đế quốc:

Lâu rồi, khao khát lắm, xuân ơi Nhân loại vươn lên ánh mặt trời Nhân loại trườn lên trên biển máu Đang nghe xuân tới mở môi cười.

(Xuân nhân loại - Xuân 1946)

và:

Rồi xuân ấy, cả nhân quần vui vẻ Nắm tay nhau, tuy khác tiếng, màu da Giẩm chân lên những núi sông chia rẽ Và ôm nhau thân ái cùng vang ca.

(Xuân lòng - Xuân 1938)

Có thể nói, sự chuyển biến trong thơ Tố Hữu sau khi tiếp nhận ánh sáng cách mạng là sự chuyển biến mang tính tích cực từ chỗ tối ra ánh sáng, từ buồn sang vui, từ bi quan sang tràn trề hi vọng, từ yếu đuối sang tranh đấu mạnh mẽ. Đó là sự chuyển biến bắt nguồn từ trong tư tưởng, có tính chất tất yếu, phù hợp với chuyển biến của thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giá trị tập thơ Từ ấycủa Tố Hữu (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)