Sự tin tưởng, lạc quan của người chiến sĩ đối với cuộc cách mạng của dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giá trị tập thơ Từ ấycủa Tố Hữu (Trang 40 - 44)

Chương 1 NHÀ THƠ TỐ HỮU VÀ DÒNG VĂN HỌC CÁCH MẠNG

2.1. Hình tượng cái tôi trữ tình

2.1.3. Sự tin tưởng, lạc quan của người chiến sĩ đối với cuộc cách mạng của dân tộc

mạng của dân tộc

Thơ Tố Hữu luôn tràn đầy sự tin tưởng, lạc quan của người chiến sĩ đối với cuộc cách mạng của dân tộc. Không phải tinh thần lạc quan mang màu sắc kinh nghiệm chủ nghĩa của văn học dân gian mà là lạc quan biện chứng của những người nhận thức được quy luật tất yếu của lịch sử. Hai bài thơ tiêu biểu tràn đầy sự lạc quan, tin tưởng vào cách mạng, vào nhân dân của Tố Hữu trong tập “Từ ấy”“Tiếng hát sông Hương”“Bà má Hậu Giang”. Trong

sống bằng nghề bán thân, bán tiếng hát trên sông Hương. Bên cạnh sự xót xa, cảm thông, Tố Hữu đã mang đến một niềm tin mới, tỏa ánh sáng ấm áp cho toàn bài thơ:

Ngày mai gió mới ngàn phương Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân Ngày mai trong nắng trắng ngần Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ Ngày mai bao lớp đời dơ

Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay

(Tiếng hát sông Hương - 1938)

Để có được niềm tin ấy, như đã nói ở trên, Tố Hữu đã vượt qua một chặng đường tìm đường trong đêm tối cho đến ngày nhận được ánh sáng của lý tưởng cộng sản. Niềm tin ấy được bắt đầu từ những ngày đầu tiên khi nhà thơ tiếp cận được với lý tưởng cộng sản là niềm tin bền bỉ, không bị xói mòn trước hiện thực khó khăn, gian khổ. Kể từ lúc:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

(Từ ấy - 1938)

cho đến những ngày tháng tù đày tại Lao Bảo, Đắc Lay, niềm tin đó lớn dần lên trong Tố Hữu, đã được Tố Hữu gìn giữ và xây đắp qua thời gian và được chứng minh bằng sự thật lịch sử:

Nước mắt ta trào, búp mí, tràn môi Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc! Ta ôm nhau, hôn nhau từng mái tóc Hả hê chưa, ai bịt được mồm ta?

Ta hát huyên thuyên, ta chạy khắp nhà Ai dám cấm ta say, say thần thánh ?

Thật hạnh phúc biết bao khi niềm tin đó trở thành hiện thực. Con người trở nên choáng ngợp, trở nên vui sướng tột đỉnh như nhận được sự hồi sinh bởi một phép màu tuy rằng chiến thắng đó đến đã được dự báo là tất yếu.

Niềm tin trong thơ Tố Hữu chủ yếu được thể hiện bằng cảm hứng, giọng điệu lãng mạn, “rất đỗi trữ tình”. Niềm vui được thể hiện một cách tự nhiên và thành thực. Trong “Từ ấy”, để thể hiện niềm vui ấy, nhà thơ đã chọn dùng một loạt từ ngữ gợi hình và gợi cảm: bừng (nắng hạ), chói (qua tim), rất đậm (hương), rộn (tiếng chim). Đây đều là những từ ngữ có khả năng biểu hiện trạng thái một cách ấn tượng, đậm nét. Nó vừa đột ngột, vừa mạnh mẽ, vừa sôi nổi và sâu sắc, thể hiện được trạng thái cảm xúc hưng phấn của nhân vật trữ tình. Khổ thơ như tiếng reo vui đầy phấn chấn. Ánh sáng của cách mạng được tác giả ví như “nắng hạ”, như “mặt trời” và tâm hồn đón nhận ánh sáng đó chẳng thể khác "vườn hoa lá... đậm hương và rộn tiếng chim". Có thể thấy, sự lãng mạn của thơ Tố Hữu là sự lãng mạn được tạo ra bởi phép cộng giữa cảm xúc của tuổi trẻ với khát khao được giải phóng hiện thực dưới sự soi chiếu của lý tưởng cách mạng. Vì vậy, cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu không tách rời hiện thực.

Cùng thời với Tố Hữu, nhưng khi chưa đến được với cách mạng, sự lãng mạn trong thơ của các nhà thơ mới rất khác Tố Hữu. Đó là sự lãng mạn đơn thuần của chủ nghĩa cá nhân cộng với tư duy tiểu tư sản. Nó có khát khao giải phóng nhưng lại nhầm đường. Các nhà thơ thay vì hướng đến lý tưởng cách mạng để giải phóng hiện thực, họ chỉ hướng đến một cõi mơ hồ để giải phóng sự tù túng của cá nhân. Nhà thơ Chế Lan Viên viết :

“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh Một vì sao trơ trọi cuối trời xa” Xuân Diệu thì cực đoan :

“Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta

Còn Huy Cận thì cảm thấy bơ vơ, nhỏ nhoi trước cảnh “sông dài, trời rộng, bến cô liêu” với tâm trạng “lòng quê dợn dợn vời con nước”. Tiến bộ như người li khách ra đi vì chí nhớn nhưng vẫn đượm buồn và phảng phất nỗi lẻ loi đơn độc:

Li khách ! Li khách con đường nhỏ Chí nhớn chưa về bàn tay không...

Tố Hữu ngược lại, ý thức rất rõ mối quan hệ tình cảm của mình với hiện thực hay nói đúng hơn là luôn nhận thấy giữa mình và nhân dân có mối dây liên hệ đặc biệt, không tách rời:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”

(Từ ấy - 1938)

Tuy vẫn là cái tôi cá nhân nhưng chúng ta nhận thấy rất rõ, cái tôi này đang đi tìm sự hòa hợp với cái ta chung. Dưới ánh sáng của lý tưởng cách mạng, con đường tìm kiếm này trở nên sáng rõ:

Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ

(Từ ấy - 1938)

Người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đã đặt lên vai mình nhiệm vụ cách mạng cao cả, trở thành là “con”, là “em”, là “anh” của những người cùng khổ, anh đã tự nguyện gắn mình vào mối quan hệ máu thịt với họ, cùng họ tin tưởng và đấu tranh để đưa niềm tin thành sự thật. Thơ Tố Hữu vạch cho ta thấy, chỉ có đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng mới đem lại một sự thay đổi căn bản trong đời sống xã hội Việt Nam, hạnh phúc cho những người đau khổ, lòng mẹ cho những đứa con thơ, tình yêu cho những cặp vợ chồng, Tổ quốc cho những

người mất nước. Đây là một nhận thức đúng đắn, thể hiện sự giác ngộ cách mạng sâu sắc của nhà thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giá trị tập thơ Từ ấycủa Tố Hữu (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)