2.3 .Quan điểm của Karl Popper về phƣơng pháp thực nghiệm
2.5 Những giá trị và hạn chế của phƣơng pháp luận triết học lịch sử của
2.5.1 Những giá trị của phương pháp luận triết học lịch sử của Karl
Popper
Mặc dù những tư tưởng triết học của Karl Popper phải hứng chịu sự phê phán kịch liệt của các nhà Marxist, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những giá trị tử tưởng triết học của ông, đặc biệt là những giá trị nội dung phương pháp luận triết học lịch sử trong tác phẩm “Sự nghèo nàn của thuyết sử luận”. Những giá trị này được khái quát ở một số nội dung cơ bản sau đây:
Một là, Karl Popper đề cao sự phát triển của tri thức khoa học và sự
ảnh hưởng của nó đối với sự đi lên của tiến trình lịch sử. Theo Popper, sự
phát triển của tiến trình lịch sử phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của tri thức nhân loại, nhưng con người lại không có cách nào biết được sự phát triển của tri thức nhân loại trong tương lai. Do đó con người không để dự đoán được tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Đưa ra lập luận này, mục đích của Karl Popper là để bác bỏ khả năng tiên đoán lịch sử của thuyết sử luận. Nhưng cũng chính từ lập luận này, đã cho thấy ông rất đề cao sự phát triển của tri thức khoa học và sự ảnh hưởng của nó đối với sự đi lên của tiến trình lịch sử. Quan điểm này ngày càng chứng tỏ được giá trị của nó trong xã hội ngày nay, khi mà tri thức khoa học trở thành thước đo đánh giá cho trình độ phát triển của nhân loại.
Hai là, Karl Popper khẳng định vai trò của phương pháp thực nghiệm
trong nghiên cứu khoa học xã hội. Bác bỏ quan điểm của các nhà sử luận theo
luận thuyết phản tự nhiên cho rằng, vì tính đa biến của các hiện tượng đời sống xã hội, cho nên chúng ta không thế áp dụng được phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa học xã hội. Họ cho rằng, để tiến hành được phương pháp thực nghiệm của vật lý, nhà khoa học cần tạo ra một điều kiện cách ly nhân tạo để đảm bảo trong những điều kiện giống nhau sẽ xảy ra những hiện tượng hoàn toàn giống nhau. Ngược lại với quan điểm này,
Popper cho rằng chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng được phương pháp thực nghiệm vào nghiên cứu khoa học xã hội, ông đề xuất một phương pháp mang tính nền tảng đối với mọi tri thức xã hội, tiền khoa học cũng như khoa học đó là phương pháp thực nghiệm phân mảnh. Theo đó vai trò của phương pháp thực nghiệm giúp chúng ta khám phá được sự biến đổi của các điều kiện xã hội. Nó cho phép chúng ta biết rằng điều kiện xã hội nào sẽ là những điều kiện thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử.
Ba là, Karl Popper đề xuất phương pháp diễn dịch và nguyên tắc phủ
chứng trong nghiên cứu xã hội. Phương pháp diễn dịch là phương pháp được
Karl Popper đưa ra dựa trên sự phê phán phương pháp quy nạp cổ điển. Phương pháp này dựa trên phép “kiểm sai” để khẳng định hoặc bác bỏ một lý thuyết hoặc một giả thuyết được đưa ra dựa trên tư duy phê phán, nhằm mang lại những tri thức mới, tiến bộ và đứng vững trước những phép thử - sai. Popper chính là người sáng tạo ra chủ nghĩa duy lý phê phán với việc đề xuất nguyên tắc phủ chứng (kiểm sai) trong nghiên cứu khoa học xã hội. Theo đó, kiểm sai cũng chính là cơ sở để xác định tính khoa học hay phi khoa học của các lý thuyết xã hội. Ngày nay, phương pháp diễn dịch vẫn là phương pháp được ưu tiên lựa chọn để nghiên cứu trong nhiều bộ môn khoa học xã hội.
Bốn là, Karl Popper đánh giá cao phương pháp “phân mảnh” trong hệ
thống các phương pháp luận triết học lịch sử. Việc đề cao phương pháp phân
mảnh trong hệ thống phương pháp luận triết học lịch sử của Karl Popper, cho phép ông phân biệt giữa hai khái niệm “xu hướng” và “quy luật”. Theo ông, lịch sử của chúng ta vô cùng đa dạng và phong phú như lịch sử đấu tranh giai cấp, lịch sử đấu tranh chủng tộc để giành quyền là chủng tộc thượng đẳng, lịch sử tư tưởng tôn giáo hoặc lịch sử đấu tranh giữa xã hội “mở” và xã hội “khép kín”. Để tránh sự nhầm lẫn giữa những “xu hướng” lịch sử với những “quy luật” lịch sử, cần sử dụng phương pháp phân mảnh để diễn giải lịch sử xã hội thay cho một thứ phương pháp mà theo ông nó không mấy khả thi đó