Nội dung phương pháp diễn dịch giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp luận triết học lịch sử của karl popper trong tác phẩm sự nghèo nàn của thuyết sử luận (Trang 60 - 62)

2.3 .Quan điểm của Karl Popper về phƣơng pháp thực nghiệm

2.4. Quan điểm của Karl Popper về phƣơng pháp diễn dịch – giả thuyết

2.4.2 Nội dung phương pháp diễn dịch giả thuyết

Trong hai chương đầu của tác phẩm “Sự nghèo nàn của thuyết sử luận” Karl Popper đã mô tả sự đối lập giữa các nhà sử luận theo luận thuyết phản tự nhiên và các nhà sử luận theo luận thuyết duy tự nhiên. Một bên cho rằng có thể áp dụng được những phương pháp của khoa học tự nhiên vào nghiên cứu khoa học xã hội, một bên cho rằng không thể áp dụng được những phương pháp của khoa học tự nhiên vào nghiên cứu khoa học xã hội, vì tính đa biến của các hiện tượng đời sống cũng như sự khác biệt căn bản giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Do vậy, để làm rõ cuộc tranh luận giữa chủ thuyết duy tự nhiên và chủ thuyết phản tự nhiên, Karl Popper đã đề xuất một quan điểm về tính thống nhất của phương pháp. Có nghĩa là ông đưa ra một phương pháp có thể dùng cho cho mọi bộ môn khoa học lý thuyết hay khoa học khái quát hóa, dù là các bộ môn khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội đều có thể sử dụng phương pháp này, đó là phương pháp diễn dịch.

Những điểm chính trong phương pháp luận diễn dịch giả thuyết của Karl Popper gồm:

1- Khoa học không phải bắt đầu từ những thông số kinh nghiệm, mà là từ những vấn đề. Lý luận khoa học là một loại suy đoán mang tính phổ biến đối với giới tự nhiên và xã hội (đối tượng nhận thức) và sự suy đoán luôn luôn bắt đầu từ vấn đề.

2- Người ta cố gắng giải quyết những vấn đề này bằng cách đưa ra những giả thuyết cạnh tranh và thường là không có cơ sở (lý thuyết tạm thời). Nhà khoa học dựa vào vấn đề, nêu ra những suy đoán và giả thiết mạnh dạn. Những suy đoán và những giả thuyết này chính là cái gọi là “lý luận khoa học”. Theo Popper thì những lý thuyết về lực học của Newton,

tiến hóa luận của Darwin, thuyết tương đối của Einstein… đều là loại suy đoán giả thuyết mang tính lý thuyết tạm thời.

3- Những lý thuyết này tuân theo quá trình chọn lọc bằng con đường loại bỏ sai lầm (phê phán), nghĩa là bằng con đường lập luận phê phán và so sánh, trong đó những thực nghiệm có tính quyết định luôn đóng vai trò quan trọng ở nơi nào có sự kiểm tra. Giai đoạn này tiến hành cạnh tranh và phê phán kịch liệt các loại suy đoán hoặc lý luận, tiếp thu những sự kiểm nghiệm, quan sát, sự thực nghiệm để sàng lọc ra những sai lầm để cuối cùng đưa ra những lý luận mới.

4- Kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học là tình huống có vấn đề mới (giai đoạn phủ chứng). Lý luận mới bị sự phát triển cao hơn của khoa học bác bỏ (phủ chứng) lại xuất hiện những vấn đề mới.

Bốn bước tuần hoàn phát triển qua lại để các lý thuyết, lý luận khoa học, phát triển tiến lên không ngừng. Phương pháp này đòi hỏi các nhà khoa học phải có tinh thần dũng cảm phạm sai lầm để từ đó học tập từ những sai lầm. Khoa học phát triển trong quá trình cạnh tranh và lựa chọn, chỉ có phê phán mới có thể tiến lên. Từ đó Popper khuyến khích các nhà khoa học đề cao tinh thần phê phán.

Như vậy, phương pháp diễn dịch mà Popper đề xuất là sự diễn dịch luôn đi từ những định luật ở cấp độ cao đến những khẳng định cụ thể của sự quan sát mà không thấy có con đường ngược lại. Nói khác đi, mô hình ấy hầu như chỉ vận hành sau khi đã xây dựng được lý thuyết hay giả thuyết. Nhưng, chắc hẳn nhà khoa học không phải ngay từ đầu đã đi đến ngay được những giả thuyết bằng sự đoán mò, trái lại, luôn phải xuất phát và suy luận từ những gì quan sát được. Diễn trình “quy nạp” ấy diễn ra như thế nào? Rồi sau khi một số phỏng định đã bị bác bỏ và các đề nghị khác ưu việt hơn được đề ra, ắt lại phải thu thập những bằng chứng củng cố cho đề nghị này hay đề nghị kia, để sau cùng, đề nghị tốt nhất sẽ có được vị thế của chân lý (tạm thời) được

xác lập. Popper chưa khai triển đầy đủ chi tiết về cả hai giai đoạn: tiền-giả thuyết và hậu – giả thuyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp luận triết học lịch sử của karl popper trong tác phẩm sự nghèo nàn của thuyết sử luận (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)