Phê phán phương pháp quy nạp cổ điển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp luận triết học lịch sử của karl popper trong tác phẩm sự nghèo nàn của thuyết sử luận (Trang 57 - 60)

2.3 .Quan điểm của Karl Popper về phƣơng pháp thực nghiệm

2.4. Quan điểm của Karl Popper về phƣơng pháp diễn dịch – giả thuyết

2.4.1 Phê phán phương pháp quy nạp cổ điển

Theo Popper, đối với mọi môn khoa học dựa trên kinh nghiệm đều không có sự khác biệt lớn giữa: Kiến giải, tiên đoán và trắc nghiệm. Sự khác biệt chỉ là về mặt cái gì được nhấn mạnh. Kiến giải là quá trình ta phải tìm cho được những điều kiện ban đầu hay một số định luật phổ quát để từ đó giải thích cho một dự đoán có sẵn. Tiên đoán là quá trình ta suy ra những dự đoán dựa vào các định luật và điều kiện ban đầu có sẵn. Trắc nghiệm là quá trình ta mang một định luật phổ quát hoặc một điều kiện ban đầu có vấn đề ra so sánh

với những kết quả thực nghiệm. Kết quả này là sự chọn lọc những lý thyết đứng vững được trước các thử thách và loại trừ những giả thuyết không đứng vững thông qua phép kiểm sai. Quá trình kiểm sai này cần phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, tới khi ta đã nỗ lực tối đa, thì ta mới tuyên bố là những giải thuyết đó đứng vững trước những phép trắc nghiệm nghiêm ngặt.

Từ đó, Karl Popper phân biệt sự đối lập giữa phương pháp diễn dịch và phương pháp quy nạp tương ứng xét trên một vài khía cạnh với sự phân biệt giữa thuyết duy lý và thuyết duy nghiệm. Các nhà duy nghiệm Anh kể từ Bacon đều coi các khoa học như hoạt động thu thập quan sát mà từ đó người ta đưa ra những khái quát hóa thông qua phép quy nạp. Còn Descartes, người theo thuyết diễn dịch, quan niệm rằng mọi khoa học đều là những hệ thống diễn dịch. Nhưng điểm khác biệt giữa quan niệm của Descartes và Karl Popper về phương pháp diễn dịch đó là: Descartes cho rằng những nguyên lý, những tiền đề của các hệ thống diễn dịch phải đảm bảo là hiển nhiên (tức là rõ ràng và minh bạch). Popper thì ngược lại, Ông cho rằng những nguyên lý, những tiền đề của hệ thống diễn dịch là những phỏng định hay những giả thuyết thăm dò và chúng có khả năng bị bác bỏ.

Popper bác bỏ quy nạp và kiểm chứng với tư cách là tiêu chuẩn của sự phân định tri thức khoa học với không phải tri thức khoa học. Theo ông, tính có thể luận chứng được một cách hoàn toàn và tính xác thực hoàn toàn không thể đạt được trong khoa học, còn khả năng xác nhận từng phần thì không thể phân biệt khoa học với không phải khoa học, chẳng hạn, học thuyết của các nhà chiêm tinh học về ảnh hưởng của các vì sao đến số phận con người được xác nhận bởi một khối tài liệu kinh nghiệm khổng lồ. Vì thế, Popper không coi tính có thể luận chứng được các vấn đề của khoa học hay tính có thể xác nhận được chúng bằng kinh nghiệm là nét đặc thù của khoa học. Một số mệnh đề nói về thế giới vật lý được

thể hiện không phải ở tính có thể xác nhận được chúng bằng kinh nghiệm, mà là ở chỗ kinh nghiệm có thể bác bỏ chúng. Nếu hệ thống các khẳng định bị bác bỏ bởi kinh nghiệm, nghĩa là nó mâu thuẫn với tình hình thực tế, thì điều đó nói lên rằng hệ thống này thể hiện một cái gì đó về thế giới. Xuất phát từ những nhận thức như vậy, Popper coi tính có thể phủ chứng được – tức tính có thể bác bỏ được bằng kinh nghiệm – là tiêu chuẩn phân định.

Bên cạnh đó, Karl Popper phê phán quan niệm và niềm tin thông thường cho rằng quy nạp từ quan sát để rút ra tri thức là phương pháp phổ biến trong việc hình thành và kiểm nghiệm một lý thuyết khoa học. Theo ông, trong các bộ môn khoa học tự nhiên và đặc biệt là trong các bộ môn khoa học xã hội thì chúng ta không thể quan sát được những đối tượng của mình trước khi suy nghĩ về chúng, bởi vì hầu hết những đối tượng của khoa học xã hội rất trừu tượng. Popper đưa ra những khái niệm như “chiến tranh”, “quân đội” để ví dụ cho sự trừu tượng của các đối tượng của khoa học xã hội. Từ đó, Karl Popper phê phán phương pháp quy nạp khi chúng xuất phát từ quan sát để đi một cách có hệ thống đến lý thuyết thông qua một số phương pháp khái quát hóa nhất định thông qua phép “kiểm đúng”. Qua đó, Popper ủng hộ cho phương pháp diễn dịch, một phương pháp chọn lọc thông qua phép “kiểm sai”. Theo phương pháp diễn dịch thì chúng ta sẽ xuất phát từ những lý thuyết hay những giả thuyết ban đầu sau đó tìm những lý thuyết mới để so sánh với lý thuyết đưa ra ban đầu đó và tìm cách bác bỏ nó, nếu như đã nỗ lực hết sức để bác bỏ đó thông qua phép “kiểm sai” hết sức nghiêm ngặt mà lý thuyết đó vẫn đứng vững, thì có thể tạm thời khẳng định rằng lý thuyết ban đầu đưa ra đó là khoa học, cho tới khi có một lý thuyết mới có khả năng bác bỏ lý thuyết đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp luận triết học lịch sử của karl popper trong tác phẩm sự nghèo nàn của thuyết sử luận (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)