Quan điểm của Karl Popper về “bất định luận lịch sử”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp luận triết học lịch sử của karl popper trong tác phẩm sự nghèo nàn của thuyết sử luận (Trang 38 - 41)

1.3.2 .Tác phẩm Sự nghèo nàn của thuyết sử luận

2.1 Sự phê phán của Karl Popper đối với “Thuyết sử luận” và quan

2.1.2 Quan điểm của Karl Popper về “bất định luận lịch sử”

Nguyên lý bất định được phát triển bởi nhà vật lý lý thuyết người Đức Werner Heisenberg, đây là một nguyên lý quan trọng của cơ học lượng tử. Theo nguyên lý bất định ta không bao giờ có thể xác định chính xác cả vị trí lẫn vận tốc (hay động lượng, hoặc xung lượng) của một hạt vào cùng một lúc. Nếu ta biết một đại lượng càng chính xác thì ta biết đại lượng kia càng kém chính xác. Có thể nói sự ra đời của nguyên lý bất định là sự cáo chung của những lý thuyết có tính chất tất định.

Trong giai đoạn đầu của lịch sử vật lý, từ Newton đến trước khi thuyết tương đối ra đời, thì thuyết tất định luận vật lý trở thành niềm tin giáo điều của mọi bộ óc vật lý. Ngay cả các triết gia như Spinoza, Leibniz, Kant, Schopenhauer cũng tin vào chủ thuyết này. Cho tới khi C. S. Peirce, một nhà vật lý, nhà toán học và triết học người Mỹ tiến hành phê phán thì niềm tin giáo điều này mới có sự thay đổi. Theo Peirce, chúng ta không thể khẳng định được tính hoàn hảo của mọi chiếc đồng hồ vì thế chúng ta tự do phỏng định một sự lỏng lẻo hay một sự không hoàn chỉnh nào đó nhất định trong chiếc đồng hồ. Chúng ta cho phép sự có mặt của yếu tố may rủi, đồng thời vẫn tuân thủ các định luật chặt chẽ của Newton và những quy luật sác xuất thống kê. Hướng tiếp cận này của Peirce đã dẫn tới vật lý học cổ điển bị đánh đổ và các nhà vật lý dần từ bỏ thuyết tất định vật lý khi xuất hiện lý thuyết lượng tử mới.

Karl Popper kế thừa nguyên lý bất định của Werner Heisenberg trong cơ học lượng tử để luận giải các vấn đề của khoa học xã hội, từ đó phê phán quan điểm quyết định luận (tức là học thuyết về mối liên hệ tất yếu, khách quan, tính quy định nhân quả phổ biến của tất cả các hiện tượng trọng tự nhiên, xã hội và tư duy) của thuyết sử luận và đưa ra quan điểm bất định luận lịch sử. Quan điểm này đã được Karl Popper diễn giải thỏa đáng trong chương

viết về thuyết bất định, là một phần của Lời bạt: Hai mươi năm sau trong cuốn “Logic khám phá khoa học” của ông. Nó tiếp tục được luận giải thêm trong tác phẩm Sự nghèo nàn của thuyết sử luận. Ở tác phẩm này, Popper đã chỉ ra rằng sự ảnh hưởng của những tiên đoán tới những sự kiện được tiên đoán đã dẫn đến tính bất định thường không được tính đến của các tiên đoán. “Có thể cho rằng tính bất định này là kết quả của mối tương tác giữa đối tượng được quan sát và chủ thể quan sát mà cả hai lại thuộc cùng một thế giới vật lí như nhau của hành động và của tương tác” [39, tr.38].

Sự tác động của lời tiên đoán đến sự kiện được tiên đoán có thể dẫn đến hai sự việc: một là, nó trở thành nguyên nhân của các biến cố (tức là những biến cố này có thể không xảy ra nếu nó không được tiên đoán); hai là, lời tiên đoán mang tính đe dọa có thể dẫn đến thái độ phòng ngừa (tức là với sự cẩn trọng hay bất cẩn của nhà khoa học khi đưa ra lời tiên đoán có thể gây ra biến cố hoặc dập tắt biến cố). Cả hai trường hợp trên đều tôn trọng tính khách quan khoa học đó là: Nói ra sự thật và chỉ ra sự thật. Nhưng không thể khẳng định rằng người đưa ra tiên đoán hoàn toàn tuân thủ tính khách quan khoa học, vì khi đưa ra tiên đoán họ đã tác động đến những biến cố theo mong muốn chủ quan. Ví dụ như trong nghiên cứu khoa học, khi đòi hỏi đề tài nghiên cứu khoa học cần có sự công bố và xem xét đến ảnh hưởng thực tế của công trình đối với tương lai đã vô tình phá hỏng tính khách quan của các sự kiện. Như vậy, tính bất thường không được tính đến của các tiên đoán được mô tả bằng một nguyên lý gọi là “nguyên lý bất định”. Nguyên lý này khi được vận dụng vào việc lý giải các vấn đề trong khoa học xã hội của Karl Popper được gọi là “bất định luận lịch sử”. Mục đích chính của việc đưa ra quan điểm bất định luận lịch sử của Karl Popper là để phủ nhận những tiên đoán lịch sử dài hạn của thuyết sử luận.

Khi phân tích hai luận thuyết của thuyết sử luận Karl Popper cho rằng, cả luận thuyết phản tự nhiên và luận thuyết duy tự nhiên đều không thể tiên đoán được lịch sử, tức là không thể nhận thức được quy luật của lịch sử.

Thứ nhất, quan điểm “bất định luận lịch sử” của Karl Popper được thể

hiện thông qua việc phân tích luận thuyết phản tự nhiên của thuyết sử luận.

Luận thuyết phản tự nhiên là những quan điểm phản đối việc vận dụng những

phương pháp của khoa học tự nhiên vào trong nghiên cứu khoa học xã hội. Karl Popper tập trung phân tích những luận cứ: Khái quát hóa, thực nghiệm, tính mới lạ, tính phức hợp, sự thiếu chính xác trong tiên đoán, tính khách quan và cách đánh giá, thuyết chủ toàn,nhận thức trực giác, những phương

pháp định lượng, duy bản chất đối lại duy danh nhằm mục đích bác bỏ khả

năng nghiên cứu xã hội một cách chính xác, nhất là vạch ra quy luật phát triển, dự báo tương lai và vạch ra kế hoạch để cải tạo xã hội một cách chủ quan.

Thứ hai, quan điểm “bất định luận lịch sử” của Karl Popper được thể

hiện thông qua việc phân tích luận thuyết duy tự nhiên của thuyết sử luận.

Luận thuyết duy tự nhiên cho rằng có thể vận dụng những phương pháp của

khoa học tự nhiên vào xã hội và họ giải thích là vì khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội chỉ là sự phân nhánh của tri thức. Thuyết này thừa nhận khả năng tiên tri xã hội nhưng lại bác bỏ khả năng kiến tạo xã hội mới. Và theo Karl Popper thì xét đến cùng thuyết này cũng dẫn đến “thuyết định mệnh” – xã hội đã có những quy luật bất biến rồi, ý chí của con người không thể thay đổi được gì.

Tóm lại, Karl Popper phân tích cả hai luận thuyết trên của thuyết sử luận cũng là để nhằm mục đích bác bỏ “thuyết sử luận”, khi thuyết này cho rằng xã hội có những quy luật bất biến, con người có thể nhận thức được quy luật đó và tiên đoán lịch sử tương lai. Để phê phán quan điểm này của thuyết

sử luận, Karl Popper lập luận rằng, con người không có cách nào (dù bằng lý tính hay khoa học) để tiên đoán được sự phát triển của tri thức nhân loại trong tương lai, mà sự phát triển của lịch sử xã hội lại phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của tri thức nhân loại, do đó ông đưa ra kết luận con người không thể tiên đoán được lịch sử nhân loại trong tương lai và như vậy tiên đoán lịch sử của thuyết sử luận là sụp đổ. Từ đó, ông đưa ra quan điểm “bất định luận lịch sử” – con người không thể nhận thức được quy luật của toàn bộ lịch sử, cũng như con người không có khả năng tiên đoán lịch sử lâu dài. Quan điểm này được được kế thừa từ thuyết bất định trong vật lý cổ điển. Theo Popper, tính bất thường không được tính đến của các tiên đoán được mô tả bằng một nguyên lý gọi là “nguyên lý bất định”. Nguyên lý này khi vận dụng vào việc lý giải các vấn đề trong khoa học xã hội của Karl Popper được gọi là “bất định luận lịch sử”. Tuy nhiên, bác bỏ khả năng tiên đoán lịch sử của thuyết sử luận không có nghĩa là Popper bác bỏ hoàn toàn mọi tiên đoán lịch sử, mà ông chỉ bác bỏ những tiên đoán dài hạn của thuyết sử luận, còn những tiên đoán ngắn hạn theo Popper chúng ta vẫn hoàn toàn nhận thức được thông qua những phương pháp triết học lịch sử như phương pháp công nghệ phân mảnh, phương pháp thực nghiệm (thử - sai), Phương pháp diễn dịch giả thuyết.

2.2 Sự phê phán của Karl Popper về quan điểm “chủ toàn” và quan điểm của ông về phƣơng pháp“phân mảnh”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp luận triết học lịch sử của karl popper trong tác phẩm sự nghèo nàn của thuyết sử luận (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)