6. Kết cấu
2.2. Giải mã văn hoá những motif trong truyền thuyết Đinh Lê
2.2.3. Motif lập chiến công phi thường
Motif lập chiến công phi thường là một motif điển hình của truyền thuyết dân gian. Khơng có truyền thuyết nào khơng mô tả chiến công phi thường của những anh hùng và những mơ típ khác nếu có thì cũng đóng vai trị là sự chuẩn bị (motif sinh đẻ thần kì) hoặc nhấn mạnh (hiển linh, âm phù) cho motif này. Như vậy chiến công phi thường là motif trung tâm của thể loại truyền thuyết anh hùng chống xâm lược, bởi miêu tả chiến công của người anh hùng là lí do tồn tại của truyền thuyết dân gian. Motif này trình bày ở hai dạng biểu hiện là sức mạnh tự thân của nhân vật và sự phù trợ của các vật thiêng, phép lạ. Ta nhận thấy ở nhiều truyền thuyết, nhiều khi nhấn mạnh việc nhân vật lập được chiến công là nhờ sự phù trợ rất lớn của các vật thiêng, phép lạ. Đó có thể là chiếc nỏ thần mà thần Kim Quy đã trao cho An Dương Vương, đó có thể là thanh gươm thần mà rùa vàng cho Lê Lợi mượn để dẹp giặc…Ở truyền thuyết Đinh Lê, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn lập được nghiệp đế vương phần lớn là ở chính tài năng và nghị lực của bản thân. Tài năng của Đinh Bộ Lĩnh đã được khẳng định ngay từ nhỏ. Từ nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh đã có biệt tài về bơi lội. Dịng sơng chảy qua làng rất lớn, rất sâu và xiết, chỉ có
Đinh Bộ Lĩnh mới bơi ra được giữa dòng, lặn sâu xuống bắt cá được. Ai muốn ba ba to chừng nào chỉ cần lấy tay vẽ lên cát, đứng chờ một lát ông sẽ bắt lên đúng như hình vẽ này. Chính tài lạ này khiến cho dân làng càng tin ông đúng là con của rái thần, bởi vì người thường thì làm sao có thể bơi lặn giỏi như thế. Và điều đặc biệt, nếu theo lời kể như trong truyền thuyết này thì chính nhờ có khả năng giỏi bơi lặn, mò hụp giỏi mà Đinh Bộ Lĩnh mới có được ngơi vương. Vì khơng ai khác ngồi ơng có thể táng mả bố mình vào huyệt vương ở dưới đáy sơng Hồng Long kia. Khơng chỉ có tài về bơi lặn, Đinh Bộ Lĩnh còn là một tài năng quân sự ngay từ thuở còn chăn trâu cắt cỏ. Dưới bóng cờ lau, ông và các bạn ở Sách Bông đã thao tập, luyện rèn, tập đánh trận giả.
Cũng như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn lập được nghiệp vương cũng là nhờ vào tài năng thực sự của mình. Ơng ghi danh vào lịch sử với những chiến cơng đánh bại giặc bên ngồi và dẹp giặc bên trong, tỏ rõ võ công anh hùng cái thế của mình. Trong truyền thuyết này, điều quyết định để nhân vật lập nên đế nghiệp khơng hẳn là ở chính các vật thiêng. Vật thiêng nhiều khi cũng chỉ mang tính chất điềm báo mà thơi. Viên ngọc thiên bảo, ngũ sắc kết hình chữ vương nhưng lại bị sứt một góc ngay ở đầu chữ vương mà Đinh Bộ Lĩnh kéo lưới lượm được cũng chỉ mang tính chất điềm báo trước Đinh Bộ Lĩnh sau sẽ làm vua và hậu phúc khơng được lâu bền. Nó khơng phải là bảo bối để trở thành sức mạnh để ông dẹp tan được loạn 12 sứ quân sau này. Có lẽ cũng nên nói rõ một điều rằng, trong truyền thuyết Đinh Lê không phải là không nhắc đến các vật thiêng và khơng phải nó khơng có sự trợ giúp nào, nhưng chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh hơn rằng tài năng mới chính là cái tiên quyết nhất quyết định nên thành công của người anh hùng. Trợ giúp cho người anh hùng, có thể gồm cả thiên thần và nhân thần. Ở nhiều trường hợp các lực lượng đó sé giúp cho nhân vật thoát nạn và lập chiến cơng. Có những lúc người anh hùng tưởng như đã bước vào con đường cùng, nhưng sau đó lại có sự trợ giúp cứu trợ kịp thời của các sức mạnh thần bí. Từ nhỏ cho đến mãi sau
này, bên họ dường như ln có sức mạnh kì bí nào đó che chở. Đinh Bộ Lĩnh là nhân vật luôn được các lược nhiên thần và nhân thần trợ giúp trong suốt cuộc đời. Thuở còn chơi trò cờ lau tập trận, Đinh Bộ Lĩnh đã dám giết trâu của chú để khao quân. Bị chú cầm gươm lăm lăm đuổi, những tưởng là ông khơng thốt khỏi cái chết. Thế nhưng ngay sau lời gọi: “Rồng ơi rồng, chở ta
qua sơng, cứu ta với” thì ngạc nhiên làm sao, một con rồng vàng lớn hiện ra,
hụp đầu ba lạy như vái, như chào mời rồi ghé sát lưng đón Bộ Lĩnh qua sơng. Đến khi Bộ Lĩnh phải sống những tháng ngày đói khát, vất vả trong rừng thì khi tỉnh dậy ln thấy có rất nhiều hoa trái rừng, gần đó có hai con voi đang quỳ chầu hai bên canh chừng. Tuy chưa phải là đã giúp nhân vật lập chiến cơng nhưng chính những lực lượng thuộc về thế giới tự nhiên đó đã giúp nhân vật thoát nạn để sau này tạo dựng được sự nghiệp phi thường. Khi nhắc đến cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh, người ta thường khơng thể khơng nhắc đến hình ảnh rồng vàng. Đối với người anh hùng này, rồng vàng đã có rất nhiều ân nghĩa. Rồng vàng khơng chỉ giúp Bộ Lĩnh thốt khỏi lửa hận của ơng chú mà cịn chỉ ra những bước đầu tiên để tạo dựng được cơ đồ đế vương: “Trời còn thử thách đại vương dăm ba năm nữa. Cuộc đời, sự nghiệp của đại vương phải trải qua một vịng trịn khép kín: từ rừng ra bể rồi lại về rừng” (Đinh Bộ Lĩnh cưỡi rồng về Cửa Bố). Lực lượng nhiên thần còn trợ giúp cho Đinh
Điền, Nguyễn Bặc không phải tốn một mũi tên, hòn đạn nào mà phá tan được giặc. Đinh Điền, Nguyễn Bặc đã cầu Long Hải đại vương, sóng biển dữ dội mà các thần tạo ra đã nhấn chìm tất cả lũ giặc dữ. Chiến cơng của các nhân vật trong rất nhiều trường hợp khơng phải chỉ có từ sự giúp sức của các nhiên thần mà còn do sự âm phù của tổ tiên, của những người anh hùng từ triều đại trước. Sự hiển linh âm phù này chúng tơi sẽ tìm hiểu kĩ ở mơ típ hố thân kì lạ của các nhân vật.
Nếu như ở motif sinh nở thần kì, người anh hùng trong xác thân lịch sử phi phàm hàm chứa năng lượng tự nhiên thì ở mơtíp này, trong hình hài cá nhân anh hùng lại chứa đựng sức mạnh của tập thể, của cộng đồng. Chiến
công mà Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn đạt được hiển nhiên là phi thường. Nó khơng chỉ có ý nghĩa lập nên cơ đồ bá nghiệp cho mỗi nhân vật mà nó cịn có ý nghĩa đối với cả cộng đồng. Sức mạnh mà các vị anh hùng này mang trong mình cịn hàm chứa sức mạnh, niềm mong mỏi của cả thời đại, của cả cộng đồng. Kể về chiến công của các vị anh hùng đó, dân gian ln lồng vào đó những lí tưởng của thời đại mình.
2.2.4. Motif hố thân kì lạ
Về nguồn gốc sớm nhất, quan niệm về sự tái sinh có mối quan hệ với tín ngưỡng tơ tem của những cộng đồng người cổ xưa khi mới bắt đầu sống định cư bằng nông nghiệp. Thời nguyên thuỷ là thời kì mà lồi người chưa thật sự ý thức được rằng mình với cỏ cây, mn thú là khác nhau, có đời sống khác nhau, có sự sinh sản, phát triển và huỷ diệt khác nhau. Họ cho rằng giữa mình và cây cỏ mn thú có sự chuyển biến qua lại lẫn nhau, có đời sống gắn bó với nhau, có chu kì tồn tại như nhau. Cho nên khi quan sát sự sinh nở của cây cỏ, sự phát triển và chết đi của mn thú, con người mới cho rằng chu kì đời sống của mình cũng như vậy, như mn vàn sinh vật khác, sinh ra, lớn lên và chết đi, rồi lại được sinh ra, cứ thế tiếp diễn mãi mãi. Quan niệm này đã được Phật giáo kế thừa và phát triển thêm thành một học thuyết tôn giáo về hiện tượng tái sinh, tạo thành một trong những tinh thần đặc trưng của Phật Giáo. Đó là thuyết luân hồi.
Về mặt tín ngưỡng dân gian, có thể thấy rõ nhất là motif tái sinh trong truyện kể dân gian phần nào có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ cây, thờ nước. Đây là những tín ngưỡng quan trọng và đặc trưng của cư dân nơng nghiệp.
Motif tái sinh có thể được xem là một motif khá quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian nước ta và nhiều nước trên thế giới. Mơtíp này xuất hiện nhiều trong thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích dân gian và trong nhiều tác phẩm truyền kì của văn học thành văn. Trên cơ sở những định nghĩa chung về mơtíp như một tình tiết góp phần tạo nên đề tài cốt truyện, chúng tơi
đã định nghĩa mơtíp tái sinh là những tình tiết dùng để miêu tả hiện tượng chết đi và sống lại của nhân vật trong truyện kể, bao hàm hình thức sống lại thành người và cả sống lại thành nhân vật.
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi thì truyền thuyết là một thể loại kế thừa nhân vật thần thoại và phát triển theo hướng xây đắp thêm, làm phong phú và sắc nét dần lên những hiện tượng vốn mộc mạc của thần thoại. Và vì thế các nhân vật trong truyền thuyết cho dù là những anh hùng có cơng trong việc đấu tranh với thế lực ngoại bang hung ác hoặc là những con người trần tục có sức khoẻ phi thường, đánh nhau với yêu ma quỷ quái để đem lại bình yên cho nhân dân thì hầu hết họ đều mang trong mình nửa dịng máu thần linh do thiên nhiên cảm ứng với cơ thể người mẹ mà họ được sinh ra. Đây cũng là một trong những motif phổ biến trong truyện kể dân gian của các dân tộc trên thế giới – motif mang thai và sinh nở thần kì.
Theo sự phân tích của Kiều Thu Hoạch trong Tuyển tập văn học dân gian người Việt (tập 4) thì khi sáng tạo nhân vật truyền thuyết, tác giả dân
gian dường như đã gặp một nghịch lý trong quan niệm về người anh hùng: một mặt họ nhìn thấy được tính chu kỳ trong đời người, mặt khác họ không muốn tin người anh hùng phải chết. Để giải quyết nghịch lí này, tác giả truyền thuyết sử dụng mơtíp hố thân để chỉ sự bất tử của người anh hùng. Khi chết, người anh hùng có thể biến thành giao long (thánh Linh Lang trong truyền thuyết ven Hồ Tây), có thể theo đám mây vàng bay lên trời (ba vị thần ở Tam
Bảo Châu trong truyền thuyết Hùng Vương, Thánh Gióng)… và sự hố thân
thành linh vật của các vị anh hùng ít nhiều có liên quan đến nguồn gốc ra đời của họ, dường như nhân dân của các câu chuyện truyền thuyết muốn nói rằng những vị anh hùng ấy ra đời từ thế giới siêu nhiên nên đến khi chết cũng trở về thế giới siêu nhiên của họ và vẫn tiếp tục tồn tại bất tử trong quan niệm tâm linh của quần chúng nhân dân. Chết đối với các nhân vật ấy không phải là sự kết thúc mãi mãi mà nhiều khi chỉ là một dạng thức khác của cuộc sống. Sở dĩ nói như thế bởi vì những con nguời đó vẫn “sống”, vẫn hiển linh âm
phù cho các thế hệ sau. Họ chỉ mất đi về mặt thể xác nhưng họ vẫn sống mãi, bất diệt mãi trong đời sống tâm linh của mọi người dân. Truyền thuyết kể về sự xuất hiện và trợ giúp dương gian của những vị anh hùng đó mà khơng chút ngạc nhiên nào, chỉ riêng điều đó thơi cũng chứng tỏ những con người đó dù chết rồi nhưng vẫn ln gần gũi thân quen và gắn bó với đời sống cộng đồng như thế nào. Trong Truyền thuyết Đinh Lê ta thấy xuất hiện hai “kiểu” về cái chết. Một là bị chết trận. Hai là tự nhiên không ốm không đau mà chết và dân gian thường gọi bằng một từ thiêng liêng là “ngài hoá”.
Về kiểu chết trận, cái chết của Đinh Điền và Kiều Công Hãn luôn để lại trong ta những ấn tượng vừa kinh ngạc vừa cảm phục. Tuy hai người ở hai chiến tuyến khác nhau nhưng họ đều là những vị tướng tài và được người đời kính trọng. Đinh Điền là một trong quan tứ trụ của triều Đinh. Ơng phị giúp Đinh Bộ Lĩnh từ thuở niên thiếu cho đến khi nhà Đinh lập nên nghiệp lớn. Vì ơng muốn giữa ngôi cho nhà Đinh nên cùng Phạm Hạp và Nguyễn Bặc dấy binh chống lại Lê Hồn. Khơng đạt được tâm nguyện lớn nhất của mình, Đinh Điền đã phải bỏ mạng, nhưng người đời vẫn nhắc đến ông, nhắc đến cái chết của ơng. Điều đáng nói là ở cái chết đó có q nhiều yếu tố dị kì và lạ lùng. Ơng bị chém., đầu chỉ cịn dính hờ vào cổ, máu loang đỏ chiến bào, ướt đẫm ngựa chiến. Thế mà ông vẫn oai phong phi ngựa vượt vòng vây, vẫn hỏi chuyện được bà hàng nước rồi sau đó mới tìm đến cái chết trong trạng thái vơ cùng bình thản. Thêm điều phi thường cho các bậc phi thường là điều ta thường gặp trong các truyền thuyết. Người thường sao có thể bị chém đứt đầu mà vẫn có thể sống được. Chính sự khác thường đó mà người ta cho ơng là thiên tướng nhà trời giáng trần. Để giải thích điều này, chỉ có thể là do niềm ngưỡng mộ sùng bái các vị anh hùng của quần chúng nhân dân. Điều đáng nói là có hai cách kể khác nhau về cùng một cái chết của Đinh Điền, mà lịch sử thì chỉ có một mà thơi. Truyện Đinh tế thế hộ quốc và phu nhân, có cách kể
khác về cái chết của vị quan ngoại giáp Đinh Điền. Theo truyện này thì Đinh Điền cũng có chống lại Lê Hồn nhưng khơng phải chết vì bị chém đầu mà
ông đã bay theo làn mây như dải lụa hồng, ra đến sơng Đằng Châu thì hố. Nếu thế thì cái chết của ơng lại thuộc kiểu: khơng ốm khơng đau tự nhiên hố. Dù là cách kể nào đi nữa thì cũng khơng giống như chính sử. Nhân dân ta thông qua truyền thuyết đã viết lại những trang sử của riêng mình. Những trang sử đó chứa đựng cả những quan niệm, thái độ, tình cảm và cách đánh giá của dân gian. Sự thật thì Đinh Điền đã chết ngay tại trận, dưới lưỡi gươm của Phạm Cự Lượng – tướng của lê Hồn, chứ đâu cịn có thể phi ngựa vượt vịng vây, rồi cịn có thể nói chuyện với bà hàng nước, lại càng không thể không ốm không đau, tự nhiên bay theo dải mây hồng rồi hố. Dù cách nào thì nhân dân cũng không muốn ông phải chết thảm trên chiến trận như trong hiện thực. Ơng đến với cái chết vơ cùng nhẹ nhàng. Sở dĩ có những cách kể khác nhau về cái chết của Đinh Điền vì truyền thuyết mang trong mình đặc điểm chung của thể loại văn học dân gian. Mà đặc trưng nổi bật nhất của văn học dân gian lại là tính dị bản do lưu truyền trong một môi trường rộng và bằng hình thức truyền miệng. Thế nhưng có lẽ cách kể khác nhau đó phần lớn là do tình cảm, tư tưởng, cách đánh giá… ở mỗi vùng miền không phải bao giờ cũng giống nhau. Giữa rất nhiều mẫu số chung đó vẫn có những nét riêng biệt và chính điều đó đã tạo nên “tính địa phương hố” khi kể về cùng một sự kiện, một hiện tượng. Khi kể về quan ngoại giáp Đinh Điền, tính địa phương khơng chỉ tìm thấy trong cách kế về cái chết mà cịn tìm thấy trong cách kể về lai lịch của ơng. Có truyền thuyết thì kể ơng là con ni của Đinh Cơng Trứ - thân phụ của Đinh Bộ Lĩnh. Có truyền thuyết thì kể ơng chỉ là người cùng làng với Đinh Bộ Lĩnh. Cùng thuộc kiểu chết trận như Đinh Điền, có tướng quân Kiều Công Hãn. Trong cái chết ấy chứa đựng những yếu tố phi thường của một bậc hào kiệt. Kiều sứ quân bị Nguyễn Tấn chém cho nhả cổ, máu chảy ròng ròng như vịi cau, thế mà vẫn có thể thúc ngựa chạy đến được tận Trung Lẫm. Gặp cánh đồng lầy lội, khó có thể vượt qua được, ơng mới dừng ngựa và… buộc lại vết thương ở cổ, sau đó quay trở lại An Lũng. Hành trình