Lễ đánh thức đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát truyền thuyết và lễ hội đinh lê ở ninh bình (Trang 80 - 82)

6. Kết cấu

3.4. Một số phong tục tập quán, tín ngƣỡng có liên quan

3.4.2.3. Lễ đánh thức đất

Hội vật khơng chỉ là một trị chơi dân gian hấp dẫn náo nhiệt mà chúng tơi cho rằng nó có thể liên quan đến tín ngưỡng đánh thức đất của người Việt xưa. Vật trước hết là một môn thể thao truyền thống, xuất hiện hầu hết trong các dịp lễ hội với tinh thần thượng võ. Đấu vật là một môn thể thao tác chiến giữa hai đối thủ cố gắng kiềm chế đối phương bằng cách nắm, kéo, vặn, đè… nhưng không được trực tiếp đấm đá. Những người tham gia cuộc đấu gọi là đô vật. Thường trong một trận đấu có hai đơ vật đấu với nhau. Trong lễ hội này, các đô vật được tuyển chọn từ các địa phương và các huyện xung quanh

huyện Hoa Lư để thi đấu với nhau. Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi khua chân múa tay để sinh miếng nhau họ mới xông vào ôm lấy nhau, lừa vật nhau. Nhiều miếng võ truyền thống của môn võ này như xốc nách, miếng bị, miếng hang, miếng gồng… thật bí hiểm và ngoạn mục khiến người xem hồi hộp theo dõi và cổ vũ. Tiếng chiêng tiếng trống rền vang làm cho lòng người càng thêm háo hức. Các đô vật dùng nhiều miếng vật ngửa đối thủ. Với miếng võ nằm bị, có tay đơ vật nằm lì mặc cho địch thủ đẩy mình rồi bất thần họ thừa thời cơ nhổm dậy phản công lại đối phương khiến cho người xem thấy vô cùng hấp dẫn. Những người thắng cuộc phải làm cho đối phương “lấm lưng trắng bụng” (nằm ngửa ra đất) hoặc bị nhấc bổng khỏi mặt đất. Mơn vật khơng những địi hỏi sức khoẻ mà cịn đòi hỏi sự khéo léo nhanh nhẹn của người chơi.

Ngày xưa, cha ông ta không coi đô vật là một trò chơi đơn thuần, thắng thua khơng quan trọng bằng phần hồn của nó. Trong lễ hội xưa, vật được coi là hình thức để tơn vinh sức mạnh của dương tính. Vì thế nếu đấm bốc diễn ra trên sân khấu hình vng thì mơn vật của ta lại diễn ra trên xới vật hình trịn. Xới vật trịn được đặt trước sân đình hình vng. Đó khơng phải là sự sắp xếp ngẫu nhiên mà tất cả đều có ý nghĩa sâu xa. Vng và trịn theo quan niệm của dân tộc ta là hai hình tồn vẹn, nên mới có câu “mẹ trịn con vng”. Hơn nữa trịn là mặt trời tượng trưng cho tính dương, các đơ vật là nam cũng tượng trưng cho tính dương. Chính vì vậy thơng qua trò chơi này, người ta còn mong cho dương vượng để có mưa thuận gió hịa, cây cối sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi.

Đầu xuân năm mới, các cư dân nơng nghiệp cịn có một hình thức đánh thức đất khác nữa, đó là lễ cày tịch điền. Lễ cày tịch điền được tiến hành đầu tiên ở nước ta dưới thời vua Lê Đại Hành. Nó khơng chỉ nhằm mục đích khuyến khích nơng nghiệp phát triển mà có lẽ nó cịn liên quan đến nghi thức đánh thức đất trong những ngày đầu xuân của người Việt. Lễ này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Là ngày hội xuân, khi đó các vua quan lần lượt xuống

ruộng cày một vài đường đất nhằm khích lệ nông dân phát triển nông nghiệp đặc biệt là nông nghiệp lúa nước. Sau khi đã làm lễ cúng thần Nơng, nhà vua đích thân xuống cày 3 luống, các vương tôn cày 7 luống, sĩ phu cày 9 luống, sau đó thửa ruộng này sẽ được chăm sóc và sản phẩm dùng để tế lễ năm sau. Nhà vua đánh thức đất đai bằng đường cày khai xn đầu tiên. Đó chính là xuân khai mở đánh thức đất đai. Để nhớ về cội nguồn, lễ hạ điền ẩn chứa lời nhắn nhủ việc đồng áng của người nông dân, chăm lo việc khuyến nông để nhà nhà no đủ hạnh phúc. Đây cịn là dịp để người nơng dân, con trâu, thửa ruộng báo hiệu một mùa xuân mới, một mùa lao động mới trên khắp cánh đồng quê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát truyền thuyết và lễ hội đinh lê ở ninh bình (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)