6. Kết cấu
2.2. Giải mã văn hoá những motif trong truyền thuyết Đinh Lê
2.2.1. Motif sinh nở thần kì
Motif sinh nở thần kì là đặc điểm chung dễ nhận thấy nhất ở các nhân vật anh hùng. Mặc dù công thức này được sử dụng cả ở trong cổ tích và truyền thuyết nhưng giữa hai thể loại này vẫn có những nét khác nhau. Sự ra đời của nhân vật cổ tích bó hẹp trong gia đình, là ao ước của một gia đình. Nhân vật ra đời thường mang đức tính tốt đẹp theo chuẩn của đạo đức, cịn nhân vật truyền thuyết ra đời là do yêu cầu của cộng đồng, là mong mỏi của
cả cộng đồng. Khi ra đời nó mang những phẩm chất cao cả để giải quyết nhiệm vụ mà lịch sử đòi hỏi. Tuy nhiên cả hai thể loại này đều mang những dấu vết của huyền thoại tối cổ.
Sự ra đời của các nhân vật truyền thuyết theo kiểu này nhuốm màu sắc hoang đường huyền bí. Ở mơ típ này có hai dạng biểu hiện. Dạng thứ nhất là kể trực tiếp bà mẹ đã gặp và giao hợp, giao cảm với thần thánh, với tự nhiên. Dạng thứ hai là kể việc đứa trẻ phi thường ra đời có gắn với những giấc mơ, điềm báo của các bà mẹ. Trong rất nhiều truyền thuyết dân gian, ta bắt hiện tượng đứa trẻ ra đời có nguồn gốc thuộc về thế giới hoặc thần thánh. Đó là truờng hợp bà mẹ đi tắm bị giao long phủ quanh người (Trần Giới Trần Hà), cầu vồng sa xuống người bà mẹ (Năm anh em làng Na – Truyền thuyết Hùng
Vương), sao chiếu thẳng xuống người bà mẹ (Hai ông gác cổng – khảo sát truyền thuyết văn hố Liễu Đơi), bà mẹ đi tắm gặp rồng cuốn (Cống lễ, Cả Lễ, Thánh Linh Lang – truyền thuyết ven Hồ Tây), bà mẹ giẫm dấu chân hổ (Ba chị em bà Dưỡng, Sự tích Cả Hai cả Lợi – truyền thuyết Trưng Vương), bà
mẹ giẫm dấu chân ông khổng lồ (truyền thuyết Thánh Gióng)… Trong truyền thuyết Đinh Lê, dạng biểu hiện thứ nhất của mơ típ sinh nở thần kì có tần số
khơng nhiều lắm. Một minh chứng tiêu biểu cho sự ra đời kì lạ, dị thường là trường hợp của Đinh Bộ Lĩnh. Vị vua đầu triều Đinh này không phải là con người thường bởi lẽ ông là con của con rái thần. Bà Đàm thị trong một giấc ngủ như thôi miên đã bị rái cá hiếp, sau đó mang thai rồi sinh ra Bộ Lĩnh. Hiện tượng đứa bé ra đời kì lạ do bị rái cá hiếp còn xuất hiện trong truyền thuyết Vua Nam Chiếu trên bờ sông Trà Khúc. Trở lại với trường hợp của
Đinh Bộ Lĩnh, bản thơ chép tay của cụ Nguyễn Văn Đào (ghi lại lời lưu truyền của các vị cố lão ngày xưa) thì thực ra khơng phải Đinh Bộ Lĩnh là con của rái thần mà chỉ vì Đinh Thúc Dự (chú của Đinh Bộ Lĩnh) muốn chiếm gia tài của hai mẹ con bà Đàm thị nên mới thêu dệt ra câu chuyện bà Đàm thị bị rái cá hiếp và đẻ ra thằng cu Rái. Dù là thế nào đi nữa thì cách kể trong truyền thuyết và cách kể của nhân dân địa phương đều khác so với chính sử. Trong
chính sử thì Đinh Bộ Lĩnh là con quan thứ sử Hoan Châu là Đinh Công Trứ. Chỉ riêng việc đó thơi cũng giải thích cho việc sử khơng nhắc gì đên câu chuyện Đinh Bộ Lĩnh là con của rái thần vì cơ đồ như điều đó qua hoang đường và vơ lí. Thế nhưng dân gian lại có một thứ sử của riêng mình. Theo chúng tơi niềm tôn vinh với vị vua tài ba đã quyết định chất “sử” trong truyền thuyết. Một dòng chảy lịch sử ở bề sâu, một dòng lịch sử cao hơn lịch sử, một dòng lịch sử được thăng hoa chưng cất để hội nhập vào thế giới thần linh. Nó tạo nên một thế giới đẳng cấp trong mối liên hệ với thực tại. Sở dĩ dân gian phủ sự huyền bí khác thường cho nguồn gốc ra đời của Đinh Bộ Lĩnh bởi dân gian quan niệm ông dũng lược hơn người nên muốn tạo ra sự khác lạ khác người như thế. Ông phải thuộc về một thế giới khác – thế giới tâm linh. Sự giao hợp giữa con người với tự nhiên còn bắt gặp ở sự ra đời của Lưu Cơ (trong truyện Tuỳ Lộc đại vương). Đứa trẻ ra đời có khi chỉ cần có một luồng hào quang đỏ rực, lao thẳng xuống lòng bà mẹ, bà mẹ cảm động sau đó có mang. Ta có cảm giác ở những truyện kiểu ra đời như thế, khoảng cách giữa thần thoại và truyền thuyết không cách nhau là mấy. Chu Xn Diên cho rằng tính hư ảo, thần kì trong phần hư cấu nghệ thuật của truyền thuyết là do: Chủ yếu dựa vào mẫu đề của thần thoại và cổ tích thần kì. Cao Huy Đỉnh cũng có cùng nhận định: “Khi cần lí tưởng hố người anh hùng, nhân dân tiếp tục sử
dụng những mẫu đề thần thoại có tính chất tự nhiên luận và nhân bản luận trong một liều lượng nhất định, chứ không phải là tôn giáo” [ 12, 46]. Ngay
cả một số nhà nghiên cứu, một số nhà Phonclo Nga như Prop, Đavoletov cũng từng cho rằng, truyền thuyết, sử thi kế thừa thần thoại về mặt nghệ thuật, phủ định thần thoại về mặt nội dung và phát triển khác hẳn về mặt nghệ thuật. Chúng tơi thấy rằng điều đó là khó chối cãi. Tuy nhiên trong bối cảnh lịch sử - văn hoá nghệ thuật, khi xem xét phần hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết thì khơng thể khơng xem xét đến một số yếu tố khác nữa. Các biểu hiện phong phú này chắc có liên quan đến tín ngưỡng vật linh thời cổ, khơng loại trừ ảnh hưởng của tô tem giáo và cả những tôn giáo xuất hiện muộn sau này.
Nhưng rộng hơn ý nghĩa bái vật giáo, đời sống tự nhiên ùa vào làm kết tinh nảy nở người anh hùng còn cho thấy một cái nhìn nghệ thuật của tác giả truyền thuyết trong quan niệm của họ, người anh hùng có xác thân lịch sử kia phải mang bản chất tự nhiên với sức mạnh bí ẩn khơng giới hạn. Những nhận định trên đây đã lí giải cho sự ra đời kì lạ của Đinh Bộ Lĩnh.