6. Kết cấu
1.3. Sự trùng khớp và vênh nhau giữa lịch sử và truyền thuyết
1.3.2. Nhân vật lịch sử
Như một tất yếu, các anh hùng chính là người tạo nên các sự kiện lịch sử và có thể xoay chuyển thời thế. Truyền thuyết Đinh Lê tái hiện được chân dung của một số nhân vật lịch sử. Đó là Đinh Bộ Lĩnh dũng lược hơn người, một Lê Hồn tài ba mưu trí, một Đinh Điền – Nguyễn Bặc trung thành nghĩa khí, một Trần Lãm biết nhìn xa trơng rộng hay một Ngơ Nhật Khánh bội phản… Trong hàng loạt các chân dung đó, Đinh Bộ Lĩnh hiện lên với một tầm cao khác. Căn cứ để xếp loại các nhân vật là nhân vật lịch sử phải đảm bảo một số các tiêu chí sau đây: được sử biên niên chép lại, có tên tuổi, quê quán, lai lịch rõ ràng, cụ thể, minh xác. Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn là những nhân vật đã tạo dựng được cả một vương triều trong lịch sử sao có thể là nhân vật của huyền thoại, được hư cấu? Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ – những tứ trụ triều Đinh sao có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng? Một nghịch thần như Ngô Nhật Khánh từng kéo quân Chiêm vào xâm lược nước ta há lại là nhân vật khơng có thật được sao? Các tướng lĩnh của các sứ quân như Trần Minh Công, Đỗ Cảnh Thạc, Phạm Bạch Hổ, Lữ Đường, Kiều Tam Chế… không thể chỉ là do sự nhào nặn, hư cấu của các nghệ sĩ dân gian. Cũng giống như các sự kiện lịch sử, các nhân vật sẽ có được độ tin cậy khi gắn với tính cụ thể, xác định: “Lai lịch, địa điểm và hành vi chính yếu và cơng tích quan trọng nhất của người anh hùng bao giờ cũng được nhân dân giữ vững tính cụ thế lịch sử của nó”. Có thể kiểm tra tính xác thực của các nhân vật được kể trong truyền thuyết, bởi lẽ nhân vật có những căn cước nhất định. Những nhân vật đó khơng phải là xuất hiện trong buổi hồng hoang của cái thuở chưa có trời đất mà họ được kể trong thời có sử. Trong truyền thuyết Đinh Lê có một số nhóm những nhân vật có đầy đủ các căn cước về mặt tên tuổi, thân phụ thân mẫu, quê quán, năm sinh năm mất như Lê Hoàn, Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Nguyễn Siêu, Đỗ Cảnh Thạc, Đinh Tồn. Cịn các nhân vật lịch sử khác thì có thể thiếu một hay một số thơng tin nào đó. Tuy vậy ta vẫn phải khẳng định rằng đó là nhân vật lịch sử bởi các nhân vật đó, ở mặt này hay mặt khác đã có những tác động nhất định vào lịch sử, đã góp
phần tạo ra các sự kiện lịch sử hay những chuyển biến trong lịch sử. Sự hiện tồn của một nhân vật được coi là nhân vật lịch sử về các mặt như quê quán, năm sinh năm mất… cịn có thể có những nghi ngờ nhưng những sự kiện lịch sử mà họ đã tạo ra được và được chính sử chép lại thì nó sẽ có độ tin cậy cao hơn rất nhiều.
Như vậy chúng ta thấy xuất hiện mối quan hệ giữa nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử. Rõ ràng sự kiện lịch sử là do nhân vật tạo ra nhưng nhiều nhân vật lịch sử phải nhờ các sự kiện lịch sử mới khẳng định được sự tồn tại của mình. Đơn cử như trường hợp của Thái hậu Dương Vân Nga, tuy không rõ ràng về tên tuổi, cha mẹ cũng như năm ra đời nhưng bà vẫn được coi là nhân vật lịch sử, thậm chí là một nhân vật lịch sử đặc biệt bởi chính những sự kiện lịch sử mà bà tạo ra khi đảm đương cơng việc triều chính, khi chính bà đã tận tay trao áo long bào cho Lê Hồn và mời ơng lên ngơi hồng đế. Việc bà mang tên hiệu là gì trong số năm bà hoàng hậu của vua Đinh còn chưa khẳng định được rõ ràng nhưng hành động lịch sử mà bà tạo thì đã được sử sách chép lại. Hoặc một trường hợp khác như trường hợp của chi hậu nội nhân Đỗ Thích. Cũng chẳng rõ ràng về lai lịch gì nhưng tội trạng của Đỗ Thích sẽ mãi được nhắc đến vụ án chấn động cả Đại Cồ Việt khi chính y giết cả hai cha con vua Đinh vào mùa đông năm Kỉ Mão.
Tuy vậy cũng phải thấy một thực tế rằng trong nhiều truyền thuyết khi nhân vật gắn với sự kiện lịch sử nhưng lại là sản phẩm của sự hư cấu. Các nhân vật ấy được gắn với một môi trường lịch sử, một sự kiện lịch sử chẳng qua là để củng cố niềm tin cho truyền thuyết. Ngay như trong truyền thuyết Đinh Lê cũng có nhiều nhân vật không phải là nhân vật lịch sử như ba anh em họ Nguyễn ở Thạch Khê (Ba vị đại vương họ Nguyễn), ba anh em ở Lộng Đình, Kinh Bắc Ba vị tướng qn ở Lộng Đình, Kinh Bắc), Võ Trung (Đơng Thành đại vương), Hoa Nương (Hoa Nương thánh nữ), Trần Mẫn Công (Trần Đô Úy đại tướng quân) nhưng người đọc lại có cảm giác đó là những nhân vật có thực. Sở dĩ ta có cảm giác đó là do các truyện kể trên đã khéo lồng vào đó
những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử (có quan hệ với các nhân vật được hư cấu vừa kể trên) như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Đỗ Cảnh Thạc… Như vậy việc gắn với các niên đại, các triều đại cụ thể không chỉ xảy ra ở các nhân vật lịch sử mà còn ở cả các nhân vật hư cấu. Mốc niên đại được nhắc đến ở Truyền thuyết Đinh Lê đều gắn với các vương triều, các triều đại như vương triều Ngô Vương Quyền, hậu Ngô Vương, Vương triều Đinh – tiền Lê.
Nhân vật hiện diện trong truyền thuyết không chỉ đi cùng với các căn cước như tên tuổi, q qn, chiến cơng… mà cịn được đặt trong một niên đại, triều đại nhất định. Có thể minh chứng cho điều nhận định trên ở ngay truyện đầu tiên là Con rái thần. Đinh Công Trứ - một nhân vật lịch sử (thân sinh ra Đinh Bộ Lĩnh) sau khi được giới thiệu về mặt tên tuổi, quê quán, chức vụ thì câu tiếp liền đó phải là việc giới thiệu thời mà ơng sống là thời Dương Đình Nghệ (931 – 987). Ở các câu chuyện khác, tình hình cũng diễn ra tương tự. Rõ ràng ai cũng biết, truyền thuyết khơng phải hồn tồn là lịch sử, song khơng có nghĩa là nó khơng liên quan đến lịch sử. Nó là thể loại văn học kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc các sự kiện lịch sử theo quan niệm dân gian, thường dùng các thủ pháp khoa trương, phóng đại và các yếu tố hư ảo thần kì để thể hiện: “Truyền thuyết là một thể loại trong thể loại hinh tự sự
dân gian phản ánh những sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thơng qua sự hư cấu nghệ thuật thần kì” [38, 49].
Như vậy nếu bóc đi các “lớp lang” khoa trương, phóng đại huyền ảo, thần kì thì ta sẽ có cái cốt lõi lịch sử. Cách nay trên mười thế kỉ, dân Việt chúng ta còn sống trong một không gian hư hư thực thực, lịch sử đan xen chằng chịt bởi các huyền thoại, huyền tích. Thời gian trong tâm thức người Việt nhiều khi khơng phải theo vịng xốy trơn ốc như ngày nay mà họ tư duy thời gian theo lối chu kỳ, mang nặng tính chất ly kỳ, linh dị thậm chí mê tín nữa. Các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử đều được nhân dân “thiêng hố”, “thần thánh hố” cao độ. Song nói gì thì nói, cốt lõi vẫn là lịch sử, vẫn
là những con người bằng xương bằng thịt, có cha mẹ, quê hương và các mối quan hệ xã hội khác và sự nghiệp phi thường vì dân vì nước. Mặc dù các sự kiện lịch sử không phải được kể một cách đầy đủ, tường tận, chi tiết như trong sử biên niên nhưng nếu chắt lọc ta vẫn có thể nhận ra cái lõi của lịch sử từ ngàn xưa. Tất cả các nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử không phải chỉ được kể một cách thơng thường mà nó ln chứa cả thái độ, tình cảm của quần chúng nhân dân. Do truyền thuyết có độ lùi về lịch sử nên điều đó cũng chẳng có gì là lạ.
Chương 2:
GIẢI MÃ MỘT SỐ MOTIF CƠ BẢN TRONG TRUYỀN THUYẾT ĐINH LÊ