Nhận diện quan hệ thuộc tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng việt (trên cứu liệu của một số từ điển) (Trang 30 - 35)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Nhận diện quan hệ thuộc tính

Cũng như các quan hệ ngữ nghĩa khác trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ, quan hệ thuộc tính có cơ sở nhận thức, tâm lí và ngơn ngữ khá rõ ràng [16, 20].

Về mặt nhận thức và tâm lí, trong tiếng Việt, quan hệ thuộc tính được thể hiện qua các biểu hiện của trí nhớ con người. Chẳng hạn như, người Việt nhớ ngay đến ngọt khi nói đến đường, người Việt nhớ ngay đến cay, khi nói đến ớt, hoặc khi nói đến vận tốc của một vật thể chuyển động thì người ta nhớ đến

nhanh hoặc chậm, cao hoặc thấp, nói đến một lực lượng nào đó thì người ta nhớ

đến mạnh/ yếu, dày/ mỏng,...

Tất cả những mối quan hệ, liên hệ giữa yếu tố biểu thị thực thể/ hành động với giá trị/ thuộc tính của yếu tố biểu thị thực thể/ hành động trên đều liên kết chặt chẽ với nhau và được con người ghi nhớ trong não bộ.

Về mặt ngơn ngữ, quan hệ thuộc tính có cơ sở ngơn ngữ một cách rõ ràng trên cả bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa thơng qua sự kết hợp tuyến tính xun từ loại giữa danh từ với tính từ và động từ với tính từ, hay qua quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố cấu tạo của cụm từ mà cụ thể là cụm danh từ và cụm động từ.

Việc nhận diện quan hệ thuộc tính đã được đề cập khi xây dựng Mạng từ (Wordnet) tiếng Việt [16, 17]. Qua đó, về mặt tâm lí, nhận thức, quan hệ thuộc tính trong tiếng Việt có thể được nhận diện dựa vào một số kết cấu có tính chất kiểm chứng mang tính hình thức quan trọng như sau [18]:

2.2.1. Kết cấu 1

Có thể nhận diện quan hệ thuộc tính trong tiếng Việt bằng kết cấu có tính khái qt sau:

A có thuộc tính/ tính chất/ đặc điểm/ đặc trưng B, hoặc B là thuộc tính/ tính chất/ đặc điểm/ đặc trưng của A, hoặc A thì B. (1)

Trong đó, A là danh từ gọi tên thực thể và B là tính từ chỉ thuộc tính hay giá trị được gán cho danh từ.

Nếu A và B thoả mãn kết cấu trên thì giữa A và B có quan hệ thuộc tính. Quan sát ví dụ sau: Mít có thuộc tính thơm; Thơm là thuộc tính của mít; Mít thì thơm. Ở đây, Mít là được gán cho giá trị/ chứa thuộc tính là thơm,

Thơm là thuộc tính của Mít. Từ đây suy ra, Mít và thơm có quan hệ thuộc

tính với nhau.

Tương tự, ta có các ví dụ khác như sau:

1. Bảng có thuộc tính đen; Đen là thuộc tính của bảng; Bảng thì đen.  Bảng và đen có quan hệ thuộc tính với nhau.

2. Phấn có thuộc tính trắng; Trắng là thuộc tính của phấn; Phấn thì trắng.  Phấn và trắng có quan hệ thuộc tính với nhau.

3. Rùa có đặc trưng chậm; Chậm là đặc trưng của rùa; Rùa thì chậm.  Rùa và chậm có quan hệ thuộc tính với nhau.

4. Gừng có thuộc tính cay; Cay là thuộc tính của gừng; Gừng thì cay.  Gừng và cay có quan hệ thuộc tính với nhau.

5. Voi có đặc điểm to; To là đặc điểm của voi; Voi thì to.  Voi và to có quan hệ thuộc tính với nhau.

2.2.2. Kết cấu 2

Kết cấu 2 là biến thể của kết cấu 1. Nếu coi thuộc tính/ tính chất/ đặc điểm/ đặc trưng là những từ bao (hypernyms), thì có thể mở rộng kết cấu 1 để áp

dụng cho những từ thuộc (hyponyms) của các từ bao đó. Có thể nhận diện quan hệ thuộc tính trong tiếng Việt nhờ kết cấu biến thể sau:

A có hình dáng/ kích thước/ màu sắc/ trạng thái/ mùi vị/… B; B là hình dáng/ kích thước/ màu sắc/ trạng thái/ mùi vị/… của A; A thì có hình dáng/ kích thước/ màu sắc/ trạng thái/ mùi vị/… B. (2)

Tương tự như trên, nếu A và B thoả mãn kết cấu (2) thì giữa A và B có

quan hệ thuộc tính. Ví dụ:

1. Chanh có vị chua; Chanh thì có vị chua; Chua là vị của chanh.  Chanh và chua có quan hệ thuộc tính với nhau.

2. Đường có vị ngọt; Đường thì có vị ngọt; Ngọt là vị của đường.  Đường và ngọt có quan hệ thuộc tính với nhau.

3. Muối có vị mặn; Muối thì có vị mặn; Mặn là vị của muối.  Muối và mặn có quan hệ thuộc tính với nhau.

4. Bảng có màu đen; Bảng thì có màu đen; Đen là màu của bảng.  Bảng và đen có quan hệ thuộc tính với nhau.

5. Ống có hình dáng dài; Ống thì có hình dáng dài; Dài là hình dáng của

ống.

 Ống và dài có quan hệ thuộc tính với nhau.

2.2.3. Kết cấu 3

Trong tiếng Việt, các thuộc tính cũng có thể được định danh theo con đường thứ cấp, dựa trên một kết cấu khác, đó là:

A có thuộc tính/ tính chất/ đặc điểm/ đặc trưng (B) như C. (3)

Trong kết cấu trên, C là một danh từ chỉ thực thể mang một thuộc tính bản chất, thường trực B nào đó, vốn được gán một cách gián tiếp cho A.

Tương tự như trên, nếu A và B, C thoả mãn kết cấu (3) thì giữa A và B có quan hệ thuộc tính.

Chẳng hạn, trong cụm định danh bánh bèo, mối quan hệ ngữ nghĩa giữa

bánh và bèo có thể được diễn giải như sau: Bánh có thuộc tính/ tính chất/ đặc

Một số ví dụ khác:

1. chanh cốm: chanh có đặc điểm như cốm. (chanh có màu giống màu của cốm)

 Chanh và cốm có quan hệ thuộc tính với nhau. 2. khoai nghệ: khoai có đặc trưng như nghệ. (khoai có màu giống màu của nghệ)

 Khoai và nghệ có quan hệ thuộc tính với nhau. 3. cuốc bướm: cuốc có đặc trưng như bướm. (cuốc có hình dạng giống cánh bướm)

 Cuốc và bướm có quan hệ thuộc tính với nhau.

2.2.4. Kết cấu 4

Kết cấu 4 là biến thể của kết cấu 3. Áp dụng logic của quan hệ bao thuộc trong tiếng Việt vào trong kết cấu 3, ta cũng sẽ có các biến thể chi tiết, cụ thể hơn là:

A có hình dáng/ kích thước/ màu sắc/ mùi vị (B) như C. (4)

Trong kết cấu này, C ln ln được định trị một cách chính xác. Chẳng hạn, trong cụm định danh bánh gối, mối quan hệ ngữ nghĩa giữa bánh và gối có

thể được diễn giải như sau: bánh có hình dáng như chiếc gối. Tương tự, ta có các ví dụ sau:

1. cá kiếm: cá có hình dáng nhọn như kiếm.  Cá và kiếm có quan hệ thuộc tính với nhau.

2. chén hạt mít: chén có hình dáng nhỏ cỡ bằng hạt mít.  Chén và hạt mít có quan hệ thuộc tính với nhau. 3. chim lợn: chim có tiếng kêu eng éc giống lợn.  Chim và lợn có quan hệ thuộc tính với nhau. 4. chuối lửa: chuối có màu đỏ như lửa.

 Chuối và lửa có quan hệ thuộc tính với nhau. 5. chuối mít: chuối có mùi thơm như mít.

2.2.5. Kết cấu 5

Bên cạnh đó, nếu hình dung một thực thể từ vựng nào đó với tư cách là một từ tổng (holonyms) gồm nhiều từ phân (meronyms) thì những kết cấu trên có thể được biến đổi thành một dạng thức khái quát là:

A có C B. (5)

Trong kết cấu này, A là từ tổng biểu thị thực thể, B là từ biểu thị thuộc

tính, C là từ phân biểu thị bộ phận của thực thể. Thuộc tính B của A trong kết cấu kiểu này sẽ được nhận diện qua thuộc tính thực, có giá trị điển hình của B;

nói cách khác, thuộc tính B của A được hình dung qua thuộc tính của C. Như thế, kết cấu A có C B, sẽ được cụ thể hoá thành những dạng kiểu như A có thân/ đầu/ chân/ tay/…B. Loại tổ hợp từ thoả mãn kết cấu này khá đa dạng vì thực thể

trong kết cấu này có thể là người, động vật hay các đồ vật tạo tác, miễn là C và thuộc tính B của C được gọi tên đúng.

Ví dụ:

1. bị xám: bị có thân (màu) xám.

 Bị và xám có quan hệ thuộc tính với nhau. 2. cá trắm đen: cá trắm có thân (màu) đen.

 Cá trắm và đen có quan hệ thuộc tính với nhau. 3. gấu trắng: gấu có lơng (màu) trắng.

 Gấu và trắng có quan hệ thuộc tính với nhau.

Bên cạnh đó, có những trường hợp từ phân biểu thị bộ phận của thực thể được thể hiện ngay trong danh từ.

Ví dụ:

1. khướu đầu đen: khướu có đầu đen.

 Khướu và đầu đen có quan hệ thuộc tính với nhau. 2. thơng đi đỏ: thơng có đi đỏ.

 Thơng và đi đỏ có quan hệ thuộc tính với nhau. 3. thu hải đường lá to: thu hải đường có lá to.

Bên cạnh đó, có một số ít trường hợp, từ phân biểu thị bộ phận của thực thể xuất hiện ở vị trí trước từ phân biểu thị thuộc tính.

Ví dụ:

1. cá bạc má: cá có má bạc.

 Cá và bạc má có quan hệ thuộc tính với nhau. 2. vú đá: đá có hình vú.

 Đá và vú có quan hệ thuộc tính với nhau.

Những kết cấu nhận diện quan hệ thuộc tính trên là những biểu thức ngơn ngữ tự nhiên, tồn tại trong cảm thức của mọi người bản ngữ. Những kết cấu này là những công thức cùng lúc đáp ứng được các tiêu chí thoả đáng các yêu cầu về miêu tả, tâm lí và ngữ dụng của việc nhận diện, miêu tả và lí giải quan hệ thuộc tính trong tiếng Việt.

Như vậy, việc nhận diện quan hệ thuộc tính khơng phải vấn đề q khó khăn, xét về mặt tâm lí, nhận thức. Có nhiều kết cấu khác nhau, từ khái quát cho đến cụ thể để nhận diện quan hệ thuộc tính. Tuy nhiên, tất cả các kết cấu trên đều xoay quanh mối quan hệ ngữ nghĩa giữa đơn vị từ vựng chỉ thực thể và đơn vị từ vựng chỉ thuộc tính dựa trên các quan hệ ngữ nghĩa khác như quan hệ tổng phân, quan hệ bao thuộc,...

Thêm vào đó, trong số các kết cấu nhận diện quan hệ thuộc tính trên thì kết cấu 1: A có thuộc tính/ tính chất/ đặc điểm/ đặc trưng B, hoặc B là thuộc

tính/ tính chất/ đặc điểm/ đặc trưng của A, hoặc A thì B có tính bao quát nhất,

đặc trưng nhất và phổ biến nhất. Kết cấu này có thể nhận diện mọi quan hệ thuộc tính trong tiếng Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng việt (trên cứu liệu của một số từ điển) (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)