Phân loại quan hệ thuộc tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng việt (trên cứu liệu của một số từ điển) (Trang 35)

5. Cấu trúc luận văn

2.3. Phân loại quan hệ thuộc tính

2.3.1. Tiêu chí phân loại

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các quan hệ thuộc tính trong tiếng Việt. Qua khảo sát tư liệu, chúng tơi thấy có thể phân loại các quan hệ thuộc tính trong tiếng Việt dựa vào đặc điểm của các tổ hợp chứa quan hệ thuộc tính hay dựa vào đặc điểm của các yếu tố cấu thành tổ hợp có chứa thuộc tính [18].

a. Phân loại quan hệ thuộc tính dựa vào đặc điểm của các tổ hợp chứa quan hệ thuộc tính

Các tổ hợp có chứa quan hệ thuộc tính trong tiếng Việt có thể là những tổ hợp được từ vựng hố, khơng được từ vựng hố hay là những tổ hợp trung gian giữa hai loại trên. Tiêu chí để phân loại các nhóm tổ hợp này là mức độ từ vựng hoá của tổ hợp.

b. Phân loại quan hệ thuộc tính dựa vào đặc điểm của các yếu tố cấu thành tổ hợp có chứa thuộc tính. Cụ thể là dựa vào các đặc điểm dưới đây:

1/ Mức độ trừu tượng của đơn vị thực thể chứa thuộc tính 2/ Cấp định danh

3/ Tính độc lập của đơn vị thể hiện thuộc tính

4/ Tính chất gọi tên thuộc tính trực tiếp hay gián tiếp

Mỗi tiêu chí phân loại trên cho kết quả là những nhóm quan hệ thuộc tính khác nhau.

2.3.2. Kết quả phân loại

Căn cứ các tiêu chí phân loại đã nêu trên, các quan hệ thuộc tính trong tiếng Việt có thể được phân loại thành các nhóm như sau:

2.3.2.1. Các quan hệ thuộc tính xét theo mức độ từ vựng hố của tổ hợp chứa quan hệ thuộc tính

Căn cứ vào mức độ từ vựng hoá của tổ hợp được tạo thành từ yếu tố biểu thị thực thể chứa thuộc tính và yếu tố biểu thị thuộc tính có thể phân loại các quan hệ thuộc tính trong tiếng Việt thành các nhóm sau:

1/ Quan hệ thuộc tính trong tổ hợp được tạo thành từ yếu tố biểu thị thực thể và yếu tố biểu thị thuộc tính đã được từ vựng hố

Ví dụ: mèo mun - đen/ mun, chó mực - đen/ mực, ngựa ơ - đen/ ô,…

Trong các ví dụ trên, các tổ hợp mèo mun, chó mực, ngựa ơ đều là các tổ hợp đã được từ vựng hoá thành các đơn vị từ vựng độc lập trong từ điển. Chúng có tư cách là một mục từ trong từ điển ngôn ngữ. Đây cũng chính là đối tượng nghiên cứu của chúng tơi trong luận văn này.

Các trường hợp sau là tương tự: ngựa tía – đỏ, ngựa hồng – đỏ, ngựa bạch – trắng,...

2/ Quan hệ thuộc tính trong tổ hợp được tạo thành từ yếu tố biểu thị thực thể chứa thuộc tính và yếu tố biểu thị thuộc tính khơng được từ vựng hố

Ví dụ: biệt thự - to, voi - to, vòi voi - dài, chuột nhắt - bé, cú - hơi,...

Trong các ví dụ trên, các tổ hợp biệt thự - to, voi - to, vòi voi - dài, chuột

nhắt - bé, cú - hôi,… đều chỉ là các tổ hợp từ tự do, chúng chưa/ không được từ

vựng hoá thành các đơn vị từ vựng độc lập trong từ điển. Chúng không có tư cách là một mục từ trong từ điển ngôn ngữ. Và do vậy, khi tra từ điển, chúng ta không thấy các tổ hợp từ này.

Các trường hợp sau là tương tự: đỉa - dai, bò - ngu, rùa - chậm, thỏ - nhanh,...

3/ Quan hệ thuộc tính trong tổ hợp được tạo thành từ yếu tố biểu thị thực thể chứa thuộc tính và yếu tố biểu thị thuộc tính là loại trung gian giữa hai loại tổ hợp nói trên

Ví dụ: hươu cao cổ - cao, bánh chưng xanh - xanh,...

Trong các trường hợp này, yếu tố biểu thị thực thể và yếu tố thuộc tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau khiến chúng có thể làm cho các yếu tố biểu thị thực thể và yếu tố biểu thị thuộc tính có thể kết hợp được với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ này chưa đủ chặt chẽ để các tổ hợp tạo bởi các yếu tố biểu thị thực thể và yếu tố biểu thị thuộc tính đó trở thành một tổ hợp được từ vựng hoá. Các tổ hợp do chúng tạo ra chỉ là các tổ hợp trung gian giữa các tổ hợp được từ vựng hố và các tổ hợp khơng được từ vựng hoá.

Các trường hợp sau là tương tự: phấn trắng, mực đen, máu đỏ, da vàng,... Về cơ bản, các danh từ ghép trong tiếng Việt thuộc về một trong ba loại trên. Tuy nhiên, trong thực tế, có một số trường hợp mà về mặt hình thức có sự nhập nhằng giữa ba loại này. Đó là những trường hợp như cá vàng, áo dài, cà chua,...

2.3.2.2. Các quan hệ thuộc tính xét theo đặc điểm của các yếu tố cấu thành tổ hợp có chứa thuộc tính

1/ Các quan hệ thuộc tính xét theo mức độ trừu tượng của đơn vị thực thể chứa thuộc tính

Căn cứ vào mức độ trừu tượng của thực thể chứa thuộc tính có thể phân loại các quan hệ thuộc tính trong tiếng Việt thành các nhóm sau:

1.1/ Quan hệ thuộc tính của các thực thể có tính chất cụ thể Ví dụ: mào gà – trắng, cờ – trắng, cúc – trắng, chị – nâu,…

Trong các ví dụ trên, mào gà, cờ, cúc và chò đều là những thực thể có tính cụ thể. Quan hệ giữa mào gà, cờ, cúc và chò với trắng và nâu là quan hệ thuộc tính giữa các thực thể có tính cụ thể và các thuộc tính của nó.

1.2/ Quan hệ thuộc tính của các thực thể có tính chất trừu tượng

Ví dụ: kích thước – to/ nhỏ, tốc độ – nhanh/ chậm, số lượng – nhiều/ ít,… Trong các ví dụ trên, kích thước, tốc độ, và số lượng đều là những thực

thể có tính trừu tượng. Quan hệ giữa kích thước, tốc độ và số lượng với to/ nhỏ,

nhanh/ chậm và nhiều/ ít là quan hệ thuộc tính giữa các thực thể có tính trừu

tượng và các thuộc tính của nó.

Ở loại quan hệ thuộc tính này, các giá trị thuộc tính thường ở thế lưỡng trị, và thường do những cặp đơn vị từ vựng mang sắc thái nghĩa đối lập nhau: to

– nhỏ, nhiều – ít, dài – ngắn, nhanh – chậm,… biểu thị. Thêm vào đó, đơn vị từ

vựng biểu thị các thực thể trừu tượng cũng có thể có nhiều hơn một cặp thuộc tính. Chẳng hạn, vận tốc khơng chỉ có thuộc tính là nhanh – chậm mà cịn có thể có thuộc tính lớn – nhỏ. Do vậy, ta có thể nói: vận tốc nhanh, vận tốc chậm, vận

tốc lớn, vận tốc nhỏ,... Tương tự, ta có thể nói: lực lượng mạnh, lực lượng yếu, lực lượng dày, lực lượng mỏng vì các yếu tố trong các cặp đơn vị từ vựng mang

sắc thái nghĩa đối lập nhau mạnh – yếu, dày – mỏng đều biểu thị các thuộc tính của thực thể có tính chất trừu tượng lực lượng.

Quan sát thêm các trường hợp sau: nhiệt độ – cao/ thấp, độ ẩm – cao/ thấp, trình độ – cao/ thấp, tư duy – nhanh/ chậm,...

Trên 500 cặp từ có quan hệ thuộc tính mà Mạng từ tiếng Việt đã ghi nhận và xử lí đều thuộc loại quan hệ thuộc tính này.

2/ Các quan hệ thuộc tính xét theo cấp định danh

Căn cứ vào cấp định danh có thể phân loại các quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng Việt thành các nhóm sau:

2.1/ Quan hệ thuộc tính định danh cấp một Ví dụ: áo dài, rau thơm, rắn lục,...

Trong tổ hợp áo dài, dài là thuộc tính của áo. Tương tự, trong tổ hợp rau

thơm, thơm là thuộc tính của rau, trong tổ hợp rắn lục, lục là thuộc tính

của rắn.

Loại này có mơ hình: A B.

Quan sát thêm các trường hợp sau: lim vàng, lòng đen, lòng đỏ, mái đen,... 2.2/ Quan hệ thuộc tính định danh cấp hai

Ví dụ: rau mùi đỏ, khướu đầu đen, vượn đen tay trắng,...

Trong tổ hợp rau mùi đỏ, mùi là thuộc tính của rau, đỏ là thuộc tính của

rau mùi. Hay, trong tổ hợp khướu đầu đen, đen là thuộc tính của đầu, đầu

đen là thuộc tính của khướu. Tương tự, trong tổ hợp vượn đen tay trắng,

đen là thuộc tính của vượn, trắng là thuộc tính của tay, tay trắng - là thuộc

tính của vượn đen.

Loại này có mơ hình: A B1 B2 (rau mùi đỏ), A1 A2 B2 (khướu đầu đen),

A1 B1 A2 B2 (vượn đen tay trắng), A1 A2 B2 B2’ (khướu mỏ dẹt to).

Quan sát thêm các trường hợp sau:

A B1 B2: móng bị gỉ sắt,...

A1 A2 B2: khướu đuôi đỏ, thu hải đường lá to, thù dù quả đen, thù dù quả đỏ, thù dù quả hồng, mộc hoa trắng,...

A1 B1 A2 B2: khướu mỏ dẹt lưng đen, móng bị hoa trắng, rắn lục đầu đen, ráy leo lá xẻ, chất độc màu da cam, rắn lục đầu đen,...

3/ Các quan hệ thuộc tính xét theo tính độc lập của đơn vị thể hiện thuộc tính

Căn cứ vào cấp độ độc lập của đơn vị thể hiện thuộc tính có thể phân loại các quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng Việt thành các nhóm sau:

3.1/ Quan hệ thuộc tính trong tổ hợp chứa yếu tố biểu thị thuộc tính là đơn vị từ vựng có nghĩa nhưng khơng có khả năng hoạt động độc lập

Ví dụ: mèo mun - đen/ mun, chó mực - đen/ mực, ngựa ô - đen/ ô,... Trong các ví dụ trên, mèo và mun, chó và mực, ngựa và ơ, có quan hệ

thuộc tính với nhau. Tuy nhiên, các yếu tố mun, mực, và ô đều là các đơn vị từ vựng có nghĩa (đen) nhưng khơng có khả năng hoạt động độc lập. Các đơn vị từ vựng này chỉ có nghĩa (đen) khi kết hợp với các đơn vị từ vựng mèo, chó và ngựa.

Quan sát thêm các trường hợp sau: bạch biến, bạch cúc, bạch đàn, cóc tía,

cồng tía,...

3.2/ Quan hệ thuộc tính trong tổ hợp chứa yếu tố biểu thị thuộc tính là đơn vị từ vựng có nghĩa và có khả năng hoạt động độc lập

Ví dụ: bảng đen – đen, bí đỏ – đỏ, cá vàng – vàng,...

Trong các ví dụ trên, các yếu tố đen, đỏ và vàng đều là các đơn vị từ vựng có nghĩa và có khả năng hoạt động độc lập. Các đơn vị từ vựng này giữ nguyên nội dung ngữ nghĩa của mình khi kết hợp với các đơn vị từ vựng khác nhau. Đen trong bảng đen cũng có nội dung ngữ nghĩa như đen trong phèn đen. Tương tự,

đỏ trong bí đỏ cũng có nội dung ngữ nghĩa như đỏ trong bạch đàn đỏ. Hay vàng

trong cá vàng cũng như vàng trong hoa mai vàng. Chúng là những đơn vị từ

vựng có khả năng hoạt động độc lập hồn tồn. Nội dung ngữ nghĩa khơng cần phải dựa vào ngữ cảnh để xác định.

Quan sát thêm các trường hợp sau: cờ trắng, đèn đỏ, đèn vàng, đồng đen,

đồng đỏ,...

Trong cách phân loại này, loại thứ nhất thường gặp trong những tổ hợp được từ vựng hoá cao hơn. Tuy nhiên, nhóm này về mặt số lượng lại có phần khiêm tốn. Ngược lại, loại thứ hai thường gặp trong những tổ hợp khơng được từ vựng hố và những tổ hợp trung gian chưa được từ vựng hoá và về mặt số lượng có phần ưu thế hơn loại thứ nhất.

4/ Các quan hệ thuộc tính xét theo tính chất gọi tên thuộc tính trực tiếp hay gián tiếp

Căn cứ vào tính chất gọi tên thuộc tính trực tiếp hay gián tiếp, có thể phân loại các quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng Việt thành các nhóm sau:

4.1/ Thuộc tính được gọi tên một cách trực tiếp

Ví dụ: nghệ đen, bảng đen, ngọc lan vàng, cá vàng, bí đỏ,...

Trong các ví dụ trên, các thuộc tính có màu đen của nghệ và bảng, có màu

vàng của ngọc lan và cá, có màu đỏ của bí đều được gọi tên một cách trực tiếp.

Kết cấu đặc trưng để nhận diện quan hệ thuộc tính trong trường hợp này là kết cấu 1: A có thuộc tính/ tính chất/ đặc điểm/ đặc trưng B và kết cấu biển thể là kết cấu 2: A có hình dáng/ kích thước/ màu sắc/ trạng thái/ mùi vị/… B;

B là hình dáng/ kích thước/ màu sắc/ trạng thái/ mùi vị/… của A; A thì có hình dáng/ kích thước/ màu sắc/ trạng thái/ mùi vị/… B.

Quan sát thêm các trường hợp sau: dưa bở, gấu trắng, ghế cứng, mai vàng,

mồ hôi khai, nước mặn,...

4.2/ Thuộc tính được gọi tên một cách gián tiếp Ví dụ: đỉa trâu, giun đũa, hoa đồng tiền,...

Kết cấu đặc trưng để nhận diện quan hệ thuộc tính trong trường hợp này là kết cấu 3: A có thuộc tính/ tính chất/ đặc điểm/ đặc trưng như C.

Trong các ví dụ trên, trâu, đũa, đồng tiền đều khơng phải là những thuộc tính của các thực thể đỉa, giun, hoa. Chúng là những thực thể mang đặc điểm

giống với thuộc tính của thực thể được nhắc đến (đỉa, giun, hoa và ớt). Chẳng

hạn, đỉa trâu đỉa có thuộc tính to như trâu, hay đỉa trâu là đỉa to (do thuộc

tính của trâu là to). Tương tự, ta có giun đũa là giun có thuộc tính dài giống đũa,… Ở đây, các thuộc tính của thực thể chỉ được gọi tên một cách gián tiếp.

Quan sát thêm các trường hợp sau: chuối cau, chuối mít, cuốc bướm,... Tóm lại, dựa trên những tiêu chí phân loại khác nhau, chúng ta có những hệ thống quan hệ thuộc tính khác nhau. Mỗi loại quan hệ thuộc tính lại có những đặc trưng khác nhau. Thêm vào đó, về mặt lí thuyết, cịn có thể có nhiều cách phân loại quan hệ thuộc tính nữa. Tuy nhiên, những cách phân loại quan hệ

thuộc tính trên là những cách phân loại có ích nhất đối với thực tiễn miêu tả và lí giải tiếng Việt hiện nay.

2.4. Đặc điểm quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng Việt

Sau quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi thu được 445 danh từ (tổ hợp danh từ) có chứa quan hệ thuộc tính trong TĐTV và ĐTĐTV.

Trong phần này, chúng tôi tiến hành miêu tả 445 danh từ chứa quan hệ thuộc tính đã khảo sát được trên các phương diện cấu tạo và nguồn gốc.

2.4.1. Về mặt cấu tạo

Hầu hết những danh từ có chứa quan hệ thuộc tính được thu thập ở trong

TĐTV và ĐTĐTV đều là những danh từ đã được từ vựng hố; được cấu tạo theo

phương thức chính phụ, vì vậy chúng đều là những đơn vị mà trong đó có một yếu tố có nghĩa, biểu thị trực tiếp hoặc gián tiếp các giá trị thuộc tính.

Nếu coi cấu tạo khái quát của danh từ ghép chính phụ bao gồm hai thành tố A B, ta sẽ có hai kiểu cấu tạo thể hiện quan hệ thuộc tính: AB và BA. Trong đó:

- A: danh từ gọi tên thực thể

- B: tính từ chỉ thuộc tính vốn được gán cho A

Cụ thể, thành tố A luôn là thành tố gọi tên loại, phạm trù thực thể, thành tố B ln là thành tố nói về các thuộc tính của loại hay phạm trù thực thể đó.

Đây là hai kiểu cấu tạo chính thể hiện quan hệ thuộc tính, tuy nhiên, tỉ lệ và số lượng phân bố của hai kiểu trật tự này có sự khác nhau đáng kể.

Khảo sát 445 danh từ có chứa quan hệ thuộc tính trong TĐTV và ĐTĐTV, ta có được số lượng và tỉ lệ phân bố trật tự cấu tạo AB và BA như sau:

Trật tự AB BA Tổng

Số lượng 390 55 445

Tỉ lệ (%) 88 12 100

Bảng 2.1. Số lượng và tỉ lệ phân bố trật tự cấu tạo AB và BA của các danh từ chứa quan hệ thuộc tính

Quan sát bảng kết quả đã khảo sát và thống kê được, chúng tôi thấy rằng kiểu trật tự AB là kiểu trật tự phổ biến hơn cả, chiếm số lượng và tỉ lệ nhiều hơn đáng kể so với kiểu trật tự BA.

a. Kiểu trật tự AB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng việt (trên cứu liệu của một số từ điển) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)