Về đặc điểm của thành tố B

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng việt (trên cứu liệu của một số từ điển) (Trang 54 - 59)

5. Cấu trúc luận văn

2.4. Miêu tả quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng Việt

2.4.5. Về đặc điểm của thành tố B

Trong các danh từ tiếng Việt có chứa quan hệ thuộc tính, thành tố B có thể là yếu tố biểu thị cái thuộc tính tiêu biểu được người Việt gán cho cái thực thể A hoặc cũng có thể là một thực thể mang một thuộc tính bản chất thường trực nào đó, vốn được gán một cách gián tiếp cho A.

Yếu tố B này có thể là yếu tố có giá trị thuần miêu tả hoặc vừa có giá trị miêu tả vừa có giá trị định loại. Yếu tố B có giá trị thuần miêu tả khi thuộc tính

được thể hiện trong B không nằm trong thế phân biệt hay đối lập với với một thuộc tính cùng phạm trù khác. Ví dụ cho trường hợp này là các đơn vị như ánh

sáng trắng, kim loại quý,… Yếu tố B vừa có giá trị miêu tả vừa có giá trị phân

loại khi cái thuộc tính được thể hiện ở B được xét trong sự phân biệt hay đối lập với hàng loạt thuộc tính cùng phạm trù khác.Ví dụ như các yếu tố đen, đỏ, xanh trong đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh là những yếu tố vừa có giá trị miêu tả vừa có giá trị quy loại. Các yếu tố như mực, vàng trong chó mực, chó vàng, hay vàng, trắng trong cúc vàng, cúc trắng cũng là những yếu tố vừa có giá trị miêu tả vừa

có giá trị quy loại.

Trong hệ thống danh từ ghép chính phụ tiếng Việt, cùng là một thuộc tính B nào đó, nhưng B có thể được sử dụng để quy gán cho nhiều thực thể khác nhau. Ví dụ: bạch là thuộc tính được sử dụng để chỉ màu sắc của hàng loạt thực thể như bạch hoa, bạch cúc, bạch hổ, bạch tạng,… Trong khi ấy, có những thực thể được gọi tên bằng A có thể cùng lúc mang chứa hơn một thuộc tính. Ví dụ, trong khướu mỏ dẹt lưng đen thì mỏ dẹt và lưng đen là hai thuộc tính được gán

cho khướu; trong khướu mỏ dẹt đầu to thì mỏ dẹt đầu to là hai thuộc tính

được gán cho khướu.

Những thực thể A mà cùng lúc được gán cho hơn một thuộc tính B nào đó, thì các thuộc tính B này có tư cách rất khác nhau. Có thể hình dung điều này qua một mơ hình định danh khái qt là:

A B

A B1 B2

A B1 B2 B(n)

Ví dụ:

1. khướu/ mỏ dẹt

khướu/ mỏ dẹt/ lưng đen 2. tôm/ hùm

tơm/ hùm/ đỏ 3. rắn/ lục

Trong ví dụ này, mỏ dẹt là thuộc tính của khướu và lưng đen là thuộc tính của khướu mỏ dẹt, hùm là thuộc tính của tơm và đỏ là thuộc tính của tơm

hùm, lục là thuộc tính của rắn và đầu đen là thuộc tính của rắn lục,...

Như vậy, các yếu tố thuộc tính B càng gần A thì tính chất quy loại càng cao, do có sự phân biệt và đối lập cao; các yếu tố thuộc tính B càng xa A thì tính chất quy loại càng giảm và tính miêu tả càng tăng, do sự phân biệt và đối lập càng ít đi. Nói cách khác, các yếu tố thuộc tính B càng đứng gần A thì nó càng có tính hạn định, càng đứng xa A thì nó càng có tính miêu tả. Điều này cũng có nghĩa nếu số lượng các thuộc tính của B được tăng lên thì số lượng ngoại diên của AB sẽ giảm đi, và ngược lại.

2.5. Tiểu kết

Như vậy, qua việc phân tích trên, đặc điểm của quan hệ thuộc tính đã phần nào được làm sáng tỏ thơng qua hệ thống các đơn vị từ vựng là danh từ có chứa quan hệ thuộc tính được chọn lựa trong các từ điển tiếng Việt. Cụ thể:

Để nhận diện quan hệ thuộc tính có thể sử dụng năm kết cấu có tính chất kiểm chứng mang tính hình thức. Trong đó, áp dụng lơ gích của quan hệ bao thuộc, kết cấu 2 là biến thể của kết cấu 1, kết cấu 4 là biến thể của kết cấu 3.

Về việc phân loại quan hệ thuộc tính, luận văn đã dựa vào hai tiêu chí là đặc điểm của các tổ hợp chứa quan hệ thuộc tính và đặc điểm của các yếu tố cấu thành tổ hợp có chứa thuộc tính. Từ mỗi tiêu chí phân loại, quan hệ thuộc tính lại được phân chia thành các tiểu loại khác nhau. Xét theo mức độ từ vựng hóa của tổ hợp chứa quan hệ thuộc tính, có ba loại quan hệ thuộc tính cơ bản: (1) tổ hợp được từ vựng hóa (mèo mun, chó mực, ngựa ơ,...); (2) tổ hợp không được từ vựng hóa (biệt thự - to, voi – to, cú – hôi); (3) tổ hợp trung gian (phấn trắng,

bảng đen,...). Xét theo đặc điểm của các yếu tố cấu thành tổ hợp có chứa quan hệ

thuộc tính, có bốn loại quan hệ thuộc cơ bản, trong đó, mỗi quan hệ lại phân chia thành hai tiểu loại. Ví dụ, xét theo mức độ trừu tượng của đơn vị thực thể chứa thuộc tính, quan hệ thuộc tính trong tiếng Việt chia thành hai nhóm: (1) quan hệ thuộc tính của các thực thể có tính chất cụ thể (mào gà – trắng, cờ -

thước – to/ nhỏ, tốc độ - nhanh/ chậm,...). Xét theo cấp độ định danh, quan hệ

thuộc tính được phân chia thành : (1) quan hệ thuộc tính định danh cấp một (áo

dài, bạch cúc,...); (2) quan hệ thuộc tính định danh cấp hai (rau mùi đỏ, vượn đen tay trắng,...). Xét theo tính độc lập của đơn vị thể hiện thuộc tính, quan hệ

thuộc tính được chia thành: (1) quan hệ thuộc tính trong tổ hợp chứa yếu tố biểu thị thuộc tính là đơn vị từ vựng có nghĩa nhưng khơng có khả năng hoạt động độc lập (mèo mun, chó mực, ngựa ơ,...); (2) quan hệ thuộc tính trong tổ hợp chứa yếu tố biểu thị thuộc tính là đơn vị từ vựng có nghĩa và có khả năng hoạt động độc lập (bảng đen, bí đỏ, cá vàng,...). Xét theo tính chất gọi tên thuộc tính trực tiếp hay gián tiếp, quan hệ thuộc tính được phân chia thành: (1) thuộc tính được gọi tên một cách trực tiếp (nghệ đen, bảng đen, cá vàng,...); (2) thuộc tính được gọi tên một cách gián tiếp (ổi trâu, xoài tượng,...).

Về đặc điểm của quan hệ thuộc tính trong tiếng Việt, hầu hết những danh từ có chứa quan hệ thuộc tính đã thu thập được đều có cấu tạo theo phương thức chính phụ và có kiểu trật tự AB (88%) – kiểu trật tự với yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau, là kiểu trật tự xi trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, phần lớn các danh từ có chứa quan hệ thuộc tính có nguồn gốc thuần Việt (81%), chỉ có một sơ lượng nhỏ là có nguồn gốc Hán Việt (19%). Yếu tố chỉ thuộc tính trong các danh từ ghép chính phụ chủ yếu được gọi tên trực tiếp (64%), hoặc cũng có thể được gọi tên gián tiếp thơng qua một từ ngữ khác (36%). Trong các danh từ ghép chính phụ tiếng Việt, yếu tố B chỉ thuộc tính thể hiện các giá trị thuộc tính thuộc về các khu vực giác quan cảm giác: thị giác, vị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác, trừu tượng. Trong đó khu vực cảm giác thị giác chiếm đa số với khoảng 79%.

Như vậy, từ các mơ hình nhận diện khái quát và cụ thể của quan hệ thuộc tính mà chúng tơi đã đề xuất, quan hệ thuộc tính đã được định hình một cách cụ thể và rõ ràng hơn trong danh sách các quan hệ ngữ nghĩa quan trọng của ngôn ngữ. Đồng thời, qua sự phân loại, miêu tả những đặc điểm cơ bản nhất của quan hệ thuộc tính từ trật tự cấu tạo, nguồn gốc, cách gọi tên thuộc tính,... quan hệ thuộc tính lại càng được nhận diện một cách dễ dàng hơn.

Trong chương tiếp theo, chúng tơi sẽ tiếp tục tìm hiểu lời giải thích nghĩa/ định nghĩa của các danh từ chứa quan hệ thuộc tính trong từ điển qua đó làm nổi bật hơn các đặc điểm quan trọng của quan hệ thuộc tính.

Chương 3: BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI GIẢI THÍCH NGHĨA/ĐỊNH NGHĨA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng việt (trên cứu liệu của một số từ điển) (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)