Về mặt nguồn gốc của yếu tố chỉ thuộc tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng việt (trên cứu liệu của một số từ điển) (Trang 45 - 47)

5. Cấu trúc luận văn

2.4. Miêu tả quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng Việt

2.4.2. Về mặt nguồn gốc của yếu tố chỉ thuộc tính

Khi xem xét quan hệ thuộc tính, yếu tố chỉ thuộc tính bao giờ cũng được chú ý miêu tả. Xét về mặt nguồn gốc, thành tố gọi tên thuộc tính trong các danh từ tiếng Việt có hai nguồn gốc chủ yếu là thuần Việt và gốc Hán Việt. Cụ thể, số lượng và tỉ lệ hai nguồn gốc của thành tố gọi tên thuộc tính như sau:

Trật tự AB BA

Nguồn gốc Thuần Việt Hán Việt Thuần Việt Hán Việt Số lượng 361 29 0 55

Tỉ lệ (%) 81 7 0 12

Bảng 2.2. Bảng số lượng và tỉ lệ hai nguồn gốc của thành tố gọi tên thuộc tính trong danh từ chứa quan hệ thuộc tính

Nhìn một cách tổng thể, phần lớn các đơn vị gọi tên thuộc tính của thực thể trong danh từ ghép chính phụ tiếng Việt đều có nguồn gốc thuần Việt (cị trắng, chè khơ, kẹo đắng, ghế cứng, bạch đàn xanh, bạch đàn đỏ,…), chỉ có một

số lượng nhỏ là có nguồn gốc Hán Việt (ngựa bạch, bạch yến, súng trường, sông

cái,…). Cụ thể:

a. Nguồn gốc thuần Việt

Trong 445 danh từ có chứa quan hệ thuộc tính đã khảo sát được thì có tới 361 trường hợp chiếm khoảng 81% là những danh từ chứa đơn vị gọi tên thuộc tính của thực thể có nguồn gốc thuần Việt. Tất cả những trường hợp này đều là những danh từ có kiểu trật tự xi AB.

Ví dụ: 1. cờ trắng

Trong đó: trắng là thuộc tính, có nguồn gốc thuần Việt.

Kiểu trật tự AB: cờ là thực thể đứng trước, trắng là thuộc tính đứng sau. 2. bí đỏ

Trong đó: đỏ là thuộc tính, có nguồn gốc thuần Việt.

3. bánh dẻo

Trong đó: dẻo là thuộc tính, có nguồn gốc thuần Việt.

Kiểu trật tự AB: bánh là thực thể đứng trước, dẻo là thuộc tính đứng sau. 4. cúc trắng

Trong đó: trắng là thuộc tính, có nguồn gốc thuần Việt.

Kiểu trật tự AB: cúc là thực thể đứng trước, trắng là thuộc tính đứng sau. 5. áo dài

Trong đó: dài là thuộc tính, có nguồn gốc thuần Việt.

Kiểu trật tự AB: áo là thực thể đứng trước, dài là thuộc tính đứng sau. b. Nguồn gốc Hán Việt

Những danh từ chứa đơn vị gọi tên thuộc tính của thực thể có nguồn gốc Hán Việt chiếm số lượng hạn chế hơn, chỉ có 84 trường hợp tương ứng với 19%. Tuy nhiên, các danh từ loại này được cấu tạo theo cả hai kiểu trật tự AB và BA. Trong đó kiểu cấu tạo BA chiếm ưu thế hơn với 55 trường hợp tương ứng 12%. Kiểu cấu tạo AB chỉ có 29 trường hợp tương ứng 7%.

Đối với trường hợp danh từ chứa đơn vị gọi tên thuộc tính của thực thể có nguồn gốc Hán Việt cấu tạo theo trật tự BA, thường các thành tố cấu tạo danh từ đều có nguồn gốc Hán Việt chứ khơng chỉ riêng yếu tố chỉ thuộc tính.

Ví dụ: 1. ác nhân

Trong đó: ác là thuộc tính, có nguồn gốc Hán Việt, nhân là thực thể, có

nguồn gốc Hán Việt.

Kiểu trật tự BA: nhân là thực thể đứng sau, ác là thuộc tính đứng trước. 2. bảo bối

Trong đó: bảo là thuộc tính, có nguồn gốc Hán Việt, bối là thực thể, có

nguồn gốc Hán Việt.

Kiểu trật tự BA: bối là thực thể đứng sau, bảo là thuộc tính đứng trước. 3. viễn phương

Trong đó: viễn là thuộc tính, có nguồn gốc Hán Việt, phương là thực thể,

Kiểu trật tự BA: phương là thực thể đứng sau, viễn là thuộc tính đứng trước

Ngược lại, trường hợp danh từ chứa đơn vị gọi tên thuộc tính của thực thể có nguồn gốc Hán Việt cấu tạo theo trật tự AB, thì yếu tố chỉ thuộc tính có nguồn gốc Hán Việt, yếu tố chỉ thực thể thường có nguồn gốc thuần Việt. Có lẽ vì thế, chúng vẫn giữ được kiểu cấu tạo xuôi trong danh từ ghép của tiếng Việt.

Ví dụ: 1. cá bạc

Trong đó: bạc là thuộc tính, có nguồn gốc Hán Việt.

Kiểu trật tự AB: cá là thực thể đứng trước, bạc là thuộc tính đứng sau. 2. chuột bạch

Trong đó: bạch là thuộc tính, có nguồn gốc Hán Việt.

Kiểu trật tự AB: chuột là thực thể đứng trước, bạch là thuộc tính đứng sau.

3. má đào

Trong đó: đào là thuộc tính, có nguồn gốc Hán Việt.

Kiểu trật tự AB: má là thực thể đứng trước, đào là thuộc tính đứng sau. Như vậy, trong kiểu trật tự AB, hầu hết tất cả các đơn vị gọi tên thuộc tính của sự vật đều có nguồn gốc thuần Việt. Ngược lại, trong kiểu trật tự BA, toàn bộ các đơn vị gọi tên thuộc tính của sự vật đều có nguồn gốc Hán Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng việt (trên cứu liệu của một số từ điển) (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)