5. Cấu trúc luận văn
2.4. Miêu tả quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng Việt
2.4.3. Về cách gọi tên trực tiếp/gián tiếp của thuộc tính
Yếu tố B trong các danh từ ghép chính phụ là những yếu tố có tác dụng biểu thị thuộc tính của thực thể A. Thuộc tính B này có thể được gọi tên trực tiếp, hoặc cũng có thể được gọi tên gián tiếp thông qua một từ ngữ khác. Cụ thể, số lượng và tỉ lệ hai cách gọi tên của thành tố chỉ tên thuộc tính là như sau:
Cách gọi tên Gọi tên trực tiếp Gọi tên gián tiếp Tổng Số lượng 282 163 445
Tỉ lệ (%) 64 36 100
Bảng 2.3. Bảng số lượng và tỉ lệ hai cách gọi tên của thành tố chỉ thuộc tính trong danh từ chứa quan hệ thuộc tính
Theo số liệu đã khảo sát và thống kê được, những đơn vị có chứa thành tố thuộc tính được gọi tên trực tiếp chiếm đa số, chỉ một số lượng nhỏ là được gọi tên gián tiếp thông qua một tên gọi khác. Cụ thể:
a. Thành tố chỉ thuộc tính được gọi tên trực tiếp
Trong 445 đơn vị danh từ có chứa quan hệ thuộc tính thì có tới 282 trường hợp, tương ứng 64% là các đơn vị có chứa thành tố thuộc tính được gọi tên trực tiếp. Đối với những trường hợp mà thuộc tính được gọi tên một cách trực tiếp, thì thuộc tính của bản thân thực thể được nói đến trong A chính là cái tính từ thể hiện thuộc tính ấy.
Ví dụ: 1. kẹo đắng
Trong đó, đắng là thành tố chỉ thuộc tính được gọi tên trực tiếp, nhắc đến trực tiếp trong danh từ.
Quan hệ thuộc tính: kẹo đắng có nghĩa là kẹo có vị đắng. 2. khế ngọt
Trong đó, ngọt là thành tố chỉ thuộc tính được gọi tên trực tiếp, nhắc đến trực tiếp trong danh từ.
Quan hệ thuộc tính: khế ngọt có nghĩa là khế có vị ngọt. 3. kiến đen
Trong đó, đen là thành tố chỉ thuộc tính được gọi tên trực tiếp, nhắc đến trực tiếp trong danh từ.
Quan hệ thuộc tính: kiến đen có nghĩa là kiến có màu đen. 4. lan đất thơm
Trong đó, thơm là thành tố chỉ thuộc tính được gọi tên trực tiếp, nhắc đến trực tiếp trong danh từ.
Quan hệ thuộc tính: lan đất thơm có nghĩa là lan đất có mùi thơm. 5. lim vàng
Trong đó, vàng là thành tố chỉ thuộc tính được gọi tên trực tiếp, nhắc đến trực tiếp trong danh từ.
b. Thành tố chỉ thuộc tính được gọi tên gián tiếp
Những danh từ có thuộc tính khơng được gọi tên trực tiếp chiếm số lượng ít hơn, với 163 trường hợp, tương đương 36%.
Ví dụ: 1. ổi trâu
Trong đó, trâu là từ chỉ thuộc tính được gọi tên gián tiếp. Thuộc tính của
ổi được hình dung một cách gián tiếp qua các thuộc tính trực tiếp của trâu, ở đây thuộc tính của trâu có liên quan được hình dung đến thuộc tính
của ổi là to.
Quan hệ thuộc tính: ổi trâu có nghĩa là ổi to. 2. dừa lửa
Trong đó, lửa là từ chỉ thuộc tính được gọi tên gián tiếp. Thuộc tính của
dừa được hình dung một cách gián tiếp qua các thuộc tính trực tiếp của lửa, ở đây là lửa có màu đỏ.
Quan hệ thuộc tính: dừa lửa có nghĩa là dừa có màu đỏ 3. thuốc nước
Trong đó, nước là từ chỉ thuộc tính được gọi tên gián tiếp. Thuộc tính của
thuốc được hình dung một cách gián tiếp qua các thuộc tính trực tiếp của nước, ở đây là nước có dạng lỏng.
Quan hệ thuộc tính: thuốc nước có nghĩa là thuốc có dạng lỏng 4. xồi tượng
Trong đó, tượng là từ chỉ thuộc tính được gọi tên gián tiếp. Thuộc tính của
xồi được hình dung một cách gián tiếp qua các thuộc tính trực tiếp của
tượng, ở đây thuộc tính của tượng được hình dung có liên quan đến xoài
là to, ta bắt gặp trong câu “to như tượng (tịnh)”. Quan hệ thuộc tính: xồi tượng có nghĩa là xồi to. 5. thuyền thúng
Trong đó, thúng là từ chỉ thuộc tính được gọi tên gián tiếp. Thuộc tính của
thuyền được hình dung một cách gián tiếp qua các thuộc tính trực tiếp của thúng, ở đây thuộc tính của thúng được hình dung đến là nhỏ, trịn
Quan hệ thuộc tính: thuyền thúng có nghĩa là thuyền nhỏ, tròn.
Đối với những trường hợp thuộc tính được gọi tên một cách gián tiếp, tình hình có vẻ phức tạp hơn; trong một số trường hợp, thực thể B có thể được hình dung với hơn một thuộc tính. Chẳng hạn như trường hợp của thúng trong thuyền
thúng được hình dung đến hai thuộc tính là trịn và nhỏ.
Bên cạnh đó, thuộc tính nào được chỉ ra cũng cịn phụ thuộc vào thực thể A là thực thể gì và kết hợp với những quan sát xung quanh và kinh nghiệm thực tế. Ví dụ như trong các trường hợp mít mật, cỏ mật. Ở đây, mật là yếu tố chỉ
thuộc tính được gọi tên gián tiếp. Thuộc tính của mít và cỏ được hình dung một cách gián tiếp qua các thuộc tính trực tiếp của mật. Tuy nhiên, với mít mật thuộc tính được nhắc đến là ngọt, mít mật có nghĩa là mít ngọt như mật, cịn trong cỏ mật, thuộc tính được hình dung đến lại là thơm, cỏ mật là cỏ thơm như mật.
Vì vậy, đối với trường hợp, thuộc tính được gọi tên một cách gián tiếp, việc xác định thuộc tính cũng như số lượng thuộc tính đều phức tạp hơn nhiều so với trường hợp thuộc tính được gọi tên một cách trực tiếp.