Mơ hình lời giải thích nghĩa/ định nghĩa bằng từ bao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng việt (trên cứu liệu của một số từ điển) (Trang 61 - 120)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Mơ hình lời giải thích nghĩa/ định nghĩa của các danh từ chứa quan hệ thuộc

3.2.2. Mơ hình lời giải thích nghĩa/ định nghĩa bằng từ bao

Trong hệ thống danh từ có chứa quan hệ thuộc tính, mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ bao là kiểu mơ hình hạt nhân, chiếm đến hơn 90% số lượng các danh từ có chứa quan hệ thuộc tính.

Khái qt mơ hình: A (là) B ^ n1, n2, n3,...

Trong đó: A là các đơn vị thuộc phạm trù từ loại danh từ. B – từ bao. Và

n1, n2, n3,… lần lượt là các nét nghĩa khác nhau trong lời giải thích.

Ví dụ: bưởi đường: bưởi có quả hình giống quả lê, vị ngọt [TĐTV, tr.158]

Trong đó, bưởi đường là đơn vị thuộc phạm trù từ loại danh từ; bưởi là từ bao; có quả hình giống quả lê và vị ngọt lần lượt là hai nét nghĩa n1, n2.

Mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ bao trong hệ thống danh từ có chứa quan hệ thuộc tính mang một số đặc điểm quan trọng như sau:

1/ Thứ nhất, trong hệ thống danh từ có chứa quan hệ thuộc tính, mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ bao được chia làm hai loại nhỏ: định nghĩa bằng từ

bao trực tiếp (từ bao gần) và định nghĩa bằng từ bao gián tiếp (từ bao xa).

Ví dụ:

1. bèo dâu: bèo có lá rất nhỏ úp lên nhau như hoa dâu [TĐTV, tr.93] 2. hoa hồng: cây thân cỏ, lá dài khơng có cuống, hoa màu đỏ hồng, dùng

làm phẩm nhuộm hay làm thuốc [TĐTV, tr.720]

Ở đây, bèo trong ví dụ 1 được hiểu là từ bao trực tiếp của bèo dâu và cây thân cỏ trong ví dụ 2 là từ bao gián tiếp của hoa hồng.

Tương tự với các ví dụ sau:

1. hà thủ ơ: cây leo cùng họ với rau răm, lá hình tim, mọc cách, hoa nhỏ

màu trắng, mọc thành chùm, củ to, ruột màu đỏ, dùng làm thuốc [TĐTV,

tr.646]

 cây leo là từ bao gián tiếp của hà thủ ô

2. hươu cao cổ: thú thuộc nhóm nhai lại, trơng giống hươu, thân màu

vàng nhạt có đốm nâu hay đỏ, cổ rất cao và dài, sống ở châu Phi [TĐTV,

tr.739]

 thú là từ bao gián tiếp của hươu cao cổ

3. mũ cánh chuồn: mũ có hai cánh gài vào nhau như hai cánh con chuồn,

dùng cho quan lại trước đây [TĐTV, tr.1008]

 mũ là từ bao trực tiếp của mũ cánh chuồn 4. ngựa bạch: ngựa có lơng màu trắng  ngựa là từ bao trực tiếp của ngựa bạch

2/ Thứ hai, trong hệ thống danh từ có chứa quan hệ thuộc tính, hầu hết tất cả các mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ bao đều sử dụng thuộc tính trực tiếp hay đối tượng chứa thuộc tính được gán cho thực thể dùng để gọi tên sự vật hiện tượng trong lời giải thích nghĩa. Tuy nhiên, vị trí xuất hiện của những thuộc tính trực tiếp này khơng cố định tại vị trí n1, n2 hoặc n3,… Dường như khơng có quy luật nhất định về vị trí của thuộc tính dùng để gọi tên trong lời định nghĩa.

Ví dụ:

- Thuộc tính dùng để định danh xuất hiện ở vị trí đầu tiên n1:

Ví dụ: cá ngựa: cá biển đầu giống đầu ngựa, thân dài có nhiều đốt, đi

thon nhỏ và cong, có thể dùng làm thuốc [TĐTV, tr.166] - Thuộc tính dùng để định danh xuất hiện ở vị trí n2

Ví dụ: cá trắm đen: cá nước ngọt, trông giống như cá trắm cỏ, nhưng thân mình có màu đen hay ăn ốc, hến, thịt thơm ngon [TĐTV, tr.167] - Thuộc tính dùng để định danh xuất hiện ở vị trí n3

Ví dụ: cỏ sữa: cây thân cỏ cùng họ với thầu dầu, có nhựa mủ như sữa, lá

mọc đối, dùng làm thuốc [TĐTV, tr.315]

- Thuộc tính dùng để định danh xuất hiện ở vị trí cuối trong lời giải thích

nghĩa.

1. bèo ong: bèo thuộc loại dương xỉ, lá cuộn lại và xếp sát nhau như hình

cái tổ ong [TĐTV, tr.93]

2. cá bạc: cá nước ngọt cùng họ với cá chép, thân dẹp, màu trắng nhạt

như bạc [TĐTV, tr.164]

3. cá bạc má: cá biển cùng họ với cá thu, thân và má có vảy nhỏ, màu

trắng nhạt [TĐTV, tr.164]

4. cá kiếm: cá cảnh nhiệt đới cỡ nhỏ, đuôi dài và nhọn như cái kiếm

[TĐTV, tr.165]

5. cá vàng: cá cảnh, vây to, đuôi lớn và xoè rộng, thân thường hoá màu

vàng đỏ [TĐTV, tr.168]

6. cá kìm: cá biển có hàm dưới nhô ra, nhỏ và dài như cái kìm [TĐTV,

tr.165]

Tuy nhiên, có một số ít trường hợp, thuộc tính được lựa chọn để định danh đối tượng không được xuất hiện trong lời định nghĩa.

Ví dụ:

1. kẹo đắng: đường nấu cơ lại cho cháy, màu nâu sẫm, dùng để cho vào

đồ kho nấu cho thơm và có màu kìm [TĐTV, tr.752]

3. thuốc tím: tên gọi thơng thường của sát trùng permanganate kali

[TĐTV, tr.1503]

Tương tự các trường hợp khác: cá mè trắng, cải cay, chè con ong,

chè hạt lựu, chè xanh, cơ trơn,...

Như vậy, rõ ràng các đối tượng được định danh bằng cách gọi tên các thuộc tính nhưng khi được định nghĩa thì lời định nghĩa lại khơng nhắc đến thuộc tính này của đối tượng. Như vậy sẽ khơng tạo được sự gắn kết, móc xích giữa đối tượng với tên gọi và lời giải thích nghĩa. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình nhận thức và ghi nhớ đối tượng cũng như ngơn ngữ.

Lí giải cho điều này, chúng tôi cho rằng quan điểm khi đưa ra lời giải nghĩa cho các đơn vị từ vựng trong từ điển của các nhà từ điển học là khơng phải lúc nào cũng giải thích theo cơng thức máy móc, đơi khi những đặc điểm được lựa chọn để đưa vào lời giải nghĩa hay mơ hình lời giải nghĩa được lựa chọn là cần cho sự biết chính xác và khoa học về đối tượng.

3/ Như đã nói ở trên, khơng có quy luật nhất định về vị trí của các nét nghĩa chỉ thuộc tính trong lời định nghĩa. Điều này không chỉ xảy ra với các thuộc tính thuộc phạm trù giác quan khác nhau mà ngay trong cùng một phạm trù giác quan, cũng xảy ra chuyện này. Cụ thể:

- Trong phạm trù giác quan thị giác: thuộc tính trực tiếp được dùng để định danh cũng xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như n1, n2, n3 hoặc cuối cùng trong lời định nghĩa.

Ví dụ:

1. cá trắm đen: cá nước ngọt, trông giống như cá trắm cỏ, nhưng thân

mình có màu đen, hay ăn ốc, hến, thịt thơm ngon [TĐTV, tr. 167] 

thuộc tính chỉ màu sắc ở vị trí n2

2. cá vàng: cá cảnh, vây to, đi lớn x rộng, thân thường hố màu vàng [TĐTV, tr. 168]  thuộc tính chỉ màu sắc ở vị trí cuối cùng.

3. cờ trắng: cờ màu trắng dùng để báo hiệu sự đầu hàng [TĐTV, tr. 352]  thuộc tính chỉ màu sắc ở vị trí n1.

- Trong phạm trù giác quan vị giác: cũng khơng có vị trí nhất định cho thuộc tính trực tiếp chỉ vị:

Ví dụ:

1. cam đường: cam ngọt, quả trơng giống như quả quýt nhưng lớn hơn, vỏ

mỏng, khi chín có màu vàng đỏ [TĐTV, tr. 174]  thuộc tính chỉ vị ở vị

trí n1.

2. cà chua: cà thân và lá có lơng, lá xẻ hình chân vịt, hoa vàng, quả chín

màu vàng đỏ, thịt mềm mọng nước, vị hơi chua [TĐTV, tr. 161]  thuộc

tính chỉ vị ở vị trí cuối cùng.

Tương tự với các phạm trù giác quan khác như thính giác, khứu giác,... thì cũng khơng có một trật tự nhất định cho thuộc tính được dùng để định danh khi xuất hiện trong lời định nghĩa.

Như vậy, trong hệ thống danh từ có chứa quan hệ thuộc tính, mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ bao là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giữa lời giải thích nghĩa bằng từ bao và lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa có một số sự đan xen nhau. Đó là những trường hợp trong các đơn vị danh từ có nguồn gốc Hán Việt, thì lời giải thích nghĩa bằng từ bao cũng sử dụng những từ đồng nghĩa như một bộ phận của lời giải thích nghĩa.

Ví dụ: chuột bạch: chuột lông trắng, thường ni làm vật thí nghiệm

[TĐTV, tr.300]

Ở đây, trắng là từ đồng nghĩa với bạch được dùng để đưa vào lời giải

thích nghĩa của chuột bạch.

Tương tự với các ví dụ khác như: huyết bạch, ngọc bích, ngựa bạch,... Quan sát ví dụ trên, chúng tơi thấy rằng, các đơn vị từ vựng trong trường hợp này đều là những danh từ tuy có yếu tố chỉ thuộc tính có nguồn gốc Hán Việt nhưng đều là các đơn vị có trật tự xi AB. Có lẽ chính sự khác biệt về mặt cấu tạo từ này tạo nên sự khác biệt trong cách đưa ra lời giải nghĩa của các đơn vị từ vựng này.

Theo quan sát, trong các danh từ có chứa quan hệ thuộc tính, các mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa chủ yếu sử dụng các từ đồng nghĩa có

nguồn gốc thuần Việt trong lời giải thích nghĩa. Vì vậy mà cách định nghĩa này giúp cho lời định nghĩa đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ hình dung.

Qua q trình phân tích, chúng tơi nhận thấy rằng cùng một kiểu cấu tạo từ vựng và cùng chứa thuộc tính thuộc các phạm trù giác quan giống nhau, nhưng cách giải nghĩa các các đơn vị từ vựng danh từ này lại khác nhau. Khơng có sự nhất quán của việc có đưa các nét nghĩa chỉ thuộc tính vào lời giải nghĩa hay khơng, và nếu đưa vào thì cách sắp xếp các nét nghĩa chỉ thuộc tính trong lời giải nghĩa là như thế nào. Chúng tôi cho rằng đây là một vấn đề cần được đặt ra và giải quyết. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi loại từ điển cũng như quan điểm của mỗi tác giả là khác nhau mà vấn đề này sẽ/ nên/ phải có những phương án giải quyết linh hoạt.

3.3. Đặc điểm các loại mơ hình lời giải thích nghĩa/ định nghĩa của hệ thống danh từ có chứa quan hệ thuộc tính trong từ điển

3.3.1. Mơ hình lời giải thích nghĩa/ định nghĩa bằng từ đồng nghĩa nghĩa

1/ Thứ nhất, sự phân bố tỉ lệ và số lượng của mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa trong hệ thống danh từ có quan hệ thuộc tính trên phương diện cấu tạo như sau:

Cấu tạo AB BA Tổng

Số lượng 3 24 27

Tỉ lệ (%) 11 89 100

Bảng 3.5: Số lượng và tỉ lệ mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa trên phương diện cấu tạo của danh từ có chứa quan hệ thuộc tính

Qua số liệu phân tích trên, các danh từ chứa quan hệ thuộc tính có trật tự BA chủ yếu được định nghĩa bằng mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa. Cụ thể có đến 24/27 trường hợp, tương ứng khoảng 89%, là các danh từ có cấu tạo BA được định nghĩa theo mơ hình này.

Ví dụ:

 bạc nghệ có cấu tạo BA, được định nghĩa mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa

2. bạch lạp: nến trắng, hoặc sáp trắng nói chung [TĐTV, tr.42]

 bạc lạp có cấu tạo BA, được định nghĩa mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa

3. bảo kiếm: gươm hoặc kiếm quý [TĐTV, tr.63]

 bảo kiếm có cấu tạo BA, được định nghĩa mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa

Chỉ một số ít trường hợp, cụ thể là 3 trường hợp chiếm khoảng 11 %, là các danh từ có trật tự AB được định nghĩa bằng mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa.

Cụ thể các trường hợp đó như sau: 1. con nhỏ: con bé [TĐTV, tr.323]

 con nhỏ: có cấu tạo AB được định nghĩa mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa

2. má đào: má hồng như má đào; được dùng để ví người con gái đẹp

[TĐTV, tr.946]

má đào: có cấu tạo AB được định nghĩa mơ hình lời giải thích nghĩa

bằng từ đồng nghĩa.

3. trống cái: trống lớn, tang ghép bằng gỗ, hai mặt bịt da thuộc, thường

treo ngang [TĐTV, tr.1621]

 trống cái: có cấu tạo AB được định nghĩa mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa

Điều này là sự khác biệt giữa mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ bao và mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa. Ở đây có sự ngược nhau. Mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ bao chủ yếu được áp dụng cho các danh từ chứa quan hệ thuộc tính có cấu tạo AB. Ngược lại, mơ hình lời định nghĩa bằng từ đồng nghĩa lại được dùng định nghĩa cho các danh từ chứa quan hệ thuộc tính có cấu tạo BA.

2/ Thứ hai, trên phương diện nguồn gốc của yếu tố các danh từ chứa quan hệ thuộc tính, sự phân bố tỉ lệ và số lượng của mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa như sau:

Nguồn gốc Thuần Việt Hán Việt Tổng

Số lượng 1 26 27

Tỉ lệ (%) 4 96 100

Bảng 3.6: Số lượng và tỉ lệ mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa trên phương diện nguồn gốc của danh từ có chứa quan hệ thuộc tính

Về phương diện nguồn gốc, hầu hết các danh từ chứa thuộc tính có nguồn gốc Hán Việt đều sử dụng mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa (26/27 trường hợp, tương đương 96%). Chỉ có duy nhất một trường hợp ngoại lệ có nguồn gốc thuần Việt được định nghĩa bằng mơ hình này.

3/ Thứ ba, sự phân bố tỉ lệ và số lượng của mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa trong hệ thống danh từ có chứa quan hệ thuộc tính trên phương diện phân chia theo khu vực giác quan của yếu tố chỉ thuộc tính như sau:

Khu vực giác quan Thị giác Khứu giác Thính giác

Vị giác Xúc giác Trừu tượng Số lượng 9 0 0 0 0 18

Tỉ lệ (%) 25 0 0 0 0 75

Bảng 3.4: Số lượng và tỉ lệ mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa trên phương diện phân chia theo khu vực giác quan của các yếu tố chỉ thuộc tính

Khác với mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ bao, mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa chỉ được vận dụng để định nghĩa cho các đơn vị là danh từ có chứa yếu tố thuộc tính ở khu vực giác quan thị giác và trừu tượng. Trong đó, khu vực giác quan trừu tượng chiếm ưu thế với 18 trường hợp, tương đương khoảng 75%. Trường hợp của khu vực giác quan thị giác chỉ chiếm 9 trường hợp, tương đương 25%.

Ví dụ:

1. má đào: má hồng như má đào; được dùng để ví người con gái đẹp

[TĐTV, tr.946]

đào trong má đào thuộc khu vực giác quan thị giác, được định nghĩa

bằng mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa, má hồng là đồng

nghĩa với mà đào.

2. ác qủy: quỷ dữ [TĐTV, tr.4]

 ác trong ác quỷ thuộc khu vực trừu tượng, được định nghĩa bằng mơ

hình lời giải thích nghĩa bằng từ đồng nghĩa, quỷ dữ là đồng nghĩa với ác

quỷ.

Bên cạnh đó, các danh từ có chứa yếu tố thuộc tính ở khu vực giác quan khác như vị giác, xúc giác, khứu giác, thính giác, khơng được định nghĩa bằng mơ hình này.

3.3.2. Mơ hình lời giải thích nghĩa/ định nghĩa bằng từ bao

1/ Trên phương diện cấu tạo của các danh từ chứa quan hệ thuộc tính, sự phân bố tỉ lệ và số lượng của mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ bao như sau:

Cấu tạo AB BA Tổng

Số lượng 384 32 416

Tỉ lệ (%) 92 8 100

Bảng 3.2: Số lượng và tỉ lệ mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ bao trên phương diện cấu tạo của danh từ chứa quan hệ thuộc tính

Qua bảng số liệu đã thống kê được, trong hệ thống danh từ có chứa quan hệ thuộc tính, danh từ có cấu tạo theo trật tự AB chủ yếu được định nghĩa bằng mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ bao. Cụ thể, mơ hình lời giải thích nghĩa bằng từ bao có trật tự AB chiếm 384 trường hợp, tương đương với khoảng 92%.

Ví dụ:

1. bánh gối: bánh nhân thịt, miến, ..., bọc trong vỏ bột gói giống như cái

gối hình bán nguyệt có riêm, đem rán vàng, ăn với nước chấm và rau sống [TĐTV, tr. 57]

2. bình cầu: bình thuỷ tinh hình cầu có cổ trịn, dài, thường dùng trong phịng thí nghiệm hố học [TĐTV, tr. 114]

 bình cầu có trật tự AB, được định nghĩa bằng từ bao là bình

3. bọ rùa: bọ cánh cứng, cánh khum tròn giống mai rùa [TĐTV, tr. 122]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng việt (trên cứu liệu của một số từ điển) (Trang 61 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)