Về sự phân chia theo các khu vực cảm giác của thuộc tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng việt (trên cứu liệu của một số từ điển) (Trang 50 - 54)

5. Cấu trúc luận văn

2.4. Miêu tả quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng Việt

2.4.4. Về sự phân chia theo các khu vực cảm giác của thuộc tính

Trong cấu tạo của các danh từ ghép chính phụ, yếu tố A bao giờ cũng là yếu tố biểu thị lớp phạm trù, yếu tố thuộc tính B là yếu tố có giá trị hạn định và miêu tả về phạm trù. Trong danh từ ghép chính phụ của tiếng Việt, phần lớn các yếu tố thuộc tính B là yếu tố thể hiện các giá trị thuộc tính thuộc về các khu vực cảm giác là: thị giác, vị giác, xúc giác, thính giác, và khứu giác. Ngồi ra, chỉ có một số lượng nhỏ thuộc khu vực trừu tượng. Cụ thể:

Giác quan Thị giác Vị giác Khứu giác Xúc giác Thính giác Trừu tượng Tổng Số lượng 352 21 14 10 9 39 445 Tỉ lệ (%) 79,1 4,72 3,15 2,25 2,02 8,76 100

Bảng 2.4: Số lượng và tỷ lệ các yếu tố chỉ thuộc tính theo khu vực cảm giác

Như vậy, qua bảng số liệu đã khảo sát và thống kê được, chúng tôi thấy rằng, các đơn vị từ vựng chỉ thuộc tính thể hiện các giá trị thuộc tính thuộc về khu vực cảm giác thị giác chiếm đa số với 352 trường hợp trong số tổng 445 trường hợp, chiếm khoảng 79,1%. Các khu vực cảm giác khác chiếm số lượng ít hơn, cụ thể vị giác (4,72%), khứu giác (3,15%), và xúc giác (2,25%), thính giác (2,02%). Cịn lại là 39 trường hợp tương ứng 8,76% là các đơn vị từ vựng chỉ thuộc tính thể hiện các giá trị trừu tượng.

Có sự chênh lệch rõ rệt giữa các thuộc tính ở các khu vực cảm giác, điều này được giải thích qua cơ chế hay q trình nhận thức, tri giác của con người nói chung.

Tri giác là q trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngồi của sự vật hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của con người. Bản chất của q trình đó chính là sự nhận biết các thuộc tính bề ngồi của sự vật hiện tượng, từ đó liên kết các thuộc tính lại, đặt chúng trong mối quan hệ trong không gian, thời gian, mùi vị, kích thước,… sau đó đưa ra những đặc điểm chung của sự vật hiện tượng, kết quả đem lại hình ảnh trọn vẹn của sự vật hiện tượng. Đây cũng là một bước trong công cuộc định danh các sự vật hiện tượng.

Con người có 5 giác quan (thị giác, vị giác, xúc giác, thính giác, và khứu giác). Mỗi giác quan được phát triển trở thành những cửa ngõ để tiếp nhận các thơng tin, hồn thiện quá trình nhận thức, tri giác.

Về khu vực thị giác, 90% thông tin từ bên ngồi vào con người là thơng qua thị giác, thị giác tiếp nhận kích thích ánh sáng từ các sự vật hiện tượng. Như vậy, cơ quan thị giác là vơ cùng quan trọng. Chính vì lẽ đó 79,1% các đơn vị từ vựng chỉ thuộc tính thuộc khu vực thị giác. Các thuộc tính thuộc miền thị giác nói nhiều về màu sắc, kích thước, hình dáng của sự vật, hiện tượng, chẳng hạn như:

1. bí đỏ, cá bạc, cá trắm đen, cá vàng, ruồi xanh, phèn đen, nghệ đen,

Trong đó: đỏ, bạc, đen, vàng, xanh, hồng, nâu,… là các thuộc tính thuộc miền thị giác chỉ màu sắc của các thực thể. Ở đây, các thuộc tính được gọi tên một cách trực tiếp, các tính từ được nhắc đến cũng chính là các thuộc tính của thực thể. Công thức nhận diện quan hệ thuộc tính trong các trường hợp này là: A có màu sắc B hoặc A có màu sắc như B

Cụ thể: bí đỏ (bí có màu đỏ), cá bạc (cá có màu bạc), cá trắm đen (cá trắm có màu đen), ngựa hồng (ngựa có màu hồng), ruồi xanh (ruồi có màu

xanh), dừa lửa (dừa có màu như lửa – màu đỏ),...

2. xoài cơm, xoài tượng, trống cái, trống con, sông cái, sông con, rễ cái,

rễ con, ổi trâu, ngón cái, ngón út, chén hạt mít,...

Trong đó: cơm, tượng, cái, con, trâu, út,… là các thuộc tính thuộc miền thị giác chỉ kích thước của các thực thể. Cụ thể cơm, con, út: kích thước

nhỏ; cái, tượng: kích thước lớn (to). Thuộc tính trong các trường hợp này

chủ yếu được gọi tên gián tiếp. Công thức nhận diện quan hệ thuộc tính trong các trường hợp này là: A có kích thước B hoặc A có kích thước như

B.

Cụ thể: xồi cơm – xồi có kích thước như hạt cơm (xồi nhỏ), trống con

trống có kích thước nhỏ (trống nhỏ), xoài tượng – xồi có kích thước

như tượng (xồi to), ổi trâu - ổi có kích thước như trâu (ổi to),…

3. bánh gối, bánh bèo, bọ rùa, cháo hoa, bánh tai voi, cà dái dê, cá kiếm,

cá ngựa, cỏ roi ngựa,…

Trong đó: gối, bèo, rùa, hoa, tai voi, dái dê, kiếm, ngựa, roi ngựa,…là các thuộc tính thuộc miền thị giác chỉ hình dáng. Cơng thức nhận diện quan hệ thuộc tính trong các trường hợp này là: A có hình dáng giống B.

Cụ thể: bánh gối (bánh có hình dáng giống gối), cháo hoa (cháo có hình dáng giống bơng hoa), cà dái dê (cà có hình dáng giống dái dê)

Vì sao trong quá trình định danh, các đặc trưng liên quan đến khu vực thị giác được sử dụng nhiều nhất? Bởi theo quan niệm của G.V Consansky, định danh là sự cố định (hay gắn) cho một kí hiệu ngơn ngữ một khái niệm – biểu niệm phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật.

Q trình tâm lí định danh sự vật diễn ra như sau: sau khi tiếp xúc với một khách thể mới, con người tìm hiểu, vạch ra một bộ những đặc trưng vốn có trong nó. Nhưng để định danh người ta chỉ chọn những đặc trưng nào thấy tiêu biểu, dễ khu biệt với đối tượng khác và đặc trưng ấy đã có tên trong ngơn ngữ.

Chẳng hạn, để gọi tên loài cây cỡ nhỏ, thân có gai, lá kép có răng, hoa màu hồng,... có hương thơm, quy trình định danh diễn ra như sau: trước hết, dựa vào các đặc trưng đã được tách ra như trên, người Việt quy nó vào khái niệm đã có tên gọi trong ngơn ngữ như là “hoa”, và chọn đặc trưng màu sắc “đập vào mắt” đã có tên gọi là “hồng”. Khi đó lồi hoa này có tên gọi là “hoa hồng”.

Điều này phù hợp với quan điểm đại cương mà A.Gardiner đã phát biểu: “Thường thường trong sự hình dung (của con người – NĐT) chỉ lưu giữ lại những thuộc tính, các mặt và quan hệ của đối tượng với những đối tượng khác được nổi bật lên rõ ràng trong nó, “đập vào mắt” và đóng vai trị nhất định trong hoạt động sống của cá nhân đối tượng”.

Những đặc trưng được chú ý tri giác và lựa chọn nhiều nhất trong quá trình định danh là hình thức/ hình dạng và màu sắc. Sỡ dĩ có điều này là vì đó là những đặc trưng dễ tiếp nhận một cách rõ ràng nhất bằng thị giác, những đặc trưng đập vào mắt.

Về khu vực vị giác, trên bề mặt lưỡi có nhiều trồi vị giác để tiếp nhận các kích thích vị: ngọt, chua, mặn, đắng. Vị giác giúp chúng ta nhận biết về thức ăn nghĩa là giúp chúng ta nhận biết và hồn thiện q trình định danh sự vật. Đứng thứ hai sau thị giác, các thuộc tính thuộc miền vị giác chủ yếu nói về các vị là

mặn, đắng, chua, ngọt và cay, ví dụ như tai chua, nước lợ, nước mặn, nước ngọt, rượu ngọt, kẹo đắng, khế ngọt,…Công thức nhận diện quan hệ thuộc tính trong

các trường hợp này là: A có vị B.

Cụ thể: tai chua (cây có vị chua), nước lợ (nước có vị lợ), nước ngọt (nước có vị ngọt), kẹo đắng (kẹo có vị đắng),…

Về khu vực xúc giác, các cơ quan xúc giác nằm rải rác trên da, mang tính chủ thể, tác động giúp cho cơ thể có thể thích ứng với các hoạt động và nhận biết

về môi trường xung quanh. Các thuộc tính thuộc miền xúc giác chủ yếu nói về các cảm giác về độ nóng lạnh, như đới lạnh, đới nóng, đới ơn hồ, mùa lạnh,…

Về khu vực thính giác, cơ quan thính giác là cơ quan chuyên nhận các kích thích của âm thanh, cơ chế của nó là tiếp nhận và truyền âm, vì thế các thuộc tính thuộc miền thính giác nói nhiều về các thuộc tính âm thanh do con người hoặc động vật, đồ vật phát ra, ví dụ như âm vang, nữ cao, tắc kè, xe cút

kít, chim chích,…

Về khu vực khứu giác, cơ quan khứu giác chuyên tiếp nhận các kích thích về mùi, vì vậy các thuộc tính thuộc miền khứu giác nói nhiều về các mùi có thang độ đánh giá tích cực, ví dụ như lan đất thơm, lan lọng thơm, mướp hương,

nấm hương, nhũ hương, ốc hương, sâm thơm,…Một số trường hợp thể hiện các

mùi không dễ chịu như: dầu hôi, mồ hôi khai,…

Trường hợp các yếu tố chỉ thuộc tính thuộc khu vực giác quan trừu tượng, là những thuộc tính khơng thể cảm nhận được bằng các cơ quan cảm giác như mắt, mũi, miệng, tai hay chân tay. Chẳng hạn: ác nhân – người làm việc xấu,

bảo bối – vật quý, bần nông – người nông dân nghèo. Ở đây những thuộc tính

như ác (xấu), bảo (quý), bần (nghèo) đều là những thuộc tính mà chúng ta khơng thể cảm nhận bằng các giác quan.

Như vậy thì phần lớn các yếu tố chỉ thuộc tính thường là yếu tố thể hiện các giá trị thuộc tính thuộc về giác quan thị giác, nghĩa là những thuộc tính được tiếp nhận bằng mắt qua các đặc điểm nổi bật về màu sắc, hình dáng hay kích thước. Các giá trị thuộc tính thuộc về các khu vực giác quan khác cũng tồn tại tuy nhiên chỉ chiếm một số lượng hạn chế và không đáng kể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát quan hệ thuộc tính trong hệ thống danh từ tiếng việt (trên cứu liệu của một số từ điển) (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)