1 Về “nhân vật” Hoàng đế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật hoàng đế như là một nhân vật văn hóa (khảo sát trường hợp lê thánh tông qua lịch sử và văn học) (Trang 27 - 34)

Theo vịng quay của lịch sử, đến hơm nay, chỉ còn một số quốc gia ở Châu Á (nhƣ Bruney, Thái Lan, Nhật Bản), châu Âu (nhƣ Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh, Hà Lan), Châu Phi (Lesotho, Swaziland) vẫn duy trì chế độ qn chủ với vua, hồng hậu và các thành viên khác của hoàng gia. Đƣơng nhiên, sự duy trì chế độ qn chủ đó phần nhiều mang tính tƣợng trƣng, dùng trong các nghi lễ ngoại giao. Bởi ở những nƣớc này, vẫn có tổng thống, thủ tƣớng, rồi nội các, nghị viện… Đó mới là những chức danh, cơ quan có thực quyền lãnh đạo đất nƣớc, đƣợc bầu theo nhiệm kỳ - tùy theo quy định của Hiến pháp mỗi nƣớc.

Tuy chỉ tồn tại theo danh nghĩa, “hình thức” ở một số quốc gia, song không thể phủ nhận, nhà nƣớc quân chủ trong một thời gian dài đã là thiết chế phổ qt trên tồn cầu, “hầu nhƣ có mặt ở tất cả các ngơn ngữ” [39, 46] với “không gian mênh mông”, dù “vận mệnh các quốc gia, các đế chế có sự trƣờng đoản khác nhau, trị loạn khơng nhƣ nhau” [39, 46]. Cần phải nói thêm, từ Đông sang Tây, từ xƣa đến nay, giới học giả vẫn quen gọi thời đại quân chủ truyền thống là “chế độ phong kiến”, song thực ra, nội hàm của khái niệm

“chế độ phong kiến” lại khơng hồn tồn đồng nhất - nó có độ “vênh” theo khơng gian văn hóa. Tại Việt Nam, “nhân vật” Hồng đế và nhà nƣớc quân chủ mới lùi vào quá vãng, hết vai trò lịch sử hơn sáu thập niên (1945) - sau gần 1.000 năm “tuổi thọ”.

Theo tác giả Lê Kim Ngân, trƣớc thời Trung Hoa thống nhất, Hoàng đế đƣợc gọi là Thiên tử. Trong Kinh Thư, một cuốn sử cổ nhất của Trung Hoa,

Thiên tử - nhƣ lời Tổ Y tâu cùng vua Trụ: Thiên tử, Thiên kí cật ngã Ân mệnh

(Tâu Thiên tử, Trời đã dứt mạng nhà Ân ta).

Bên cạnh đó - cũng trong Kinh Thư - cịn có định nghĩa về Thiên tử: Thiên tử duy quân vạn bang, bách quan thừa thức (Chỉ có bậc thiên tử làm

chúa muôn nƣớc, trăm quan noi theo thể thức).

Thiên Khúc Lễ (trong Kinh Lễ) định nghĩa rõ ràng hơn: Quân thiên hạ viết Thiên tử (…) Thiên hạ vị thất thiên lý ngoại dã. Thiên tử nhược tiếp thất thiên lý ngoại tứ hải chi Chư hầu, tắc thấn giả, xưng Thiên tử di đối chi dã. Sở dĩ nhiên giả, tứ hải nan phục, nghi tôn danh dĩ uy lâm chi dã. Bất ngôn vương giả, dĩ phụ Thiên, mẫu địa, thị thượng Thiên chí tử, hựu vi Thiên sở mệnh tử dưỡng hạ dân. Thử tôn danh dã (Vua thiên hạ gọi là Thiên tử (…)

Thiên hạ để chỉ ngoài 7.000 dặm. Thiên tử nếu hội đƣợc Chƣ hầu bốn bể ngoài 7.000 dặm, ấy là “thấn” (tức ngƣời chủ lễ), xƣng Thiên tử để phân biệt với các Chƣ hầu. Sở dĩ nhƣ vậy vì bốn bể khó thu phục, nên tơn danh dùng uy mà đạt đƣợc việc thu phục bốn bể vậy. Khơng gọi là Vƣơng vì lấy nghĩa cha là Trời, mẹ là Đất, (bậc Thiên tử) là con ở trên Trời, đƣợc mệnh Trời sai khiến xuống để nuôi dƣỡng dân ở dƣới trần. Nhƣ thế là tôn danh vậy).

Nhƣ vậy, Thiên tử là danh xƣng dùng để chỉ ngơi vị chí tơn của bậc

đứng đầu thiên hạ [22, 91 - 92].

Sau Thiên tử, ngƣời Trung Hoa có danh xƣng Hồng đế.

Sách Thuyết văn giải tự phân tích những nét viết tạo thành chữ

“Hoàng”: Hoàng do chữ Bạch và chữ Vương hợp thành. Chữ Bạch bắt nguồn ở chữ Tự, nghĩa là đầu tiên, còn chữ Vương là vua. Vậy từ nguồn gốc, chữ Hoàng đƣợc tạo ra để chỉ ba vị vua đầu tiên trị vì nƣớc Trung Hoa theo truyền

thuyết cổ (đó là Tam Hồng). Ba vị vua này đƣợc coi là những vị vua vĩ đại

có cơng rất lớn đối với dân tộc Trung Quốc, vì đó, nhân ý ấy, sau này ngƣời ta dùng chữ Hoàng để chỉ ý nghĩa rất to lớn.

Ngồi ra, “Hồng” cịn có thêm bốn (4) nghĩa: trời; rực rỡ; vua; đẹp và to lớn [22, 93 - 94].

Chữ “Đế” cũng có tới năm (5) nghĩa: Xét kỹ và rõ; hiệu của vua thiên hạ; vua; bậc có Đức hợp với trời; bậc thơng suốt đƣợc thiên hạ; ngƣời có Đức ngang với Trời Đất [22, 93 - 94].

Lần giở cuốn Tìm về cội nguồn chữ Hán, ta có các thơng tin:

Hồng: Phần dƣới chữ vốn là chân đèn; ba nét sổ phía trên là ánh đèn

sáng. Đến Tiểu triện thì phần trên viết nhầm thành “tự”, đến Lệ thư lại biến

thành “bạch”, vậy là khơng sao giải thích nữa. Kinh Thi: Đồ tế màu hồng thì “hồng” (tỏa sáng). Mao truyện: “Hồng” cịn có nghĩ là huy hồng. Nghĩa

mở rộng thành “đại” (to lớn), “đế vƣơng” [23, 280].

Đế: Là nghi thức cúng tế tổ tông hoặc trời đất một cách long trọng của

ngƣời thƣợng cổ (…). Hình dạng chữ giống nhƣ là xếp mấy cây gỗ làm thành bàn thờ. Sau đó, dùng để chỉ chữ Đế trong “Đế vƣơng” [23, 189].

“Giản dị” hơn, Hán - Việt từ điển của Đào Duy Anh giải thích: hồng đế là “Ông vua một đế quốc. Ở Trung Hoa từ đời Tần trở về sau, dùng tiếng ấy để gọi vua” [2, 376].

Từ điển chức quan Việt Nam thì cho biết: Hồng đế “Trong truyền

thuyết Trung Quốc là tổ tiên của một số thị tộc và bộ lạc phát triển lên ở phía Bắc Trung Quốc. Là xƣng hiệu của thủ lĩnh bộ lạc Hoàng đế. Cùng thời với bộ lạc Cộng Công hậu duệ Viêm Đế. Cùng với Chuyên Húc, Đế Hiệu, Nghiêu, Thuấn gọi là Ngũ Đế. Niên biểu Trung Quốc tính thời Ngũ Đế vào - 2550 đến - 2140 TCN.

Đây là thời kỳ lịch sử truyền thuyết của Trung Quốc.

Tần Doanh Chính lên ngơi năm 221 TCN, thống nhất 6 nƣớc xong, tự cho mình là “Đức Kiêm Tam Hồng, cơng bao Ngũ Đế” nên xƣng là Thủy

Hồng đế. Từ đó về sau, các vị quân chủ phong kiến các đời đều xƣng Hoàng đế” [29, 320].

Đúng là sử sách Trung Hoa từng ghi nhận chuyện sau khi thơn tính sáu nƣớc chƣ hầu, Tần Doanh Chính nêu ý kiến: “Quả nhân, một ngƣời nhỏ bé, hƣng binh trừ khử bọn bạo nghịch làm loạn. Nhờ uy linh của tôn miếu, sáu nƣớc đều chịu tội thiên hạ bình định. Nay nếu khơng thay đổi danh hiệu thì khơng sao xứng với cơng lao đã làm đƣợc và truyền cho đời sau. Các ngƣơi hãy bàn nên đặt hiệu đế nhƣ thế nào?”. Đáp lại, đám quần thần (Thừa tƣớng Vƣơng Quán, Ngự sử Đại phu Phùng Kiếp, Đình úy Lê Tƣ…) đã chúng khẩu đồng từ: “Ngũ Đế ngày xƣa đất chỉ vuông ngàn dặm, ngoài ra là đất đai của chƣ hầu và của man di, họ vào chầu hay không thiên tử cũng không sao cai quản đƣợc. Nay bệ hạ dấy nghĩa binh, giết bọn tàn ác và nghịch tặc, bình định đƣợc thiên hạ, bốn biển thành quận và huyện, pháp luật và mệnh lệnh đều thống nhất ở mọi nơi, từ thƣợng cổ đến nay chƣa hề có, Ngũ Đế đều khơng bằng. Bọn thần sau khi bàn bạc kỹ lƣỡng với các bác sĩ thấy rằng: ngày xƣa có Thiên Hồng, Địa Hồng, Thái Hồng nhƣng Thái Hoàng là cao quý nhất. Bọn thần xin dâng tơn hiệu của nhà vua là Thái Hồng, mệnh ban ra gọi là chế, lệnh ban ra gọi là chiếu, thiên tử tự xƣng là trẫm”. Và Tần Doanh Chính

đã quyết định bỏ chữ “Thái”, lấy chữ “Hoàng”, thêm chữ “Đế” của những vị “Đế” thời thƣợng cổ [34, 43]. Hiệu “Hồng đế” có từ đây (Chữ “thủy” trong “Thủy Hồng đế” có nghĩa là Hồng đế đầu tiên)!

Những ý kiến đại đồng tiểu dị và sự thực lịch sử trên giúp chúng ta hình dung khá đầy đủ về “nhân vật” Hoàng đế - ông vua của một quốc gia hùng mạnh, ở khu vực mà Mác từng gọi là “Phƣơng thức sản xuất châu Á”.

Sau Tần Doanh Chính, theo dịng chảy của thời gian và sự lớn mạnh không ngừng theo kiểu áp đặt của Nho giáo qua các triều đại - nhất là từ Đổng Trọng Thƣ trở đi - nhân vật Hoàng đế đã đƣợc “xây dựng” thành một vị trí

đƣợc thần thánh hóa trong một cấu trúc xã hội nhất định - cấu trúc xã hội quân chủ. Cấu trúc xã hội quân chủ cần nhân vật Hồng đế với quan hệ vua -

tơi, trên - dƣới phân minh (phân minh ngay từ trong gia đình, họ tộc). Ngƣời nào ý thức đƣợc quyền lực và giới hạn quyền lực của Hoàng đế, sẽ là một minh quân lƣu danh sử sách; ngƣợc lại, ngƣời ngồi trên ngôi báu không nhận thức đƣợc sứ mạng của mình, gần nhƣ ngay lập tức trở thành bù nhìn, chịu sự phán xét nghiêm khắc của đƣơng thời và hậu thế. Thực tế lịch sử hàng nghìn năm của chế độ quân chủ phƣơng Đông cũng cho thấy: trong số rất nhiều hoàng đế từng trƣớc bạ tuổi tên, khơng phải khơng có kẻ tự ý thức đƣợc rằng, mình khơng nên ngồi vào chiếc ghế quyền lực nhất ấy, nhƣng vẫn bị các thế lực ép buộc, thành ra bi kịch. Có thể xem trƣờng hợp hoàng đế Phổ Nghi (1906 - 1967) thời cận - hiện đại bên nƣớc Trung Hoa là ví dụ điển hình.

Phổ Nghi sinh năm 1906, đƣợc Từ Hi Thái hậu chọn lên ngôi tháng 12 năm 1908 (chƣa đầy 3 tuổi), lúc bà đang hấp hối và ngƣời bác Phổ Nghi là Quang Tự băng hà ngày 14 tháng 11 trƣớc đó. Chỉ hơn 3 năm sau, trong khí thế long trời lở đất của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), Phổ Nghi phải thoái vị (ngày 12/2/1912). Năm 1917, ơng có 12 ngày phục hồi đế vị (từ 1- 12/7/1917) trƣớc khi một lần nữa đƣợc ngƣời Nhật dựng lên làm hoàng đế Mãn Châu quốc, niên hiệu Đại Đồng, mùa xuân 1933. Ý thức đƣợc thân phận “vua bù nhìn”, là con bài trong chiến lƣợc thuộc địa của Nhật Bản, Phổ Nghi nhiều lần thấm thía nỗi nhục nhã, uất ức “vào luồn, ra cúi”… nhƣng rồi vẫn phải ca ngợi công ơn “thiên triều”, ký vào những văn bản do ngƣời Nhật soạn, chọn Thần đạo làm quốc giáo cho Mãn Châu quốc.

Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai dần bƣớc vào hồi kết (năm 1945), Hồng quân Liên Xô đã bắt đƣợc Phổ Nghi. Vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại quân chủ trên đất Trung Hoa sau đó làm… dân thƣờng, chịu tiếp 10 năm cải tạo ở Phủ Thuận - Liêu Ninh (1950 - 1959), tham gia một vài công

việc đƣợc “chính quyền mới” giao và trút hơi thở cuối cùng trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa (1967).

Ở Việt Nam, trong cả hàng ngàn năm đầu dựng nƣớc và giữ nƣớc, ngƣời Việt chỉ “dám” xƣng vương: Hùng Vƣơng, Trƣng Vƣơng. Từ Hùng

Vƣơng khởi nghiệp đến thời khắc An Dƣơng Vƣơng mất nƣớc vào tay Triệu Đà, cả dân tộc ta chính thức rơi vào “đêm trƣờng Bắc thuộc”. Khởi nghĩa Hai Bà Trƣng tuy có 3 năm vẻ vang (40 - 43) nhƣng cũng khơng thay đổi đƣợc tình hình. Hơn nữa, việc xƣng vương của ngƣời nữ kiệt đất Phong Châu cho

chúng ta thấy dƣờng nhƣ nó là “sản phẩm” của các sử gia theo quan điểm Nho giáo hơn là phản ánh đúng thực trạng chính trị đƣơng thời (những năm đầu Cơng ngun). Ngay cả khi Lý Bơn chợt lóe lên “hào khí tự cƣờng” mùa xuân năm 544, đặt quốc hiệu Vạn Xuân thì cũng là một nền “độc lập” mong manh, chƣa có sự tƣơng ứng với cơ sở xã hội lúc bấy giờ.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Kỷ nhà Tiền Lý) cho biết: “Giáp Tý,

Thiên Đức năm thứ 1 (544) (Lƣơng Đại Đồng năm thứ 10). Mùa xuân, tháng giêng, vua nhân đánh đƣợc giặc, tự xƣng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đổi niên

hiệu, đặt trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, là ý mong xã tắc truyền đến muôn đời vậy. Dựng điện Vạn Thọ làm nơi triều hội. Lấy Triệu túc làm thái phó, bọn Tinh Thiều, Phạm Tu đều làm tƣớng văn và tƣớng võ” [20, 94]. Chỉ bảy năm sau, vua “không may bị Trần Bá Tiến sang đánh lấn, nuốt hận mà chết” [20, 93].

Gần 400 năm sau Lý Nam Đế, Ngô Quyền - ngƣời anh hùng đất Đƣờng Lâm - đã dựa vào nhân tài, vật lực của xứ Thanh và cả nƣớc đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938), đƣa dân tộc ta ra khỏi

nghìn năm hắc ám vẫn chỉ xƣng vương trong “ngày về chiến thắng”: “Kỷ

xƣng vương, lập Dƣơng thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều

nghi, phẩm phục” [20, 120].

Dẫu nhà sử học Lê Văn Hƣu từng có lời bàn “Tiền Ngơ Vƣơng có thể lấy quan mới họp của đất Việt ta mà phá đƣợc trăm vạn quân của Lƣu Hoằng Tháo, mở nƣớc xƣng vƣơng, làm cho ngƣời phƣơng Bắc khơng dám lại sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên đƣợc dân, mƣu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xƣng vƣơng, chƣa lên ngơi hồng đế và đổi niên hiệu, mà chính thống của nƣớc Việt ta Ngô hầu đã nối lại đƣợc” [20, 120]; hay sử thần Ngô Sỹ Liên cũng đƣa ra quan điểm “Nhà Tiền Ngô nổi lên đƣợc, khơng những là chỉ có cơng chiến thắng mà thôi; việc đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục, có thể thấy đƣợc quy mơ của đế vƣơng” [20, 120]… thì về “chính danh”, đến thời Đinh Bộ Lĩnh (sau Ngô Quyền vừa đúng 30 năm với các “bƣớc đệm”: Bình Vương - Dƣơng Tam Kha, Thiên Sách Vương - Ngô

Xƣơng Ngập, Nam Tấn Vương - Ngô Xƣơng Văn), ngơi hồng đế mới chính thức xuất hiện trong lịch sử dân tộc. Sử cũ chép:

“Khi ấy mƣời hai sứ quân đều tự làm hùng trƣởng, cất giữ đất đai: Ngơ Xƣơng Xí chiếm giữ Bình Kiều, Ngơ Nhật Khánh chiếm giữ Đƣờng Lâm, Kiều Tam Chế chiếm giữ Phong Châu, Nguyễn Thái Bình chiếm giữ Nguyễn Gia Loan, Đỗ Cảnh Thạc chiếm giữ Đỗ Động Giang, Nguyễn Lệnh công chiếm giữ Tây Phù Liệt; Tế Giang thì có Lữ Tá Đƣờng, Tiên Du thì có Nguyễn Thủ Tiệp, Siêu Loại có Lý Lãng Cơng, Hồi Hồ thì có Kiểu Lệnh Cơng, Đằng Châu thì có Phạm Phịng Át, Bố Hải thì có Trần Minh Công, vua đánh dẹp đƣợc cả, mới tự xưng đế, chọn đƣợc chỗ đất phẳng ở Đàm Thôn,

muốn dựng làm kinh đơ, nhƣng vì thế đất chật hẹp, lại khơng có lợi về sự đặt hiểm, nên lại đóng đơ ở Hoa Lƣ”.

Mậu Thìn năm thứ nhất (968) (Tống, Khai Bảo năm đầu tiên), “Vua lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh về động Hoa Lƣ xây dựng đô

mới, đắp thành đào hào, làm cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng hiệu là

Đại Thắng Minh hoàng đế. Vua muốn lấy uy để chế ngự thiên hạ, mới đặt

vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ ở trong cũi, hạ lệnh rằng: Ngƣời nào trái phép sẽ phải chịu tội bỏ vạc nấu hay cho hổ ăn. Mọi ngƣời sợ phục không ai dám trái” [20, 127].

Ngay từ thế kỷ XIII, Lê Văn Hƣu - sử gia đầu tiên của nƣớc Đại Việt đã có lời bàn xác đáng rằng: “Tiên Hoàng tài năng sáng suốt hơn ngƣời, dũng lƣợc nhất đời, đƣơng lúc nƣớc Việt ta không chủ, các hùng trƣởng cát cứ, đánh một cái mà mƣời hai sứ quân thần phục hết, rồi mở nƣớc đóng đơ, đổi xƣng hồng đế, đặt trăm quan, dựng sáu quân, chế độ gần đủ, chắc là ý trời vì nƣớc Việt ta sinh ra bậc thánh triết để tiếp nối chính thống của Triệu Vƣơng chăng?” [20, 127].

Từ “Kỷ nhà Đinh” trở về sau, các vị vua kế tiếp thời quân chủ ở nƣớc ta mới đàng hồng, đĩnh đạc lên ngơi hồng đế cả gần nghìn năm lịch sử, khẳng định chủ quyền dân tộc nhƣ lời bài thơ Nam quốc sơn hà (“Nam quốc sơn hà Nam đế cƣ”) từng vang vọng đôi bờ Nhƣ Nguyệt giang cuối thế kỷ XI, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Tống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật hoàng đế như là một nhân vật văn hóa (khảo sát trường hợp lê thánh tông qua lịch sử và văn học) (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)