3. 4 Bảo vệ Đế quyền bằng Văn hóa:
3.5. Bảo vệ Đế quyền bằng Văn học nghệ thuật:
Hội Tao Đàn là cách gọi đã thành thói quen của phần đông các nhà
nghiên cứu xƣa nay về một sinh hoạt văn học cung đình có nhiều tiếng vang cuối đời Hồng Đức - dƣới sự chủ trì của Lê Thánh Tơng. Sử cũ chép: Ất Mão năm thứ 26 (1495) - nhà Minh, năm Hoằng Trị thứ 8 - “Làm sách Ngự chế Quỳnh uyển cửu ca. Vua thấy hai năm Sửu và Dần các thứ lúa đƣợc mùa, đặt
các bài ca vịnh để ghi điểm tốt, gồm có các bài về đạo làm vua, tiết làm tôi, vua sáng tôi giỏi, tƣởng xa đến ngƣời anh hiền kỳ tài, cùng viết chân viết thảo, chơi đùa thành văn, nhân gọi là tập Quỳnh uyển cửu ca. Sai bọn Đông
các đại học sĩ Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận; Đông các hiệu thƣ Ngô Ln, Ngơ Hốn; Hàn lâm viện thị độc chƣởng viện sự Nguyễn Xung Xác; Hàn lâm viện thị độc tham chƣởng viện sự Lƣu Hƣng Hiếu; Hàn lâm viện thị thƣ Nguyễn Quang Bột, Nguyễn Đức Huấn, Vũ Dƣơng, Ngô Thầm; Hàn lâm viện thị chế Ngơ Văn Cảnh, Phạm Trí Khiêm, Lƣu Thƣ Ngạn; Hàn lâm viện hiệu lý Nguyễn Nhân Bị, Nguyễn Tôn Miệt, Ngô Quyền, Nguyễn Bảo Khuê, Bùi Phổ, Dƣơng Trực Nguyên, Chu Hoản; Hàn lâm viện kiểm thảo Phạm Cẩn Trực, Nguyễn Ích Tốn, Đỗ Thuần Thứ, Phạm Nhu Huệ, Lƣu Dịch, Đàm Thận Huy, Phạm Đạo Phú cùng họa vần. Xét tập thơ Cửu ca bắt đầu làm năm ấy”
Cần phải nói thêm là theo quan niệm của xã hội quân chủ phƣơng Đông truyền thống, đƣợc mùa không chỉ là chuyện “đồng quê vang rộn tiếng ca vui”, đời sống ngƣời nơng phu sẽ có một vài năm no đủ, n ấm… mà cao
hơn, thể hiện điều Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận từng xƣớng họa - rằng nhà vua vì có Đức lớn nên nhận đƣợc mệnh Trời và không hổ thẹn với Trời khi đƣợc ủy nhiệm việc “hóa dân”, “chăm dân”:
- Cách thiên đế đức diệu toàn năng, Hiệp ứng hưu trưng bách cốc đăng.
(Tiếp nối đƣợc trời, đức của nhà vua thật kỳ diệu toàn năng, Phúc lành ứng hợp, chính là chuyện mùa màng bội thu).
- Đời thịnh trị tột bậc sẵn có gió hịa,
Điềm lành ứng ln, thường hay mưa thuận.
Thóc lúa tích trữ chín năm, dự trữ trong nước dồi dào, Bốn bể bình n, cơng nghiệp nhà vua thật lớn.
“Cứ trong ý tứ mà suy”, hai vị văn thần hàng đầu của Lê Thánh Tông muốn khẳng định: Đức trị của nhà vua dồi dào đến mức kỳ diệu toàn năng, lay động cả trời đất - chuyện mùa màng bội thu kia chỉ là hệ quả tất yếu từ cái Đức của nhà vua mà thơi! Hay nói nhƣ Đổng Trọng Thƣ, giữa Trời - ngƣời đã có sự “tƣơng cảm” (thiên nhân tương cảm/thiên nhân tương dữ) và Thiên chi sinh dân, phi vị vương dã, nhi thiên chi lập vương dĩ vị dân dã. Cố kỳ Đức túc dĩ an lạc dân giả, thiên dữ chi; kỳ Ác túc dĩ tàn hại dân giả, thiên đoạt chi
(Trời sinh ra dân khơng phải vì vua, nhƣng trời lập nên vua là vì dân vậy. Cho nên, vua có đủ ĐỨC thì dân an vui; vua ÁC thì dân bị tàn hại, trời sẽ lấy lại tất cả). Thời Lý, thiền sƣ Viên Thông cũng từng chia sẻ với nhà vua (Lý Thần Tông) về lẽ trị loạn rằng: Thiên hạ ví như món đồ dùng, đặt vào chỗ n thì yên, đặt vào chỗ nguy thì nguy, chỉ cốt ở ĐỨC nhà vua thực hành khác nhau mà thôi. ĐỨC hiếu sinh của nhà vua thấm nhuần đến nhân dân thì nhân dân
yêu mến vua như cha mẹ, tơn kính vua như mặt trời mặt trăng, thế tức là đặt thiên hạ vào chỗ yên vậy (…) Việc trị loạn còn cần ở các quan, được lịng người thì trị an, mất lịng người thì loạn lạc. Chẳng phải mỗi khi gặp phải
thiên tai địch họa, mùa màng thất bát, nhà vua thƣờng phải lập đàn tế trời, tự nhận mình tài hèn đức mỏng, mong đƣợc đấng cao xanh trên kia rủ lịng
thƣơng tới mn dân trăm họ sao? Trong ý nghĩa ấy, lúc “xứ xứ tức đao
binh”, toàn dân “nở mặt mày”, vua - tôi làm thơ xƣớng họa là cách giữ Đế quyền rất có… văn hóa mà mọi triều đại quân chủ cần hƣớng tới - khơng gì ý nghĩa hơn. Cho nên, khi làm thơ dâng lên Thái Tổ Cao Hoàng Đế, vị vua thứ tƣ nhà Hậu Lê bày tỏ sự tri ân sâu sắc với tổ tiên vì cái ƠN, cái ĐỨC các bậc tiền bối đã “vun/gieo trồng” giúp hậu thế:
Hiếu tôn Hồng Đức thừa phi tự, Bát bách Cơ Chu lạc trị bình.
(Cháu nay Hồng Đức nhờ ơn trƣớc, Cơ nghiệp Thành Chu vận nƣớc dài).
Quỳnh uyển cửu ca - nhƣ nhan đề thi tập - có 9 đề tài, gồm: bách cốc phong đăng (đƣợc mùa); quân đạo (đạo làm vua); thần tiết (tiết tháo bề tôi); quân minh thần lương (vua sáng tôi hiền); dao tưởng anh hiền (nghĩ về bậc
anh tài hiền triết); kỳ khí (khí kỳ lạ); thư thảo (chữ thảo); văn nhân (ngƣời
theo đòi nghiệp văn) và mai hoa (hoa mai). Theo lẽ thƣờng, với mỗi đề tài
tƣơng ứng, nhà vua là ngƣời xướng, bề tôi họa theo. Đƣơng nhiên, ngƣời xướng đƣợc tự do hơn về vần điệu, ý tứ; ngƣời họa phải biết cách để làm sao
không “phạm luật”. Trong số 28 văn thần tham gia “sân chơi” tao nhã này cùng Lê Thánh Tơng, có tới 21 vị họa đủ 9 bài, 7 ngƣời chỉ họa 8 thi phẩm [9, 394] đem lại một khối lƣợng thơ ca tƣơng đối lớn. Một thời đại văn học mới đƣợc mở ra - thơ ca “chở” đạo lý (tải đạo) và đồng hành cùng nền chính trị
đƣơng thời. Vua tơi có sự sẻ chia, ý thức đƣợc trách nhiệm, sứ mạng của mình với nhân dân, đất nƣớc:
- Đức nhân ban bố đáng bao lăm,
Giáng phúc trời cho lúa bội tăng. Đoan sĩ đường đường nên quý trọng, Ngoan phu bướng bỉnh phép nghiêm minh. Hạ, Thương khuôn mẫu thường răn giới, Văn, Vũ điển chương vẫn phát tâm. Dân chúng ấm no điềm thịnh hiện, Sớm khuya nơm nớp với chuyên cần.
(Mai Xuân Hải dịch) - Vũ trụ tuy đã đến lúc thịnh trị tuyệt đỉnh,
Vẫn phải cố gắng lo toan cho mn việc trị bình.
(Nguyễn Trọng Ý) - Giúp nhà vua, yêu nhân dân là ý nghĩa thiên cổ,
Chống kẻ thù bên ngoài, yên trong nước là tâm sự suốt đời.
(Thân Nhân Trung) - Ln suy nghĩ sâu xa vì lịng ưu qn, ái quốc.
(Nguyễn Nhân Bị)
Còn đây là lời tựa Quỳnh uyển cửu ca: “Ta nhân lúc muôn việc đƣợc
rỗi, nửa ngày đƣợc nhàn, thƣờng xem các sách, vui thích lục nghệ, mọi sự huyên náo lắng xuống, một ngọn đèn sáng thơm tho, thị dục ít, tinh thần trong sáng, ở yên hứng cao, mới phấn khởi nghĩ đến khuôn phép lớn của thánh đế minh vƣơng, lòng cẩn thận của trung thần lƣơng bật. Gọi chàng giấy họ bút,
thƣợng khách mực, trọng thần nghiên đá, bảo đi bảo lại rằng: chân tình ta phát triển ra, có anh khí dào dạt, thành cách ngơn hay. Các ngƣơi có thể ghi chép giúp ta đƣợc khơng?”
Niềm tin về một non sơng “nghìn thuở vững âu vàng”, một triều đại huy hoàng, vàng son cũng thật là mãnh liệt:
- Hoàng cực cao cả sáng rạng cho cả đời xưa,
Quốc tộ muôn năm kiên cố như Thái Sơn, bàn thạch.
(Thân Nhân Trung)
- Đuốc ngọn soi thấu khắp chốn, biết rõ cảnh ấm rét của dân,
Trong nước và các dân tộc láng giềng cùng vui sống thanh bình.
(Lê Thánh Tông)
Theo chúng tôi, sự kiện Hội Tao Đàn xuất hiện trong đời sống văn hóa - chính trị Đại Việt và hoạt động vài năm giữa thập niên 1490 là cách bảo vệ
Đế quyền độc đáo của Lê Thánh Tông, sau ba mƣơi năm hành động liên tục
và quyết liệt vừa mong “cải tạo” xã hội, đƣa đất nƣớc phát triển, lại giữ đƣợc vững chắc ngai vàng. Cùng một quốc gia, cùng một vƣơng triều mà từ thời vua cha, vua anh tới vua con - vua em, diện mạo nƣớc nhà (từ cung đình tới
làng xã) khác biệt đến đối lập! Khơng cịn cảnh triều đình tồn tại nhiều phe cánh để quần thần có nhiều sự “lựa chọn” ngƣời lên ngơi báu. Nếu trƣớc đây văn thần tuổi tám mƣơi vẫn tham gia triều chính, tể thần ngƣời mù chữ, ngƣời khơng phân biệt lục súc, chƣởng binh khơng hiểu rõ bốn mùa… thì dƣới “nội các” Lê Thánh Tơng, điều này đã “một đi không trở lại”. Hai mƣơi tám thành viên Hội Tao Đàn đều là những ngƣời “hay chữ”, hiểu lễ nghĩa, thông tỏ đạo thánh hiền, biết mệnh trời vận nƣớc - có đến 3 trạng nguyên, 3 bảng nhãn, 2 thám hoa, 6 hồng giáp, số cịn lại đều đỗ tiến sĩ xuất thân và đồng tiến sĩ xuất thân, từ khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ tƣ (1463) đến khoa Quý Sửu niên hiệu Hồng Đức thứ mƣời bốn (1483) [9, 395]. Tập hợp đƣợc những ngƣời nhƣ vậy xung quanh, chính là Lê Thánh Tơng có thêm một đội ngũ trọng thần thân tín, hết lịng vì Đế quyền của mình. Họ hết lời “ca ngợi” vua,
rồi lại làm phản đƣợc sao? Và khi thấy bên cạnh nhà vua là một “lực lƣợng” nhƣ thế, ai đó dẫu muốn sinh lịng khác, hẳn cũng phải “chờn”!
Khi Lê Thánh Tông băng hà - tháng giêng năm Đinh Tỵ (1497), sinh hoạt văn học nghệ thuật cung đình - vua tơi xƣớng họa làm thơ đã chấm dứt sau vài ba năm ngắn ngủi (trƣớc đó, văn thần Đỗ Nhuận, một trong hai mƣơi tám thành viên tham gia xƣớng họa mất năm Hồng Đức thứ hai mƣơi sáu - 1495; Thân Nhân Trung cũng trút hơi thở cuối cùng năm Kỷ Mùi - 1499). Sử sách nƣớc nhà không ghi nhận thêm một hiện tƣợng nào tƣơng tự thế về sau, nhƣng cái gọi là Hội Tao Đàn vẫn “vang bóng” suốt nhiều thế kỷ nhƣ cách giữ Đế quyền của một thời thái bình thịnh trị, vua tơi một lịng, triệt tiêu khả năng sinh biến của quan lại trong triều, văn học nghệ thuật thì phát triển rực rỡ… Nói cách khác, cuộc xƣớng họa chính là cuộc ca cơng tụng đức nhà vua và bản triều.
Và không nên quên, trong các triều đại quân chủ truyền thống từng tồn tại trên lãnh thổ Đại Việt, Lê Thánh Tơng khơng phải vị hồng đế đầu tiên, càng khơng phải hồng đế cuối cùng cầm bút sáng tác. Chẳng phải Trần Nhân Tông từng gửi lại với thời gian kiệt tác Thiên Trường vãn vọng (Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên/ Bán vô bán hữu tịch dƣơng biên/ Mục đồng địch lý quy ngƣu tận/ Bạch lộ song song phi hạ điền); Lê Thái Tổ từng “vung bút thành thơ đuổi giặc thù” sau chuyến đi đánh Đèo Cát Hãn mùa xuân năm Nhâm Tý (1432) sao? Nhƣng Lê Thánh Tông là bậc minh quân hiếm hoi suốt nghìn năm lịch sử dân tộc có đƣợc một sự nghiệp văn học khá đa dạng - phong phú, để lại dấu ấn thời đại trên nhiều thể loại và có mục đích rõ ràng (dù đây đó khơng phải khơng có bài thơ, câu thơ của ông vẫn còn xếp vào diện tồn nghi - cần xác minh thêm): Văn dĩ tải đạo, “sáng tác” để tuyên truyền, giáo hóa nhân dân theo tinh thần đạo đức Nho gia, bảo vệ trật tự nhà nƣớc quân chủ (cũng chính là bảo vệ Đế quyền).
Chỉ tính một bộ chính sử - Đại Việt sử ký tồn thư - và chỉ cần đọc hai chƣơng về ông vua thứ tƣ nhà Hậu Lê thôi, chúng ta gặp biết bao thơ, chiếu, dụ, huấn điều, sách lược… của một ngƣời đứng đầu nhà nƣớc giỏi võ hay văn,
nhƣ “bù đắp” cho phần thiếu hụt của các triều đại trƣớc. Dẫu có một tỷ lệ phần trăm nhất định nào đó trong hệ thống văn bản trên có sự tham gia, chấp bút của quần thần thì nhƣ chúng tơi đã đề cập, Lê Thánh Tơng vẫn ln dành cho mình quyền tự chủ, tự quyết về nội dung.
Thơ chữ Hán chính là phần tinh hoa và chiếm số lƣợng nhiều bậc nhất trong gia tài văn học Lê Thánh Tơng để lại. Ơng là tác giả, đồng tác giả 9 thi tập: Anh hoa hiếu trị (Sửa trị tinh hoa đạo hiếu - nhân về thăm quê cha đất tổ
Lam Kinh), Xuân vân thi tập (Tập thơ về những áng mây mùa xuân nơi cửa bể, cuối nƣớc đầu non), Cổ kim cung từ thi (Thơ và từ trong cung xƣa nay), Châu
cơ thắng thưởng (Thơ châu báu thƣởng lãm danh thắng), Chinh Tây kỷ hành
(Ghi chép trên đƣờng hành quân chinh phục phía Tây - đánh Chiêm Thành quấy phá), Minh lương cẩm tú (Lời đẹp nhƣ gấm thêu của vua sáng tôi hiền - ca tụng 13 cửa biển và 1 cửa ải trên khắp mọi miền đất nƣớc), Văn minh cổ xúy (Cổ vũ về văn minh - khi cùng hoàng gia, quần thần bái yết sơn lăng), Cổ tâm
bách vịnh (Trăm bài thơ vịnh tấm lòng ngƣời xƣa - cả khen lẫn chê theo tinh
thần Nho giáo) và Quỳnh uyển cửu ca (Chín khúc ca nơi vƣờn quỳnh - viết
nhân đất nƣớc liên tục đƣợc mùa những năm 1493 - 1494)… với hơn 170 bài. Ngoài 9 thi tập với hơn 170 thi phẩm trên đây, thơ chữ Hán Lê Thánh Tơng cịn khoảng 150 bài nằm rải rác ở đủ loại văn bản đƣơng thời cùng một
Lam Sơn Lương thủy phú, một Thánh Tông di thảo.
Nếu với bản thân, Lê Thánh Tơng cịn gửi lại hậu thế một “Đạo làm vua” (Ngự chế Quân đạo thi) đầy những ƣu tƣ, soi tỏ cùng nhật nguyệt thì với mỗi ngƣời dân, ông cũng mong họ giữ đƣợc “Đạo làm tôi” (Ngự chế Thần tiết
Một lịng son sáng chói nhƣ mặt trời, Chính trị là an dân, điều ấy thật sâu sắc.
Y Dỗn, Phó Duyệt trung thành, chăm chỉ, nhiều đức Trƣơng Lƣơng, Hàn Tín tiếng tăm danh giá ngàn vàng. Trong ngoài vỗ yên, sức ấy kéo đƣợc trời,
Lo trƣớc vui sau, lòng giúp nƣớc.
Chí thành danh toại, con cháu đông vui,
Khác nào cây tùng, cây bách trên vách đá xanh tƣơi.
Bên cạnh đó, dù có phần “khiêm tốn” hơn thì di sản văn học chữ Nôm của Lê Thánh Tơng cũng khơng đi ra ngồi quỹ đạo đã vạch sẵn này.
Tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm Lê Thánh Tơng để lại, hiện có chừng vài chục bài thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập và áng Thập giới cô
hồn quốc ngữ văn. Thế giới thơ Nôm của ông vua thứ tƣ nhà Lê Sơ là một
quốc gia Đại Việt đâu đâu cũng chốn địa linh, tƣơi tốt phồn thịnh cùng vô số những anh hùng hào kiệt. Đây là bức chân dung thơ về đấng anh thư họ Triệu:
Cao một trượng, cả mười vầng, Bỏ tóc ngang vai, vú chấm sừng. Họp chúng rừng xanh, oai náo nức, Cỡi đầu voi trắng tiếng vang lừng. Mác dài trỏ vẫy tan đàn giặc, Ngôi cả lăm le học họ Trưng. Ví có anh hùng dun định mấy,
Thì chi Đơng Hán dám hung hăng [30, 69].
Qua hình ảnh một cây mai, biết bao điều đƣợc nhà vua gửi gắm: Trội cành nam chiếm một chồi,
Tin xuân mãi mãi điểm cây mai. Tinh thần sáng thuở trăng tĩnh,
Cốt cách đơng khi gió thơi.
Tiết cứng trượng phu thông ấy bạn, Nết trong quân tử trúc là đôi.
Nhà truyền thanh bạch giăng từng khối, Phỉ xứng danh thơm đệ nhất khơi.
Cịn Thập giới cơ hồn quốc ngữ văn có gần 400 đơn vị câu - gồm đoạn mở đầu và 10 đoạn răn 10 loại cô hồn, cũng là “thập loại chúng sinh” thƣờng nhật: thiền tăng, đạo sĩ, quan liêu, nho sĩ, thiên văn địa lý, lƣơng y, tƣớng quân, hoa nƣơng, thƣơng cổ (lái buôn), đãng tử (kẻ lang thang). Áng văn mƣợn chuyện răn các cô hồn để nhắc nhở, giáo huấn ngƣời đƣơng thời về lẽ sống: nên trong sạch, lƣơng thiện, tuân theo trật tự - kỷ cƣơng trong xã hội quân chủ.
KẾT LUẬN
Từ những tìm hiểu và trình bày ở cả ba chƣơng về “Nhân vật hoàng đế nhƣ là một nhân vật văn hóa (khảo sát trƣờng hợp Lê Thánh Tơng qua lịch sử và văn học)”, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: