.5 Hồng đế Lê Thánh Tơng và những đánh giá “từ bên ngoài”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật hoàng đế như là một nhân vật văn hóa (khảo sát trường hợp lê thánh tông qua lịch sử và văn học) (Trang 53 - 79)

2. 5. 1 Lê Thánh Tơng qua lăng kính của các sử gia thời quân chủ:

Theo Đại Việt sử ký tồn thư, Lê Thánh Tơng “sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lƣợc, dù Vũ đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đƣờng cũng không hơn đƣợc” [20, 610]. Ngay khi cuộc đời và sự nghiệp của Thánh Tơng Thuần hồng đế khép lại, sử thần Vũ Quỳnh (1453 - 1516) đã có lời bàn:

“Vua (Lê Thánh Tơng) tự trời cao siêu, anh minh quyết đốn, có hùng

tài đại lược, vỏ giỏi văn hay, mà thánh học rất chăm, tay không lúc nào rời quyển sách. Các sách kinh sử, các sách lịch toán, các việc thánh thần, cái gì cũng tinh thơng. Văn thơ thì hay hơn cả các quan văn học. Cùng với bọn

Nguyễn Trực, Vũ Vĩnh Mỗ, Thân Nhân Trung, Quách Đình Bảo, Đỗ Nhuận, Đào Cử, Đàm Văn Lễ làm tập Thiên Nam dư hạ, tự đặt hiệu là Thiên Nam

động chủ, Đạo Am chủ nhân. Lại sùng chuộng nho thuật, gióng giả anh tài.

Khoa thi lấy học trị khơng phải chỉ có một khóa, lệ định 3 năm một lần thi là bắt đầu từ vua. Người hiền tài được nhiều hơn cả đời xưa. Văn võ đều dùng, tùy theo sở trường của từng người. Cho nên có thể sửa dựng chính trị, chế tác lễ nhạc, hiệu lệnh văn chương, rõ ràng có thể cho người sau noi theo. Khi

trƣớc vua làm phiên vƣơng mà vẫn tự giấu tài; đến khi nƣớc gặp đại biến, các quan lật đật đón lập lên. Khi vào nối nghiệp lớn, vua biết là bọn (Phạm) Đồn (Phan) Ban đã bị giết chết, Lạng Sơn thân vƣơng lại bị ám hại, vua ngùi ngùi khơng vui, có lịng thƣơng xót, trách là anh em giết lẫn nhau, để cho ngƣời ngoài thừa cơ, anh em một nhà đều bị tai họa. Lúc đầu vua không lấy việc đƣợc làm vua là vui, cũng không lấy việc biến cố bấy giờ làm lo, cho nên hào kiệt một thời ai cũng suy phục. Các chƣ hầu kiêu ngạo thì kế nhau bị giết, bèn lấy lỗi ngƣời trƣớc làm gƣơng, trong ngoài nghiêm cấm. Đặt hai vệ Cẩm Y, Kim Ngô, các ty Thần Vũ, Điện Tiền, lấy ngƣời thân nhân làm chức chỉ huy, đem họ nhà mẹ làm chức kiểm điểm. Lại chọn bề tôi tin cẩn để làm nanh vuốt lịng dạ, nhƣ bọn Nguyễn Phục, Hồng Nhân Thiêm, Đỗ Hùng, Vũ Lân, đều hầu quanh tả hữu. Vua chỉ rủ áo khoanh tay mà trong nước yên ổn. Vua lại

nghĩ giặc Chiêm đời đời thƣờng làm mối lo cho ta, ngày nay khơng trừ đi thì cịn làm gì, mới đi đánh Trà Tồn ở phƣơng Nam để lấy lại bờ cõi; phía Tây thì đánh Nhã Lan mà quét sạch sào huyệt, đánh Sơn Man mà uy thanh vang dậy phƣơng Bắc; đánh Bồn Man mà bờ cõi rộng phía Tây. Quy mơ xếp đặt cơng nghiệp trung hưng; có thể sánh với Thiếu Khang nhà Hạ, nối gót được Tuyên Vương nhà Chu, mà khinh hẳn Quang Vũ nhà Hán, Hiến Tông nhà Đường là hạng dưới vậy. Tiếc rằng vua nhiều phi tần quá, nên mắc phải bệnh nặng.

Trƣờng Lạc hồng hậu thì bị giam lâu ở cung khác, đến khi vua ốm nặng mới đƣợc đến hầu bệnh, bèn ngầm đem thuốc độc trong tay sờ vào chỗ lở, bệnh vua lại thêm nặng lên vậy” [20, 725].

Bài tán “do bọn Thân Nhân Trung soạn” lúc triều đình tang gia bối rối cũng khẳng định cơng nghiệp to lớn của Lê Thánh Tông, vị vua “thần

dân ai cũng thỏa chí”, đã biết “giữ đạo trung để trị nƣớc, dựng đạo lớn để dạy ngƣời”:

Học rộng mà có uyên nguyên. Hậu luân thường, dùng nghi lễ; Xa kẻ gian, thân người hiền. Trị nước có chín đạo thường; Dùng quan có tám quyền bính, Lấy tin thực đãi trăm quan; Rộng vỗ yên đối triệu tính. Văn giáo gần xa thấm nhuần;

Vũ cơng đây đó bình định [20, 726].

Danh sĩ thời Mạc - Hà Nhậm Đại (1525 - ?) đánh giá về Lê Thánh Tông: “Nhà vua là bậc anh minh, lỗi lạc, rất chăm chỉ về đạo học thánh hiền, tay không rời những cuốn sách Kinh, Sử, Tử, Tập, cả đến những sách thuốc, sách bói và nhiều loại khác, khơng một loại nào là không am hiểu tinh tƣờng. Về sáng tác thơ văn thì trội hơn hẳn các vị bề tơi văn chƣơng thời đó. Nhà vua đề cao Nho học, cất nhắc anh tài, cứ ba năm một lần mở khoa thi, (nề nếp ấy) nhà vua là ngƣời bắt đầu. Đối với việc dùng ngƣời thì văn, võ đều đƣợc sử dụng. Nhà vua xây dựng chế độ, luật pháp, lễ, nhạc, văn vật đến mức khả quan. Ba ty nhƣ Cẩm Y, Kim Ngô, Thần Võ và Hiệu Lực đều lựa chọn đƣợc những bề tơi thân tín đƣa vào làm vuốt nanh, tâm phúc của mình. Đánh Trà Tồn (vua Chiêm Thành) ở phƣơng nam mà lật đổ đƣợc bờ cõi của họ, đánh Nhã Lan ở phƣơng tây mà quét sạch cả sào huyệt của chúng. Đánh Sơn Man mà oai thanh lừng lẫy phía bắc, đánh Bồn Man mà đất đai mở mang phía tây. Cơng vua khai thác đất đai làm cho địa thế hùng hậu. Ngài là ông vua anh hùng, tài lƣợc, dẫu cho Hán Vũ Đế, Đƣờng Thái Tông cũng không hơn đƣợc. Công trung hƣng của ngài có thể sánh vai với Thiếu Khang nhà Hạ và Tuyên Vƣơng nhà Chu, dù nhƣ Quang Vũ nhà Hán, Hiến Tông nhà Đƣờng cũng là bậc dƣới cả. Nhƣng dồn công lao của dân chúng vào việc kiến trúc, vƣợt cả quy chế đƣời

xƣa và trong anh em mất tình hữu ái. Cuối đời ham mê nữ sắc, say đắm về mẹ con Kinh vƣơng đến nỗi mắc phải bệnh nặng…” [26, 716 - 717].

“Ý kiến” Bảng nhãn Diên Hà - Lê Quý Đôn (1726 - 1787) không mấy khác các bậc tiền nhân: “Vua (Lê Thánh Tông) anh minh, quyết đốn, anh hùng, tài lƣợc, thích sách vở, chăm học hành, tay không khi nào rời quyển sách. Các sách Kinh, Sử, Tử, Tập, các môn luật, lịch, y, bốc, các loại thƣ, họa, thơ, từ khơng gì là vua khơng tinh thơng. Vua lại chuộng nho nhã, tạo lập chế độ. Lễ nhạc, văn vật thời vua trị vì đều đầy đủ, rực rỡ. Phía Nam thì vua bình định Chiêm Thành, Bồn Man; phía Tây thì dẹp yên Ai Lao, Xa Lý; uy vĩ vang lừng, chói lọi. Thế nƣớc lúc đó có thể nói là cƣờng thịnh. Vua tự đặt hiệu là Đạo Am chủ nhân. Vua từng (sai văn thần) tập hợp từ lệnh, văn chƣơng, điển lễ, hiến chƣơng đƣơng thời soạn thành bộ Thiên Nam dư hạ, gồm 100 quyển; lại (sai) thu thập các bài thơ ngự chế cùng các bài thơ họa nối theo của văn thần làm các tập: Quỳnh uyển cửu ca, Văn minh cổ xúy, Anh hoa hiếu trị, Cổ

tâm bách vịnh gồm trên nghìn bài” [26, 722].

Theo Phan Huy Chú (1722-1840), tác giả bộ Lịch triều hiến chương loại chí thì: “Tƣ chất và tính khí vua (Lê Thánh Tông) cao sáng,

ham học không biết mỏi, tay không rời sách; kinh, sử, chƣ tử, lịch số, tốn, chƣơng đều tinh thơng; văn thơ càng giỏi hơn các bề tôi. Về trị nƣớc thì vua tơn trọng Nho thuật, cất nhắc anh tài, sáng lập chế độ, khôi phục và mở mang bờ cõi, văn vũ, tài lƣợc hơn cả các đời. (Ngƣời ta) cho chính trị đời Hồng Đức rất là thịnh…” [5, 239].

Trên đây là những lời bình/ bàn định, đánh giá tiêu biểu hơn cả của các bậc “đại gia”, “đại bút” thời quân chủ về cuộc đời và sự nghiệp Lê Thánh Tơng trong tiến trình lịch sử - văn hóa nƣớc nhà. Có thể thấy từ lời bình ngay sau khi nhà vua băng hà đến trƣớc tác Phan Huy Chú, suốt hai trăm mấy mƣơi năm, bút lực sử gia Vũ Quỳnh đã “phủ bóng” lên “định luận” của lớp lớp thế

hệ học giả tiếp nối. Tinh thần tự tôn dân tộc đƣa Vũ Quỳnh so sánh Lê Thánh Tông với Thiếu Khang nhà Hạ, “nối gót đƣợc Tuyên Vƣơng nhà Chu, mà khinh hẳn Quang Vũ nhà Hán, Hiến Tôn nhà Đƣờng là hạng dƣới vậy”. Một lối so sánh thƣờng thấy ở các thế kỷ trƣớc, rất “sƣớng lỗ tai”… nhƣng cũng khó đặt lên “bàn cân” vì bối cảnh lịch sử mỗi thời đại, mỗi đất nƣớc thật khác xa nhau. Song điều cần khẳng định là qua những lời bàn ấy, Lê Thánh Tơng

có một tư cách văn hóa ở bậc cao nhất trong số các hoàng đế Đại Việt xưa nay, khơng một hồng đế Đại Việt nào khác có đƣợc vị trí ấy nhƣ Thiên Nam

động chủ. Thời gian và lịch sử vốn công bằng. Lời cẩn án của các sử thần triều Lê “tình nghĩa anh em thiếu lịng thân ái” hay chuyện nhà vua “nhiều phi tần quá”, “ham mê nữ sắc” dẫn đến tổn thọ (cố giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng từng khẳng định Lê Thánh Tông bị bệnh giang mai), suy cho cùng, cũng là điều khó tránh với bất kỳ ai đƣợc ngồi trên chiếc “ghế” quyền lực cao nhất thời quân chủ. Chẳng phải gần đây, sử gia Tạ Chí Đại Trƣờng đã đề cập đến “sự biểu lộ tính dục trong tên các cung điện” Phong Lƣu, Tử Hoa, Bồng Lai, Cực Lạc, Trƣờng Xuân thời Tiền Lê - Lý sao? “Lý Thái Tổ cho mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân có nghĩa là con rồng cao cấp sẽ đi qua cửa ấy để hƣởng thú vui chăn gối, cũng nhƣ tất cả phải nằm chung với cung nữ nên một chỗ ở của những ngƣời này có tên Long Thụy (…) cái cung đƣợc xây cùng với cung Thúy Hoa cho cùng mục đích mà khi nơi này xong thì có việc khánh thành trang trọng, đại xá, ban thƣởng, trong khi sử quan khơng nói đến cuộc khánh thành nào khác. Lý Nhân Tơng thì có cung Hợp Hoan (1089) mà sử quan khơng cần phải giải thích cơng dụng của nó, cịn chúng ta thì hiểu ngay”.

2. 5. 2 Lê Thánh Tơng qua lăng kính của các sử gia thời hiện đại:

Thời hiện đại, theo quan niệm phân kỳ đang đƣợc chấp nhận hiện nay,

cột mốc của lịch sử thế giới là năm 1917 với Cách mạng tháng Mƣời Nga; còn với lịch sử Việt Nam, “cột mốc” ấy đƣợc đánh dấu bằng công cuộc khai

thác thuộc địa của Thực dân Pháp, thực hiện ngay khi Chiến tranh Thế giới

lần thứ nhất kết thúc (1914 - 1918). Nhƣ vậy, những đánh giá của các sử gia thời hiện đại về Lê Thánh Tơng có thể tính “rộng rãi” từ Việt sử yếu (1914)

của Hoàng Cao Khải.

Trong Việt sử yếu, mục “Lời bàn của sử thị” về Lê Thánh Tông, họ

Hoàng cho rằng: “Bàn về nền quân chủ ở Việt Nam ta, đƣợc xƣng tụng về văn trị và võ công cực thịnh, không lúc nào bằng triều đại Hồng Đức. Ngƣời nƣớc ta nên tự cho Ngài là Hán Võ Đế, Đƣờng Thái Tông của Việt Nam. Vua Lê Thái Tổ đã ly khai đƣợc nhà Minh cƣờng bạo, sáng tạo nên nƣớc ta. Những nền văn minh tới trung diệp mới đƣợc thấm nhuần và phát triển thì tới Lê Thánh Tông mới là cực điểm” [14, 270].

Với Lệ thần Trần Trọng Kim - tác giả Việt Nam sử lược, “Thánh Tông là một ông vua thông minh, thờ mẹ rất có hiếu, ở với bề tơi đều lấy lịng thành. Ngài trị vì đƣợc ba mƣơi tám năm, sửa sang đƣợc nhiều việc chính trị, mở mang sự học hành, chỉnh đốn các việc vũ bị, đánh dẹp nƣớc Chiêm, nƣớc Lào, mở thêm bờ cõi, khiến cho nƣớc Nam ta bấy giờ đƣợc văn minh thêm ra và lại lừng lẫy một phƣơng, kể từ xƣa đến nay chƣa bao giờ đƣợc cƣờng thịnh nhƣ vậy” [16, 263].

Nhà giáo yêu nƣớc Dƣơng Quảng Hàm, dù chấp bút về một cuốn Việt Nam văn học sử yếu (1941) thì vẫn phải “đụng” đến nhiều vấn đề của lịch sử.

Theo vị sƣ biểu họ Dƣơng, “Trong ba mƣơi tám năm làm vua, ngài (Lê Thánh Tông) đánh thua Chiêm Thành để mở mang bờ cõi nƣớc ta về mạn Nam; lại sửa sang chính trị, san định luật lệ, chấn chỉnh phong tục (ngài đặt ra 24 điều giáo hóa cho dân thƣờng, giảng đọc, để giữ lấy luân thƣờng và phong hóa tốt).

Ngài cũng lƣu tâm đến việc văn học lắm. Chính ngài đặt ra lệ xƣớng danh và khắc bia tiến sĩ để tƣởng lệ các sĩ phu trong nƣớc. Năm 1479, ngài sai

Ngô Sĩ Liên biên tập bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Tóm lại, ngài thật là một bậc anh quân về triều Hậu Lê vậy” [12, 336].

Một năm sau Dƣơng Quảng Hàm, giữa những ngày vận động cách mạng sơi nổi, khi cần tóm tắt lịch sử nước ta để tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, Hồ Chí Minh “khái quát”: Vua hiền có Lê Thánh Tơng/ Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành [21, 227].

Năm 1943, trong cơng trình nghiên cứu riêng về Lê Thánh Tông, nhà sử học Đào Duy Anh đánh giá: “Thời Lê Thánh Tông là đỉnh cao nhất của nền quân chủ phong kiến Việt Nam”. Cần lƣu ý rằng, hơn một thập niên tiếp theo - sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) - chúng ta tiếp quản thủ đô và bắt đầu mở các trƣờng Đại học trên miền Bắc thì sử gia Đào Duy Anh sẽ là giảng viên Đại học đầu tiên về lịch sử Cổ - trung đại nƣớc nhà Những kết quả nghiên cứu, tìm tịi khoa học của ơng cịn đƣợc lứa học trị các khóa đầu tiếp nhận, lĩnh hội trong vài ba thập niên nữa.

Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc bắt đầu bƣớc vào giai đoạn ác liệt nhất, cuốn Lịch sử Việt Nam - bộ sử chính thống thời đó - do các “sử gia công chức” thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội chấp bút, khẳng định: “Trong buổi đầu, chính quyền nhà Lê về cơ bản vẫn phỏng theo tổ chức chính quyền các triều đại trƣớc. Trải qua nhiều lần sửa đổi và chấn chỉnh, đến đời Lê Thánh Tơng (1460 - 1497), bộ máy hành chính cũng nhƣ tổ chức quân đội và hoạt động lập pháp của nhà Lê đạt đến mức hoàn bị với những thiết chế chặt chẽ” [27, 262].

Đến đêm trước và cả những ngày sau Đổi mới, việc nhìn nhận, đánh giá vai trị to lớn, ảnh hƣởng tích cực của Lê Thánh Tơng trong tiến trình lịch sử - văn hóa Việt Nam vẫn khá thống nhất trong giới sử học quốc nội. Ở cuộc hội thảo về danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 1985 tại Hải Phòng, giáo sƣ Phan Huy Lê từng nêu ý kiến: “Vào nửa sau thế kỷ XV, dƣới triều Lê

Thánh Tông, chế độ phong kiến tập quyền theo mơ hình Nho giáo và đạt đến

mức phát triển cao nhất” [18, 626]. Gần một thập niên sau, giáo sƣ bày tỏ

quan điểm: “Trên cƣơng vị hoàng đế của nƣớc Đại Việt, ông (Lê Thánh Tông) đã để lại một sự nghiệp phục hƣng đất nƣớc rạng rỡ. Trên từng phƣơng diện chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội những thành tựu mà triều vua Lê Thánh Tông đạt đƣợc đã đƣợc sử sách ghi nhận”;

“Lê Thánh Tông rất coi trọng giáo dục, chấn chỉnh và mở mang chế độ học và thi. Thời Lê Thánh Tông là thời thịnh đạt nhất của nền giáo dục và thi cử phong kiến”;

“Chúng ta có thể đồng tình hay khơng đồng tình với những lời ca ngợi, nhất là cách so sánh của các sử thần triều Lê, nhƣng những thành tựu và cống hiến của Lê Thánh Tơng thì đã đƣợc chứng thực qua nhiều nguồn sử liệu…” [19, 159 - 161].

Duy nhất sử gia Trần Quốc Vƣợng “đề nghị một cái nhìn hơi khác” về Lê Thánh Tơng. “Cơ sở” để cố giáo sƣ Trần đƣa ra lời “đề nghị” này là: nhà vua hiếu sắc, hiếu sát, đổi ngƣời họ Trần thành họ Trình, lạm sát tù binh Chiêm, độc tôn Nho “quá quắt”, không khoan dung với tín ngƣỡng dân gian… Tuy nhiên, nói cho cơng bằng thì nhiều “dẫn chứng” trong số đó khơng tiêu biểu cho những điều đáng phê phán về một ông vua, lại là những “tỳ vết đƣơng nhiên”, “có thể chấp nhận đƣợc”… của bất kỳ hoàng đế nào (cấu trúc xã hội quân chủ tạo cho hoàng đế “siêu quyền lực” và rất nhiều cung phi, sao “ngƣời ta” khơng hiếu sát, hiếu sắc?). Trên hết, nhƣ chính giáo sƣ

Trần Quốc Vƣợng thừa nhận, “bổ đề cơ bản” từ cái nhìn này là “tạng” nghiên cứu của ơng khơng “thích” Lê Thánh Tơng.

Với một số học giả nƣớc ngồi từng để ra nhiều cơng phu, tâm huyết nghiên cứu Việt Nam, Lê Thánh Tơng là hồng đế có vị trí sáng giá trong lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật hoàng đế như là một nhân vật văn hóa (khảo sát trường hợp lê thánh tông qua lịch sử và văn học) (Trang 53 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)