3 Những phẩm chất cần có và quyền lực của Hoàng đế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật hoàng đế như là một nhân vật văn hóa (khảo sát trường hợp lê thánh tông qua lịch sử và văn học) (Trang 38 - 48)

Phẩm chất cần có của Hồng đế là logic tất yếu của việc tranh giành

quyền lực nhƣ đã phân tích ở chƣơng I, bằng sắt máu, để giành chính quyền. Dù Lê Thánh Tơng đƣợc trao quyền hành theo con đƣờng truyền ngôi, nhƣng tổ tiên ông là Lê Lợi đã đổ máu để đánh đuổi quân Minh xâm lƣợc, lên làm vua (không nên quên tấm gƣơng quên mình cứu chúa của Lê Lai và biết bao dũng tƣớng, nghĩa sĩ đã nằm xuống trên con đƣờng ngƣời hào trƣởng miền núi xứ Thanh tiến từ Lam Sơn ra Thăng Long suốt mƣời năm ròng rã). Cho

nên, điều dễ hiểu là khi “Đông Đô đất cũ thu về” - hồ bình đƣợc lập lại trên non sông Đại Việt, vị vua sáng nghiệp nhà Lê đã dứt khốt khơng “thỏa hiệp” với bất kỳ ai định “nhảy ra” đòi “chia sẻ quyền lực” hay có thể đe dọa “quyền làm vua” của mình. Đại Việt sử ký toàn thư chép về Kỷ nhà Lê cho biết: Mùa xuân tháng giêng (năm 1428), “ngày 10, Trần Cảo uống thuốc độc chết. Bấy giờ, bề tơi đều dâng sớ nói Trần Cảo khơng có cơng gì với dân, sao lại ở trên mọi ngƣời, nên sớm trừ đi. Vua cũng biết là phải, nhƣng lòng còn không nỡ, đối đãi càng hậu. Cảo biết là ngƣời nƣớc không phục, mới ngầm đi thuyền ra biển, trốn vào châu Ngọc Ma, đến ma Cảng (đất Nghệ An), quan quân đuổi theo bắt đƣợc, đem về đến thành Đơng Quan. Cảo uống thuốc độc chết. (Có thuyết nói rằng: Trƣớc đây, vua đã lập Cảo lên, Cảo đóng dinh ở núi Không Lộ, rồi dời sang Ninh Giang, năm nay dời sang thành Cổ Lộng. Cảo tự nói rằng: Trời khơng thể có hai mặt trời, nước khơng thể có hai vua, ta khơng có

cơng gì với thiên hạ mà ở ngôi tôn, nếu không liệu sớm, sợ có hối hận về sau.

Rồi ngầm đi thuyền ra biển mà chết. Có thuyết nói rằng: Cảo tự biết ngƣời trong nƣớc không phục, bèn cùng với bọn Văn Nhuệ ngầm đi thuyền biển trốn đến ải Cổ Lộng. Vua sai ngƣời đuổi theo và giết chết, ném xác vào trong bụi gai. Lúc Cảo chết, có câu khấn trời, ai nghe cũng phản thƣơng xót, thiên hạ cho là oan. Sau đời Lê mạt, Trần Cảo làm loạn, ngƣời ta truyền là kiếp sau của Trần Cảo này. Có thuyết nói rằng: Trần Cảo tên là Địch, trong nạn ngƣời Minh, Địch ẩn náu ở dân gian, đến khi Thái Tổ dấy quân, vì thấy lòng ngƣời vẫn nhớ nhà Trần, cho nên lập lên, để theo lòng ngƣời. Đến đấy giặc minh đã bình mà Địch cịn giữ ngơi cao, Thái Tổ nói kín rằng: Ta trăm trận mới lấy được thiên hạ, mà Cảo thì giữ ngơi cao. Cảo sợ hãi, chạy đến ải Cổ Lộng.

Thái Tổ sai ngƣời đuổi theo giết chết, ném xác vào trong bụi gai)” [20, 522]. Theo chúng tơi, có lẽ một trong ba “thuyết” mà các sử thần nhà Lê mở ngoặc “chua” thêm bên lề chính sử về cái chết của Trần Cảo mới phản ánh

đúng cuộc tranh giành quyền lực không kém phần khốc liệt ở giai đoạn “hậu chiến” thời quân chủ. Nhiều ngƣời đã và đang cùng “chiến tuyến”, trải đủ gian khó, từng “nằm gai nếm mật” cùng vua, khi có tên trong “danh sách” là đối tƣợng cần phải “thanh trừng”, nhẹ còn bị tống ngục, nặng hơn chịu bức tử hoặc cả vài họ phải ra pháp trƣờng thì sao Lê Lợi có thể “dung” hay “lịng cịn khơng nỡ”, “đối đãi càng hậu” với Trần Cảo cho đƣợc? Không phải ngẫu nhiên, các “thuyết” đƣợc đề cập tới ấy đều có một mẫu số chung là Trần Cảo chết thảm thƣơng khi chạy trốn vì bị vua cho ngƣời đuổi theo giết; thậm chí, 2/3 thuyết cịn nói “cụ thể” hơn, rằng Trần Cảo chạy đến Cổ Lộng, (Lê) Thái Tổ cho ngƣời đuổi theo giết chết, ném xác vào trong bụi gai…

Cuộc chiến giành quyền lực này (khơng riêng gì thời Lê Thái Tổ), bên trong, bản chất là tranh chấp và bảo vệ quyền lợi của dòng họ (quốc gia - nƣớc của một gia đình) nhƣng bề ngoài lại đƣợc ngụy trang bằng những tuyên/diễn ngôn mỹ miều về Thiên tử nhƣ là con Trời, là ngƣời nhận đƣợc ủy nhiệm của trời để trị thiên hạ (vùng khơng gian dƣới trời). Từ đó mà có quyền lực vơ biên của Đế.

Trƣớc hết, nhân vật “hoàng đế” phải có những phẩm chất riêng, biết trọn vẹn với ngơi báu bằng cách giúp dân gìn giữ trật tự trong nƣớc, hƣớng dẫn dân sống theo đạo lý của trời (Thiên đạo) ngõ hầu hƣởng thanh nhàn tại chốn nhân gian:

Thiên hựu hạ dân, tác chi quân, tác chi sư, duy kỳ khắc tướng Thượng đế sủng tuy tứ phương (Trời giúp dân, sinh ra vua, sinh ra thầy để giúp trời

mà yêu mến bốn phƣơng).

Nhƣ đã đề cập, vua là ngƣời đại diện, thay mặt Trời ở dƣới hạ giới, thay Trời hành đạo (thế Thiên hành đạo). Muốn làm tròn đƣợc nhiệm vụ “thế Thiên hành đạo” đầy khó khăn này, vua phải “có Đức hợp với Trời” hay nói nhƣ Thân Nhân Trung: Cách thiên đức đế diệu toàn năng (Tiếp nối đƣợc

Trời, đức của nhà vua thật kỳ diệu, toàn năng). Thời Trung Hoa cổ đại, Khổng Tử vẫn coi vua Nghiêu và vua Thuấn là hai bậc Đế vƣơng mẫu mực:

Đại tai Nghiêu chi quân dã! Nguy nguy hồ! Duy Thiên vĩ đại, suy Nghiêu tắc chi (Ơng Nghiêu làm vua, đức nghiệp lớn thay! Vịi vọi thay! Chỉ có Trời là

lớn thơi, chỉ có vua Nghiêu có thể sánh với Trời thơi)!

Nhận quyền trực tiếp từ Trời, đƣơng nhiên, Hồng đế phải có những phẩm chất siêu nhiên - dân không sao đạt tới; đồng thời phải thỏa mãn đƣợc những khát khao, mong chờ của quần chúng.

Trong quan niệm của Nho giáo, Trời và dân có sự thơng đạt với nhau. Khi nhận lãnh Đế quyền từ Trời, vua phải hiểu mình dùng Đế quyền để phục vụ Trời, cũng là phục vụ dân: Thiên thông minh tự ngã dân thông minh, thiên

minh úy tự ngã dân minh úy, đạt vu thượng hạ. Kinh tai hữu thổ (Cái sáng

suốt của Trời ở cái sáng suốt của dân, việc làm sáng tỏ điều lành sợ điều ác của Trời do ở việc làm sáng tỏ điều lành sợ điều ác của dân, trên Trời dƣới dân thông đạt với nhau. Ngƣời làm vua phải kinh vậy thay!)

Trời với dân đã cùng một thể thì chỉ cần tìm hiểu những ƣớc vọng của dân là biết đƣợc ý muốn của Trời, cứ làm thỏa mãn ý dân, tức đã làm thỏa mãn ý Trời: Thiên căng vu dân, dân chi sở dục, Thiên tất tòng chi (Trời thƣơng dân, dân muốn điều gì Trời cũng làm theo);

Thiên thị tự ngã dân thị, Thiên thính tự ngã dân thính (Trời trơng thấy, tự

ở dân ta trông thấy, Trời nghe thấy, tự ở dân ta nghe thấy) [22, 198 - 200]… Đƣợc Trời trao Đế quyền, vua cũng phải chịu trách nhiệm trƣớc Trời về

Thiên mệnh mà mình phải làm trịn. Theo Khổng Tử, muốn làm trịn sứ mệnh

Trời ủy thác, Thiên tử/Hồng đế phải giữ đƣợc chín (9) phép, gồm: tu thân, tơn trọng bậc hiền tài, thân gần với những ngƣời thân, kính trọng các vị đại thần, biết xét cơng lao và tình cảnh cho các bầy tơi, thƣơng dân chúng nhƣ

con, chiêu dụ các nhà công nghệ, trọng đãi những ngƣời ở xa đến và bảo hộ các nƣớc chƣ hầu.

Gìn giữ đƣợc chín phép trên, vua mới hoàn thành nổi nhiệm vụ giáo hóa dân, đạo Trời sáng tỏ, đất nƣớc cƣờng thịnh. Điều ngƣợc lại sẽ là thảm họa khi nhân tâm ly tán, phong hóa suy đồi, quốc gia đổ nát. Lúc ấy, không phải lỗi của ngƣời dân mà chính vua có tội với Thƣợng đế. Đây là lời vua Bàn Canh đƣợc Khổng Tử chép lại: Bang chi bất tàng, duy dư nhất nhân hữu dật

phạt (Nƣớc loạn là tội của ta, riêng ta chịu phạt)…

Còn đây là lời vua Thành Thang: Kỳ nhĩ vạn phương hữu tội, tại dư nhất nhân; du nhất nhân hữu tội, vô dĩ nhĩ vạn phương (Vạn dân có tội là tại

một mình ta; một mình ta chịu tội, khơng lụy gì đến vạn dân cả).

Ngƣời làm vua khơng hồn thành “nhiệm vụ” - đúng hơn: tròn phận sự - ở mức độ “nhẹ”, Trời sẽ giáng thiên tai địch họa xuống trần nhƣ là lời cảnh báo cần “điều chỉnh”, tự nghiêm túc “xét lại” mình. “Nặng” hơn - tức vua vẫn “u mê”, “lầm đƣờng lạc lối”, “phớt lờ” những địi hỏi chính đáng của dân, cai trị theo bản năng, trở thành hơn qn vơ đạo - thì Nho giáo cũng cho phép

ngƣời dân đứng lên làm cách mạng.

Kinh Thư nói: Dân khốn cùng thì lộc trời ban cho ngươi - Đế - cũng dứt. Mạnh Tử từng nhắc Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (Dân là

quý, xã tắc thứ hai, vua thì xem nhẹ) cũng nằm trong ý nghĩa này. Luận ngữ đề cập đến Thiên căng vu dân, dân chi sở dục, thiên tất tòng chi (Trời thƣơng dân lắm, dân muốn gì trời sẽ cho). Trời cịn thế, “con Trời” sao dám khác ý? Nếu Hoàng đế để cho dân đói khổ thì đƣơng nhiên, mệnh trời sẽ đổi sang ngƣời khác sau một cuộc “cách mệnh” - chuyển mệnh làm Hoàng đế! Thiên

Nghiêu viết: Tư nhĩ Thuấn, thiên chi lịch số tại nhĩ cung, doãn chấp kỳ trung; tứ hải khốn cùng, thiên lộc vĩnh chung (Này Thuấn, số trời ở nơi ngƣơi đấy,

hãy thành thực mà giữ lấy đạo trung; ví nhƣ thiên hạ khốn cùng thì lộc trời ban cho ngƣơi cũng mãi mãi khơng cịn)…

Thời cổ đại Trung Hoa, vua Kiệt nhà Hạ nổi tiếng bạo ngƣợc, giết hại dân lành khơng ngớt, bách tính khắp nơi ta thán. Lúc này, Thành Thang đã vì nghĩa lớn đứng lên, tập hợp lực lƣợng… những mong diệt Kiệt cứu muôn dân. Khổng Tử hoan nghênh Thành Thang theo cách của riêng mình - ơng ghi lại lời bố cáo trăm họ của Thành Thang cho đời sau đƣợc biết:

Duy hoàng thượng đế, giáng trung vu hạ dân! Nhược hữu hang tính, khắc thự quyết du duy hậu! Hạ vương diệt đức tác uy, dĩ phu ngược vu nhĩ vạn phương bách tính! Nhĩ vạn phương bách tính duy kỳ hung hại, phất nhẫn đồ độc, tịnh cảo vô cô vu Thượng, Hạ thần kỳ. Thiên đạo phúc thiện, họa dâm, giáng tai vu Hạ, dĩ chương quyết tội. Tứ di tiểu tử, tương Thiên mệnh minh uy, bất cảm xá… cảm chiêu cáo vu Thượng Thiên, Thần Hậu, thính tội hữu Hạ… Thượng Thiên phu hựu hạ dân, tội nhân truất phục…

(Đáng Thƣợng đế lớn lao, ban đạo trung cho dân dƣới! Chỉ có vua mới thuận đƣợc tính thƣờng, theo đƣợc đạo cả! Vua Hạ thất đức, làm oai, tàm ngƣợc đối với trăm họ vạn phƣơng các ngƣơi! Trăm họ vạn phƣơng các ngƣơi bị hại ghê gớm, không chịu đƣợc khổ sở, đều đem tình cảnh vơ tội thƣa với thần kỳ Trên, Dƣới. Đạo Trời ban phúc cho kẻ hay, giáng họa cho kẻ dở, xuống tai họa cho vua Hạ để làm cho rõ tội của hắn! Cho nên ta, kẻ nhỏ mọn này, đem mệnh Trời làm cho rõ uy, chẳng dám tha… Dám kính thƣa với đức Thƣợng đế trên Trời cùng thần Hậu thổ, xin làm tội vua Hạ… Trên Trời thực đã giúp dân dƣới, kẻ có tội đã chịu khuất phục).

Về sau, khi Thương vương Thụ bất kính Thượng Thiên, giáng tai hạ dân, trầm tửu mạo sắc, cảm hành bạo ngược, tội nhân dĩ tộc, quan nhân di thế, duy cùng thất đài tạ pha trì xỉ phục… (vua Thụ - tên của vua Trụ - không

ngƣợc; bắt ngƣời chịu tội cả họ; cho ngƣời làm quan truyền đời; xây cung điện, nhà cửa, đền đài; đắp đê, đào ao, vận mặc xa xỉ…) thì Vũ Vƣơng cũng hội họp chƣ hầu ở đất Mạnh Tân, phất cao cờ “cách mạng” vì nhƣ lời Tuân Tử: tru bạo quốc chi quân nhược tru độc phu (giết một tên bạo chúa chẳng

khác giết một tên gian ác) [22, 203 - 205]. Không ngạc nhiên khi các nhà Nho xƣa hết sức đề cao Thành Thang, Vũ Vƣơng vì những việc họ làm thật nhiều ý nghĩa - không khác mong mỏi của Ức Trai tiên sinh: Trừ độc, trừ tham, trừ

bạo ngược/ Có nhân, có trí, có anh hùng…

Có thể thấy, “đi” cùng với những “phẩm chất” cần có thì tun/diễn ngơn mỹ miều về Thiên tử/Hồng đế từ đời này qua đời khác, từ Trung Hoa tới Việt Nam đã đem đến, trang bị cho “ông vua của một quốc gia hùng mạnh” một thứ “siêu quyền lực” bất khả xâm phạm - vốn xuất phát từ một quan niệm đƣợc hình thành cũng từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế: Đại thiên/Thế thiên hành hóa (thay trời hành động). “Hồng đế” đóng vai trị gạch nối giữa

“cõi trời” và “cõi ngƣời”, “thƣợng giới” và “hạ giới”… kẻ duy nhất trong thiên hạ đƣợc trời giao “mệnh”; con của “ông xanh” (thiên tử) trị vì trăm họ. Mọi ý đồ hay hành động nhằm tranh giành ngôi báu, thách thức quyền lực của Hoàng đế đều đƣợc xếp vào loại “trọng tội”, bị định danh loạn thần tặc tử và chịu những hình phạt tàn khốc nhất - dù kẻ thoán đoạt, phản nghịch kia mới hơm qua cịn là “anh em, đồng chí”, cịn uống chén rƣợu hịa nƣớc sơng đầy tinh thần “phụ tử chi binh” hay thuộc loại “công thần khai quốc” đi chăng nữa. Mấy ai trong chúng ta quên đƣợc bi kịch của những Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo… dƣới thời Lê Thái Tổ? Mƣời năm “nếm mật nằm gai” có ý nghĩa gì khi Hồng đế đã mang lịng ngờ vực “bề tơi”? Rồi thảm án Lệ Chi Viên tháng tám mùa thu năm 1442 cùng lời tuyên “tru di tam tộc” đối với

Nguyễn Trãi - ngƣời sau này đƣợc tôn vinh Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa Thế giới - đến nay đã gần 600 năm vẫn cịn là nỗi đau

lớn, khơng thể gột rửa. Bậc danh nho đệ nhất nƣớc nhà, tín nghĩa vƣợt thời đại “chẳng quên cƣơng thƣờng”, “Đêm ngày cuồn cuộn nƣớc triều đông” ấy buộc phải chịu nỗi oan khiên quá lớn do ngƣời đƣơng thời “tƣởng tƣợng” ra mối đe dọa Đế quyền đến từ Ức Trai…

Ở phƣơng diện khác, nếu thảng hoặc lịch sử có nảy ra một vài kẻ “to gan” kiểu Hồ Quý Ly “dám” cƣớp ngôi vua buổi Vãn Trần (năm 1400) hay Mạc Đăng Dung “ra tay” lúc nhà Hậu Lê đã suy yếu sau đúng một trăm năm sáng nghiệp (năm 1527) thì cũng khơng thiếu bia miệng thế gian, thiếu lời lên án nặng nề của đông đảo nhà sử học, trí thức Nho gia dành cho các ơng. Khơng có gì ngạc nhiên khi nhiều thƣ tịch, bộ sử chính thống thời quân chủ nhất loạt gọi những triều đại do Hồ Quý Ly, Mạc Đăng Dung lập nên là “ngụy triều”, “nhuận triều”. “Ngụy” hay “nhuận” là không “chính danh”, thiếu điểm tựa chính nghĩa, khơng đƣợc trời “trao cho mệnh lớn”.

Bên cạnh thứ “siêu quyền lực” bất khả xâm phạm, các vị Hoàng đế trong xã hội quân chủ xƣa cũng chính là những ngƣời nắm sở hữu tuyệt đối dƣới gầm trời (thiên hạ). Mọi cá nhân, phẩm vật (“cây gì, con gì”) hay nói rộng ra và “có vẻ” triết học, các dạng tồn tại của vật chất, đều “của vua”, “nhờ ơn vua”. Chớ nên quên, ngay từ thời nhà Thƣơng bên nƣớc Trung Hoa cổ đại, các “thần dân” đã thấm nhuần chân lý: Phổ thiên chi hạ mạc phi vương thổ, suất thổ chi tân mạc phi vương thần (khắp cõi dƣới trời, chẳng chỗ nào không

phải là lãnh thổ của nhà vua; noi theo những vùng đất ven bờ, dân chúng khắp nơi, chẳng ai không phải bề tôi nhà vua). Thiết tƣởng, sẽ không thừa nếu nhắc lại ở đây câu chuyện Bá Di, Thúc Tề nhƣ một dẫn chứng sinh động về sở hữu của hoàng đế: Di - Tề (hai anh em ruột) vốn là hồng tử nƣớc Cơ Trúc, vì “chạy trốn quyền lực” (khƣớc từ ngôi vua đƣợc trao truyền) mà tìm nơi ẩn dật. Khi Vũ Vƣơng còn trong tang chế vẫn quyết định xuất quân diệt Trụ, họ đã cầm dây cƣơng khuyên điều hiếu, nhân (đang tang cha, chiến chinh không

phải hiếu; bề tôi đánh vua, là thiếu nhân). Ngày Vũ Vƣơng khải hoàn ca vang - lập nên nhà Chu - thiên hạ ai cũng tơn phù thì Di - Tề chê bất nghĩa, khơng thèm hợp tác, “bất thực cốc Chu gia” - cùng nhau lên núi Thú Dƣơng hái rau Vi độ nhật:

Đăng bỉ Tây Sơn hề, thái kỳ vi hĩ Dĩ bạo dịch bạo hề, bất tri kỳ phi hĩ!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật hoàng đế như là một nhân vật văn hóa (khảo sát trường hợp lê thánh tông qua lịch sử và văn học) (Trang 38 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)