2 Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay (khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sài gòn đầu tư tài chính và chuyên trang đầu tư tiền tệ (Trang 26 - 31)

1. 3 Vai trò của thông tin tài chính trên báo chí hiện nay

1.3. 2 Việt Nam

+ Sự phát triển vượt bậc của báo chí lĩnh vực tài chính:

Theo thông tin tổng kết tại Hội nghị trực tuyến Sơ kết 6 công tác tháng đầu năm, triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2013 của ngành Thông tin Truyền thông, tính đến tháng 6/2013 cả nước có 815 cơ quan báo in với 1.084 ấn phẩm báo chí, 67 đài phát thanh và truyền hình, 75 báo, tạp chí điện tử và 1.110 trang thông tin điện tử, 382 mạng xã hội trực tuyến. Trong đó, riêng về báo chí kinh tế tài chính, có hàng chục kênh truyền hình, phát thanh chuyên biệt về kinh tế, khoảng 30 tờ báo kinh tế và hàng trăm chuyên trang kinh tế, tài chính.

Nếu như những năm đầu đổi mới, chỉ có lẻ tẻ vài tờ báo, trang thông tin thuộc lĩnh vực Tài chính thì đến nay, các báo, các trang về tài chính kinh tế đã tăng lên “ào ạt”, nhất là về loại hình báo chí điện tử. Hiện nay đang phát triển mạnh xu hướng hội tụ giữa các lĩnh vực công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin và phát thanh, truyền hình, báo điện tử; tiến tới hoàn thiện mô hình tòa soạn đa phương tiện.

Trưởng Ban nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam Trần Bá Dung đánh giá tại Hội thảo khu vực “Vai trò của báo chí đối với phát triển kinh tế bền vững” (10/2012), rằng Việt Nam có nền báo chí tiến bộ, phát triển nhanh với lực lượng báo chí đông đảo, phát triển phù hợp với xu hướng đa phương tiện của báo chí thế giới.

Hàng ngày, báo chí Việt Nam chuyển tải một lượng thông tin khổng lồ đến với hơn 86 triệu người dân trên khắp đất nước. Trong đó, thông tin kinh tế luôn chiếm vị trí quan trọng, mật độ cao và tỷ lệ thông tin lớn trên tất cả các loại hình báo chí, đáp ứng các mức độ nhu cầu khác nhau của công chúng về lĩnh vực này.

Hiện Việt Nam có những tờ báo hàng đầu về kinh tế được nhiều người ưa chuộng. Ở đó, những dòng chảy thông tin đa chiều hàng ngày, hàng giờ được đăng tải, từ những thông tin vĩ mô cho đến những thông tin cụ thể gần gũi “đồng tiền bát gạo”, nên dù là các nhà quản lý, chuyên gia, các doanh nhân hay công chúng rộng rãi, ai cũng có thể tìm được những thông tin mà họ quan tâm. Đó là tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Thời báo Tài chínhViệt

Nam, Đầu tư, Công thương, Sài Gòn Đầu tư Tài chính và Diễn đàn doanh nghiệp. Bên cạnh đó là sự ra đời liên tiếp của các chương trình truyền hình về

kinh tế như Thị trường 24h, Việt Nam và các chỉ số (VTV1), Hội nhập (VTV1),

Kinh tế cuối tuần (VTC7), Doanh nghiệp 24h (VTC1), Infotv. Trên Đài Tiếng

nói Việt Nam cũng dành một thời lượng không nhỏ cho các chương trình kinh tế như Thời sự kinh tế (7h05 – 7h15), Kinh tế vĩ mô (8h05 – 8h15), Doanh nghiệp

và doanh nhân, Hội nhập kinh tế quốc tế, Diễn đàn kinh tế. Cùng với đó là các

phiên bản điện tử của các tờ báo in, các chương trình truyền hình về kinh tế và các trang tin điện tử về kinh tế nổi tiếng như CafeF.vn liên tiếp xuất hiện. Hầu hết các tờ báo không chuyên về kinh tế, tài chính cũng đã quy hoạch lại trang để dành diện tích cho mảng thông tin này. Số lượng phóng viên chuyên viết về lĩnh vực kinh tế, tài chính cũng đã lên tới con số 300 - 400 người.

Chỉ tính riêng ngành Tài chính (ngoài Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính) đã có 2 tờ báo, 10 tạp chí, các bản tin và website của các tổng cục, với số lượng hơn 150 nhà báo chuyên nghiệp, hơn 100 cán bộ làm công tác báo chí và

hàng trăm cộng tác viên là các nhà quản lý, chuyên gia ngành Tài chính, giảng viên Học viện Tài chính…

Những nguồn đưa tin trên thật sự là một môi trường thông tin đáng tin cậy cho các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trước các quyết định trong hoạt động kinh tế của mình, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của họ trong và ngoài nước. Sức mạnh của các bài báo về nội dung kinh tế, tài chính đã được khẳng định và tôn vinh với những giải thưởng cao quý, qua các giải báo chí toàn quốc, giải của nhiều bộ ngành, tổ chức, và phản hồi của độc giả, khán giả... Những đóng góp của báo chí, đặc biệt là báo chí thông tin về lĩnh vực tài chính, kinh tế có thể kể trên những điểm nổi bật được nêu dưới đây:

+ Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, tài chính

Trước hết, thông tin kinh tế tài chính luôn bám sát các định hướng chung về công tác tuyên truyền, kịp thời chuyển tải đầy đủ những chủ trương đường lối, chính sách tài chính lớn của Đảng, Nhà nước và của ngành để các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân nắm bắt và nhận thức đầy đủ hơn về lĩnh vực tài chính. Đồng thời động viên, khuyến khích mọi người đồng tình ủng hộ, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách tài chính của Đảng, Nhà nước.

+ Thúc đẩy nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển

Nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã làm nên một nền công nghiệp báo chí hùng mạnh. Báo chí cũng tác động ngược lại đối với nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, thì báo chí và thông tin cũng là sản phẩm để mua bán. Bởi lẽ, trong một xã hội hiện đại, trong một kỷ nguyên thông tin, ai nắm được thông tin người đó sẽ chiến thắng.

Thông tin tài chính được cập nhật trên báo chí còn có tác động trực tiếp đến người dân (bao gồm cả doanh nghiệp) trong đời sống xã hội. Báo chí tài chính là người bạn đồng hành thân thiết với doanh nghiệp. Những doanh nghiệp kinh doanh giỏi được tôn vinh; những thông tin từ thị trường ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đều được báo chí phân tích để các doanh nghiệp có thể tham khảo, cân nhắc đường hướng kinh doanh. Các doanh nghiệp luôn có nhu cầu được cơ quan báo chí, nhà báo quan tâm, tuyên truyền cổ vũ để có thể quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu, hay tìm kiếm những cơ hội làm ăn, hợp tác mới. Hoạt động của doanh nghiệp và báo chí gặp nhau ở mục tiêu cao cả là phát triển kinh tế, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp sớm trở thành hiện thực. Đối với những doanh nghiệp làm ăn thiếu minh bạch, trốn thuế, buôn lậu... báo

chí cũng chỉ rõ, từ đó có tác dụng làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chân chính phát triển.

+ Thực hiện chức năng phản biện xã hội về việc xây dựng, điều hành và thực thi chính sách tài chính

Số lượng, chất lượng các bài viết mang tính chất nghiên cứu, trao đổi lý luận về nghiệp vụ tài chính có chất lượng trên báo chí ngày càng được tăng cường; các bài phản ánh việc thực thi chính sách trong đời sống, đưa ý kiến của người dân được đăng tải... Thông qua đó góp phần giúp cho Nhà nước và mọi đơn vị chức năng kiểm tra lại chất lượng các chính sách, chế độ tài chính đã ban hành, kịp thời điều chỉnh, nghiên cứu bổ sung sửa đổi hoặc đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng văn bản ban hành cũng như công tác quản lý, điều hành, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của toàn ngành Tài chính.

Mặt khác, báo chí còn là “cánh chim báo bão”, là người cảnh báo, phản biện với nhiều nội dung liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Giúp doanh nghiệp có cái nhìn đa diện hơn để phân tích – đánh giá, tìm hiểu thị trường, tìm nguồn vốn, tìm đối tác kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm giá thành sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Đối với đời sống xã hội nói chung, những dự báo, hướng dẫn thị trường từ thông tin kinh tế, tài chính hiện đã có tác động rất mạnh và được công chúng quan tâm đặc biệt. Chẳng hạn như những dự báo về sự lên – xuống của giá vàng, ngoại tệ, của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, giá nhà đất, giá các mặt hàng thiết yếu... luôn tác động đến ngân sách của mọi gia đình.

Tiểu kết chương 1

Nhận định về vai trò của báo chí kinh tế những năm gần đây, qua trả lời phỏng vấn trên Thời báo Tài chính Việt Nam (TBTCVN) số ra ngày 21/6/2012, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn đánh giá: “Những năm

gần đây, báo chí thực sự đã trở thành cầu nối quan trọng để doanh nghiệp (DN) quảng bá đến với đông đảo người tiêu dùng trong cả nước đồng thời cũng là diễn đàn để các DN có ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của DN với Chính phủ và các cơ quan quản lý. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vừa qua, báo chí, nhất là báo chí kinh tế có vai trò không nhỏ, hỗ trợ mọi nhà vượt qua khó khăn thử thách”.

Tài chính được ví như mạch máu của nền kinh tế, là sự vận động của các dòng vốn trong xã hội để kinh tế phát triển. Do đó, rất khó tách bạch lĩnh vực tài chính ra khỏi lĩnh vực kinh tế. Báo chí không những có vai trò quan trọng trong lĩnh vực chính trị – văn hóa – xã hội của đất nước mà nó còn có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế. Báo chí kinh tế, tài chính là cầu nối quan trọng giữa Ðảng – Nhà nước – doanh nghiệp - người tiêu dùng. Báo chí đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền tải thông tin tài chính đến người dân. Nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đông đảo bạn đọc.Mối quan hệ giữa báo chí với thông tin tài chính không phải là mối quan hệ một chiều mà là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.

Như trên đã phân tích, báo chí, đặc biệt là báo chí kinh tế, tài chính đã thực hiện khá tốt những nhiệm vụ, vai trò cơ bản như: Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, tài chính;Thúc đẩy nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển; Thực hiện chức năng phản biện xã hội về việc xây dựng, điều hành và thực thi chính sách tài chính.

Do đó, không thể phủ nhận những đóng góp trong công tác thông tin, tuyên truyền của báo chí trong lĩnh vực tài chính đối với công cuộc đổi mới và sự phát triển nhiều mặt của đất nước ta. Thông tin về lĩnh vực tài chính ngày càng tỏ rõ vị trí quan trọng, thiết thực trong cuộc sống. Vấn đề là báo chí cần phải vươn lên, thông tin nhanh nhạy, chính xác, hiệu quả hơn về lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Chương 2: THỰC TRẠNG THÔNG TIN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TRÊN BÁO CHÍ HIỆN NAY

2.1. Giới thiệu khái quát về Thời báo Tài chính Việt Nam, Sài Gòn Đầu tư tài chính và chuyên trang Đầu tư - Tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay (khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sài gòn đầu tư tài chính và chuyên trang đầu tư tiền tệ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)