3 Giới thiệu khái quát về chuyên trang Đầu tư Tiền tệcủa báo Lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay (khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sài gòn đầu tư tài chính và chuyên trang đầu tư tiền tệ (Trang 34)

1. 3 Vai trò của thông tin tài chính trên báo chí hiện nay

2.1. 3 Giới thiệu khái quát về chuyên trang Đầu tư Tiền tệcủa báo Lao động

- Nghiên cứu số lượng tin, bài (trung bình)/số báo về lĩnh vực tài chính trên chuyên trang Đầu tư - Tiền tệ từ 3/2012 đến 3/2013 ta thấy: Chuyên trang

ra mỗi tuần 3 kỳ, là phụ trương báo Lao động. Mỗi kỳ trang này đăng 1 bài và khoảng 10 tin về lĩnh vực tài chính, còn lại là những thông tin về lĩnh vực khác. Như vậy trong 1 năm chuyên trang này đăng khoảng 150 bài và 1.500 tin về tài chính, trên tổng số khoảng 300 bài và 3.000 tin trên cả chuyên trang. (Xem bảng

2.1) Tên các ấn phẩm Tổng số tin Tin về tài chính Tổng số bài Bài về tài chính Thời báo TCVN 7.000 4.700 1.880 1.250 Sài Gòn Ðầu tư Tài

chính 5.000 2.500 1.000 500 Ðầu tư Tiền tệ 3.000 1.500 300 150

Bảng 2.1. Số lượng tác phẩm về tài chính trên TBTCVN, Sài Gòn Đầu tư Tài chính và chuyên trang Đầu tư - Tiền tệ

Theo bảng 2.1, ta thấy từ 3/2012 đến 3/2013, trên Sài Gòn Đầu tư Tài chính có đăng khoảng 2.500 tin và 500 bài viết về lĩnh vực tài chính trên tổng số khoảng 5.000 tin và 1.000 bài viết trên toàn bộ hơn 100 số báo cả năm về nhiều lĩnh vực, đạt tỷ lệ 50%. Trên chuyên trang Đầu tư - Tiền tệ báo Lao động từ 3/2012 đến 3/2013 đăng khoảng 150 bài và 1.500 tin về tài chính, trên tổng số khoảng 300 bài và 3.000 tin trên cả chuyên trang, đạt tỷ lệ 50%.

Cũng theo bảng 2.1, ta thấy thông tin tài chính là nội dung chủ yếu trên tờ Thời báo Tài chính Việt Nam, đúng với tôn chỉ mục đích và tên gọi của tờ báo. Qua khảo sát cho thấy, tin, bài về nội dung tài chính chiếm tỷ trọng rất lớn (khoảng 67%) trên TBTCVN, còn 2 tờ báo kia, bên cạnh nội dung về tài chính, còn có khoảng 50% nội dung về đầu tư (nội dung này có sự giao thoa với tài chính).

2.2.1. Nội dung thông tin tài chính công trên Thời báo Tài chính Việt Nam Nam

2.2.1.1. Tuyên truyền sâu rộng về các chính sách tài chính

- Những chính sách tài chính lớn từ 3/2012 đến 3/2013

Năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013 nổi lên những chính sách tài chính có tác động rất lớn tới xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng. Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ thu – chi theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, trong điều kiện nguồn thu thì có giới hạn nhưng nhu cầu về chi cho năm sau (2013) còn lớn hơn, bên cạnh đó lại phải giãn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp, rất khó để cân đối nguồn tăng chi. Vấn đề ở chỗ, phải làm sao để doanh nghiệp phục hồi, làm sao để nền kinh tế tăng trưởng trở lại, kiểm soát được lạm phát? Chỉ có như thế, chiếc “bánh” ngân sách mới lớn hơn, đáp ứng được nhu cầu chi ngân sách.

Trong bối cảnh đó, những chính sách tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đã được đưa vào Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, các văn bản của ngành Tài chính để nhanh chóng triển khai. Đó là:

- Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2013; số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

- Từ năm 2012 đến 3/2013, Bộ Tài chính đã xây dựng, trình Quốc hội thông qua 4 dự án luật và 1 nghị quyết, bao gồm: Luật Quản lý thuế, Luật Thuế Thu nhập cá nhân sửa đổi, bổ sung; Luật Giá, Luật Dự trữ quốc gia và Nghị quyết 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, trong phạm vi thẩm quyền, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều thông tư và thông tư liên tịch, quyết định của Bộ trưởng, hướng dẫn triển khai, áp dụng hàng loạt chính sách tài chính trong thực tiễn đời sống.

+ Tuyên truyền kịp thời và sâu rộng về các chính sách tài chính

TBTCVN đã đăng tải, tuyên truyền kịp thời, sâu rộng về các chính sách tài chính vĩ mô. (Các tin, bài viết về nội dung này thường nằm ở trang 1,2,3 và 6,7 của các số báo). Về nội dung này, TBTCVN xây dựng chuyên mục “Hỏi - đáp chính sách thuế”, thường xuyên xuất hiện ở trang 5.

TBTCVN đã bám sát các định hướng, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính để đưa thông tin. Các bài viết về nội dung này có thể điểm ra như: “Duy trì tăng trưởng, kiềm chế lạm phát” (23/5/2012); “Phát triển mô hình đối tác công - tư PPP” (23/5/2012); “Nỗ lực, chủ động thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách” (4/7/2012); Chính sách tài chính luôn tạo điều kiện tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp” (6/7/2012); “Kiềm chế lạm phát: Chính sách tài khóa và tiền tệ cùng một nhịp bước” (17/9/2012); “9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013” (16/1/2013); “Nghị quyết 02/NQ-CP: Nhiều giải pháp tài chính hỗ trợ thị trường” (18/1/2013); “Dồn lực cơ cấu lại nền kinh tế: Hướng đến tăng trưởng bền vững” (18/2/2013); “Một áp lực chứa đựng 6 thách thức” (25/2/2013); “Sửa đổi, hoàn thiện Luật Ngân sách nhà nước: Quản lý, sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả” (29/3/2013)…

Đi sâu vào nội dung chi tiết, trong năm qua TBTCVN đã tuyên truyền đậm nét vào Nghị quyết 01/NQ-CP củaChính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013. Cụ thể, với bài viết: “9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013” (16/1/2013), TBTCVN nêu rõ:

“Mục tiêu chính của các giải pháp là: Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”.

TBTCVN đã thông tin các giải pháp tài chính do Bộ Tài chính đề xuất từ trung tuần tháng 12/2012 nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường, giải quyết nợ

xấu đã được Chính phủ thống nhất ban hành tại Nghị quyết 02 qua bài viết: “Nghị quyết 02/NQ-CP: Nhiều giải pháp tài chính hỗ trợ thị trường” (18/1/2013). Đây được coi là nhóm giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó, nổi lên là có nhiều giải pháp tài chính như giãn, giảm, hoãn nhiều loại thuế, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm.

Những tin, bài đăng trên TBTCVN đã chuyển tải đầy đủ và cụ thể, rõ ràng nội dung các văn bản chính sách tài chính có tác động lớn tới cả xã hội, doanh nghiệp và người dân… Từ đó giúp cho các doanh nghiệp nắm vững các quy định của Nhà nước để không vi phạm pháp luật, mặt khác qua các chính sách hỗ trợ, ưu tiên từ chủ trương của Đảng, Nhà nước để linh hoạt trong quá trình kinh doanh, đạt năng suất cao.

Những thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp (DN), từ đời sống xã hội được thể hiện trên các tin, bài của báo rất hữu dụng không chỉ với những quan chức, những nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mà còn đối với nhiều tầng lớp nhân dân, khi mà hàng ngày họ đều tham gia vào đời sống kinh tế của đất nước. Thông qua những thông tin chính sách đó, từng cá nhân, tổ chức, các nhà đầu tư, những người tham gia hoạt động kinh tế có thể hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật, nghĩa vụ và quyền hạn của họ để vạch ra đường lối hoạt động đúng luật, hiệu quả. Họ cũng có thể tìm kiếm được những cơ hội để đầu tư, kinh doanh qua các dự án mới được ban hành.

+ Chú trọng việc dự báo, đưa ra những khuyến nghị

Không chỉ hoàn thành tốt việc đăng tải, tuyên truyền nội dung các chính sách tài chính đã đi vào cuộc sống, Thời báo Tài chính Việt Nam còn cung cấp cho độc giả những tin tức nóng hổi về những chính sách đang được bàn bạc, soạn thảo hoặc mới được ban hành để có sự đóng góp ý kiến kịp thời có sự điều chỉnh các cơ chế, chính sách cho phù hợp.

Dự báo tăng trưởng kinh tế 2013 của Việt Nam sẽ chậm lại, vì trở ngại trong vấn đề giải quyết nợ xấu ngân hàng. Đó là dự báo của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á được nêu lên trong bài: “Dồn lực cơ cấu lại nền kinh tế: Hướng đến tăng trưởng bền vững” (18/2/2013). Hai tổ chức này cũng khuyến cáo: “Việt Nam cần duy trì tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Chính phủ cần cam kết rõ ràng hơn về lộ trình cải cách và tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó cần công khai, minh bạch thông tin tài chính về các ngân hàng và doanh nghiệp”.

“Một áp lực chứa đựng 6 thách thức” (25/2/2013) là bài báo phân tích, bình luận về áp lực thu, chi ngân sách của Bộ Tài chính năm 2013. 6 thách thức được nêu lên là: “Thu ngân sách gặp khó; phân bổ, sử dụng nguồn lực tài chính

chưa đạt hiệu quả cao; sử dụng đất đai, trụ sở sai mục đích; đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công đổi mới chưa quyết liệt; thiếu đột phá trong cải cách hành chính; phân tích dự báo còn hạn chế”.

Để giúp bạn đọc tiếp cận nhanh hơn với những chính sách tài chính, cũng như đưa ra những thông tin phản hồi từ dư luận xã hội, tác động của chính sách tài chính đến người dân, ý kiến chuyên gia…, TBTCVN đã xây dựng chuyên mục “Chuyện cuối tuần” và “Sự kiện - Nhận định” trên trang nhất. Những chuyên mục này với phong cách viết dễ hiểu, nhẹ nhàng, thu hút, sẽ khiến cho người đọc hiểu về những chính sách một cách dễ dàng, thoát ra khỏi sự cứng nhắc, khô khan vốn có của các văn bản pháp quy. Cũng với dụng ý đó, chuyên mục “Người trong cuộc” được thể hiện bằng những câu chuyện, những trao đổi ngắn trên trang 5 (1 tuần/1 chuyên mục vào thứ Sáu), đã thể hiện được những bất cập, những góc khuất của chính sách, cơ chế khi thực thi trong đời sống…

2.2.1.2. Phản ánh hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước: - Cập nhật các chính sách về thuế và chiến lược cải cách thuế

Các chủ trương, chính sách của ngành Thuế trong khoảng thời gian 1 năm, từ 3/2012-3/2013 tập trung vào các nội dung chủ yếu: Sửa đổi các Luật thuế; Giảm, giãn, hoãn nộp thuế cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh, thuế thu nhập; Hoàn thuế cho người nước ngoài, việc thay đổi các mức thuế suất…

Phản ánh nội dung này, TBTCVN đã có khá nhiều bài viết về sửa đổi các Luật thuế, có thể dẫn chứng ở đây như: “Luật Thuế Bảo vệ môi trường: Bộ Tài chính sẽ có biện pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp” (19/3/2012); “Thực thi Luật Thuế Sử dụng đất phi nông nghiệp: Công cụ hữu hiệu kiểm soát đầu cơ bất động sản” (19/3/2012); “Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế: Tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế” (18/5/2012); “Tỷ lệ thuế, phí của Việt Nam không cao so với khu vực” (10/9/2012). “Quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2012: Những điểm cần lưu ý” (30/1/2013) là bài viết có tính chất hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo những quy định mới, có miễn giảm.

- Tập trung phản ánh nhiệm vụ chủ yếu của ngành Thuế là thu ngân sách, trong đó đặc biệt lưu ý công tác chống thất thu và giảm nợ đọng

Ngành Thuế triển khai nhiệm vụ năm 2012 trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, tình hình kinh tế - xã hội trong nước gặp rất

nhiều khó khăn, thách thức, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình đốn, áp lực về bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn lớn. Ngoài ra, thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thị trường cũng làm giảm thu hàng chục ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, ngành Thuế đã nỗ lực lớn hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính - ngân sách của Nhà nước giao cho.

Ngay từ đầu năm, ngành Thuế đã xác định một trong những nhiệm trọng tâm năm 2012 là đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ đọng và chống thất thu ngân sách; trong đó, chú trọng chống hành vi chuyển giá trốn thuế của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Về nội dung này, TBTCVN có những bài viết thể hiện quyết tâm của ngành Thuế thực hiện cho được trọng trách mà Đảng, Chính phủ, nhân dân và ngành Tài chính giao phó, đó là các bài: “Chống thất thu và giảm nợ đọng thuế” (28/3/2012); Chống nợ đọng thuế xuất nhập khẩu: Cần có bước cải cách tổng thể” (2/4/2012); “Ngành Thuế thực hiện Chỉ thị 01 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: Quyết liệt triển khai 8 nhiệm vụ trọng tâm” (11/5/2012); “Phấn đấu tăng thu ngân sách vượt 5 - 8%: Tăng cường chống thất thu và xử lý nợ đọng” (16/4/2012); “Thuế Thủ đô: Càng khó khăn, càng nhiều nỗ lực”; “Thu ngân sách 4 tháng đầu năm: Đảm bảo chi, cho dù các nguồn thu gặp khó” (25/4/2012);

Trong bài viết: “Thuế ở Đăk Lăk năm 2013: Nỗi lo tổn thất nguồn thu”, các thủ đoạn lợi dụng chính sách gia hạn nộp thuế GTGT để trục lợi, các hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp, các trường hợp DN bỏ trốn khi bị cưỡng chế thuế đã được vạch ra.

Cũng về công tác chống thất thu, có một nội dung đầy khó khăn, phức tạp, đó là chống chuyển giá. Những nội dung về chống chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phản ánh thường xuyên, đã phần nào nêu lên được một thực tế, cuộc chiến chống chuyển giá luôn dai dẳng, vẫn là thách thức, khó khăn, bởi sự tinh vi trong thủ đoạn trốn thuế của DN. Hoạt động này đã được TBTCVN đi sâu, triển khai chi tiết thành loạt bài, tuyên truyền sâu đậm thành vệt, đợt như: “Vấn đề chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI: Thực trạng nhức nhối, nhận diện khó khăn” (9/4/2012); “Ngăn chặn các hành vi chuyển giá: Nỗ lực nhưng chưa đủ lực” (13/4/2012); “Triển khai quyết liệt nhiều biện pháp chống chuyển giá” (16/4/2012)…

Hơn 65% DN FDI khai lỗ, nhưng vẫn mở rộng đầu tư. Sự bất hợp lý này đã được nêu ra trong bài viết: “Vấn đề chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI: Thực trạng nhức nhối, nhận diện khó khăn” (9/4/2012), và điều này đã ngầm nói lên tình trạng “lãi thật, lỗ giả” trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài. “Việc

nhận diện những DN có hành vi chuyển giá là rất khó khăn… Tổng kết 5 năm gần đây có thể nhận diện một số hành vi chống chuyển giá như thông qua góp vốn đầu tư, thông qua chuyển giao công nghệ, thông qua chuyển giao nguyên vật liệu, hàng hóa, thông qua cung cấp dịch vụ, thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất, kinh doanh”.

Vậy đâu là “thuốc chữa” cho “căn bệnh dai dẳng” này? Bài báo: “Triển khai quyết liệt nhiều biện pháp chống chuyển giá” đã đưa ra thông tin: “Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục thành lập bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại một số cục thuế quản lý nhiều DN có giao dịch liên kết, đồng thời bố trí các cán bộ thuế có năng lực tốt, có kinh nghiệm chống chuyển giá và đào tạo bài bản để làm tốt công tác này”.

Ở góc nhìn chuyên gia, trong bài viết “Cần một bộ máy chuyên trách về chống chuyển giá” (17/9/2012), PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ, Phó giám đốc Học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay (khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sài gòn đầu tư tài chính và chuyên trang đầu tư tiền tệ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)