Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ phóng viên, biên tập viên lĩnh vực tà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay (khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sài gòn đầu tư tài chính và chuyên trang đầu tư tiền tệ (Trang 87 - 90)

3.1 .1– Thông tin cần chính xác, dễ hiểu và khách quan

3. 2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả thông tin tài chính trên báo chí

3.2. 1– Quy hoạch lại hệ thống báo chí nói chung và báo chí thông tin lĩnh vực

3.2.2 Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ phóng viên, biên tập viên lĩnh vực tà

tài chính theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp

- Nâng cao bản lĩnh chính trị, trách nhiệm chính trị

Lĩnh vực tài chính ngày càng trở nên quan trọng trong mọi mặt đời sống xã hội, trên báo chí, nội dung này được chú trọng và chiếm diện tích khá lớn trong số báo, cũng như thời lượng ngày càng nhiều trên truyền hình. Tuy nhiên, đội ngũ phóng viên, biên tập viên lĩnh vực tài chính trong “làng” báo chí Việt Nam hiện nay còn mỏng và chưa được đào tạo bài bản.

TS. Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã viết trên tờ Tuyên giáo số 4, rằng: “Cần nâng cao hơn nữa bản lĩnh chính trị, trách nhiệm chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí”. Thực tiễn hoạt động báo chí cho thấy, bên cạnh

những mặt thuận lợi, cũng xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức mới đòi hỏi người lãnh đạo cơ quan báo chí phải vững bản lĩnh, chắc tay nghề, xử lý tốt các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm đang diễn ra từng giờ, từng phút.

- Liên tục bổ sung, nâng cao kiến thức về tài chính và đạo đức làm báo

Trong quá trình đi phỏng vấn, lấy ý kiến của các lãnh đạo bộ, ngành cũng như các chuyên gia và bạn đọc, một trong những ý kiến mà chúng tôi nhận được nhiều nhất là sự quan tâm, đòi hỏi xây dựng được một đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp, vừa giỏi nghề báo, vừa vững vàng về tư tưởng chính trị và kiến thức về tài chính.

Có điều này bới thực tế vẫn còn nhiều phóng viên viết bài nhưng không nắm rõ về lĩnh vực mà mình viết, trích dẫn, phân tích số liệu thiếu chính xác, nhận xét chủ quan. Phóng viên chuyên về lĩnh vực tài chính không chỉ cần được đào tạo về báo chí là đủ, mà rất cần bổ sung, cập nhật những kiến thức chuyên sâu về kinh tế, tài chính. Có như thế, thông tin về lĩnh vực này mới đúng, trúng và đảm bảo hiệu quả, không gây bất ổn trong xã hội và sai quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế.

Trên thực tế, hầu hết phóng viên kinh tế đều được đào tạo chuyên ngành báo chí, nên kiến thức kinh tế chuyên sâu còn yếu và ngược lại được đào tạo sâu về kinh tế lại yếu về nghiệp vụ báo chí. Điều này khiến cho nhiều bài báo kinh tế được đầu tư công phu, kiến thức chuyên môn sâu rộng nhưng lại có phần hàn lâm, không thu hút được người đọc. Để đẩy mạnh chất lượng thông tin kinh tế trên báo chí, mấu chốt là phải hình thành được một đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp, được đào tạo, cập nhật thường xuyên những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế.

Nhà báo làm về kinh tế phải có kiến thức chuyên ngành về kinh tế và kĩ năng chuyên môn tốt, có đạo đức báo chí cao trong việc xử lí và đưa thông tin khách qua ra công luận, có ý thức học hỏi, tự đào tạo thường xuyên. Các cơ sở đào tạo báo chí cần có chuyên ngành đào tạo riêng về lĩnh vực báo chí kinh tế. Và cũng rất cần một cơ chế tài chính tốt để báo chí kinh tế phát triển lành mạnh và chuyên nghiệp.

Những chính sách kinh tế và nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển vươn xa sẽ là cánh cửa mở ra cho hoạt động báo chí những phương trời mới. Một nền kinh tế mở, năng động thì nhu cầu tìm hiểu, đáp ứng thông tin sẽ rất cao. Để có thể đáp ứng được những nhu cầu đó, ngành báo chí phải không ngừng phát triển, không ngừng tự hoàn thiện mình để không tụt hậu. Cũng như mỗi cá nhân nhà báo phải rèn luyện cho bản thân một phong cách làm báo chuyên nghiệp, một lối viết vững để phù hợp với thời điểm hiện tại, với hiện thực đời sống. Chính sự hiện đại, tiến bộ của ngành báo chí và

những người làm báo cùng với sự phát triển, tương tác của một nền kinh tế hiện đại sẽ là tiền đề để xuất hiện và hình thành nên những tập đoàn báo chí. Các thông tin kinh tế đã tác động tích cực đến dư luận xã hội, các nhà lãnh đạo, quản lý kinh tế. Tuy nhiên, thông tin kinh tế trên báo chí hiện nay ở Việt Nam mới dừng ở mức độ phát hiện, phanh phui, trình bày thực trạng thiếu bền vững mà chưa chú trọng các giải pháp khắc phục. Vẫn còn có những bài báo thiếu phân tích sâu sắc từ góc độ kinh tế, thông tin chưa kiểm chứng, gây thiệt hại đến lợi ích người sản xuất, người tiêu dùng, thậm chí lợi ích đất nước.

Trong mối quan hệ cá nhân, doanh nghiệp và báo chí cũng bộc lộ một số bất cập, thậm chí bức xúc, dẫn đến việc thông tin chưa chuẩn xác trên báo chí gây ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, thậm chí cả lợi ích quốc gia. Nguyên nhân có nhiều, nhưng về phía cơ quan báo chí, hạn chế về kiến thức kinh tế, tài chính, pháp luật của một số nhà báo cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tác nghiệp, thậm chí cố tình thông tin sai lệch về doanh nghiệp nhằm mục đích vụ lợi.

Nhà báo Sĩ Hoàng (Thời báo Kinh tế Việt Nam) cho rằng, xu hướng báo chí theo lĩnh vực hẹp sẽ ngày càng phát triển ở Việt Nam. Làm báo trong lĩnh vực hẹp thực sự là một thách thức đối với chính những người đang làm báo chuyên nghiệp, bởi phải có kiến thức chuyên sâu gần như một chuyên gia, khả năng am hiểu và nhạy bén với tình hình thực tiễn và sự say mê nghề nghiệp cao. Nhiều đơn vị báo chí kinh tế, đặc biệt ở những chuyên mục kinh tế hẹp gặp nhiều khó khăn trong tuyển nhân sự.

- Đổi mới, chuẩn hóa về quy mô và chất lượng các cơ sở đào tạo báo chí

Hầu hết những phóng viên tài chính hiện nay được đào tạo chuyên ngành báo chí, nền kiến thức tài chính chuyên sâu còn yếu, hoặc là được đào tạo sâu về tài chính sang làm báo thì lại yếu về nghiệp vụ báo chí. Điều này dẫn đến thông tin tài chính mới mang tính chất bề nổi, chưa có độ sâu cần thiết. Phóng viên về kinh tế nói chung, tài chính nói riêng viết chưa chắc tay, trình độ chưa đồng đều. Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, nhưng cơ bản có thể nói trước hết là do hệ thống đào tạo của chúng ta hiện còn chưa có bộ môn đào tạo chuyên ngành cho phóng viên về mảng kinh tế, tài chính.

Trong thời đại thông tin ngày nay, một số báo đã có sự chuẩn bị sẵn một đội ngũ phóng viên kinh tế vững vàng có thể yên tâm hơn để mở trang, ra sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thông tin kinh tế gia tăng nhanh chóng của độc giả.

Còn ngược lại, nếu thiếu sự chủ động đào tạo và bổ sung lực lượng thì sự hẫng hụt có thể nhìn thấy rõ. Để có thể đáp ứng được yêu cầu thông tin về kinh tế, tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay (khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sài gòn đầu tư tài chính và chuyên trang đầu tư tiền tệ (Trang 87 - 90)