Ngôn ngữ thể hiện và hình thức trình bày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay (khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sài gòn đầu tư tài chính và chuyên trang đầu tư tiền tệ (Trang 75 - 79)

1. 3 Vai trò của thông tin tài chính trên báo chí hiện nay

2.3 – Hình thứcthông tin tài chính trên Thời báo Tài chínhViệt Nam, Sài Gòn

2.3.3 Ngôn ngữ thể hiện và hình thức trình bày

2.3.3.1 - Ngôn ngữ thể hiện

Trên TBTCVN đã có nhiều cố gắng thể hiện tin, bài theo ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, tuy nhiên những bài về chính sách tài chính và hoạt động đặc thù của ngành vẫn còn theo cách viết hàn lâm, chưa thực sự thoát ly khỏi văn bản

còn sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành,nhiều con số…

Thông tin từ thị trường đã khá phong phú, tuy nhiên chưa thực sự nhạy bén và viết chưa sắc sảo. Mảng thông tin thị trường, ngôn ngữ, văn phong thể hiện có sức hấp dẫn hơn, kể cả cách đặt tít chính, tít phụ, sapo,...

Ví dụ, TBTCVN đã chú ý đặt những tít bài ngắn và hấp dẫn, như: “DN vừa và nhỏ khó tiếp cận vốn ngân hàng: "Tại anh - tại ả - tại cả đôi bên" (9/4/2012);

Loạt bài 3 kỳ: “Tín dụng ưu đãi có kích cầu được bất động sản?” (20/7/2012 - 25/7/2012); “Ngân hàng tiếp tục chia lửa cùng DN” (13/8/2012);“Nợ xấu thách đấu các võ sỹ” (10/11/2012);“Đại hội cổ đông trực tuyến: Pháo tịt ngòi” (23/3/2012); “Khi lãnh đạo doanh nghiệp là ảo thuật gia" (30/3/2012)...

Nhìn chung, ngôn ngữ thể hiện trên TBTCVN luôn phấn đấu chuẩn mực, tính chính xác cao, mạch lạc, chặt chẽ.

TBTCVN còn xây dựng những chuyên mục riêng để đáp ứng nhu cầu phong phú của từng đối tượng bạn đọc. Ví dụ: Chuyên mục Giải đáp chính sách; Chính sách mới; Góc nhìn chuyên gia; Trao đổi; Thông tin doanh nghiệp; Khuyến nghị bên sàn giao dịch (chứng khoán); Diễn biến giá vàng; Tiêu điểm, Góc nhìn, Nhịp cầu bạn đọc; Tiền tệ - Ngân hàng; Tài chính - Chứng khoán; Sự kiện - Nhận định…

Trên Sài Gòn Đầu tư Tài chính ngôn ngữ thể hiện mang đúng tính chất báo chí hơn, gần gũi với đời sống hơn. Tại đây, các bài viết tập trung ở các trang Tài chính - Ngân hàng, Chứng khoán - Đầu tư; Xây dựng - Bất động sản, và rải rác ở một số trang khác. Mỗi số báo Sài Gòn Đầu tư Tài chính có đến 30 - 40 tin và khoảng 8 bài về nội dung này; chuyên trang Đầu tư - Tiền tệ cũng có khoảng 7 - 8 tin và 1 bài về nội dung này/số báo.

Thị trường chứng khoán được Sài Gòn Đầu tư Tài chính thể hiện từ nhiều góc độ: Hiện trạng, vụ việc, chính sách, dự báo… Ngoài ra, mục “Trong sàn, ngoài sàn” là những thông tin ngắn về cổ phiếu các DN. Những thông tin trên rất thiết thực, giúp các nhà đầu tư hoặc những người đang có ý định tìm hiểu thị trường được phân tích, tư vấn, hỗ trợ quyết định đầu tư cho chính xác.

Các bài: “Chết trên đống vàng” (22/10/2012); “Né” tăng lãi suất cho vay (22/10/2012); “Giải mã tín dụng giảm, lợi nhuận tăng” (17/5/2012); “Ảm đạm cổ tức ngân hàng” (8/11/2012); “Gỡ khó liên ngân hàng” (17/1/2013); “Mối lo tiền gửi và khách hàng tốt”, “Chính sách thông, ngân hàng chưa chắc thoáng” (3/6/2013)…

Bài viết: “Chết trên đống vàng”(22/10/2012) đã phân tích rất kỹ xung quanh câu chuyện 5 ngân hàng thương mại được phép bán vàng huy động để cho vay, nay phải mua vàng hoàn trả cho khách hàng khi giá vàng trên thị trường ở mức cao, nên bị lỗ nặng. Bài báo đã vạch rõ rằng: “Thất thế là do lòng

tham và dự báo sai giá vàng. Nhiều ngân hàng đã mở tài khoản vàng ở nước ngoài để bán vàng ra nước ngoài, tìm lợi nhuận. Khi gói kích thích kinh tế của Hoa Kỳ được tung ra, giá vàng tăng mạnh, nên có ngân hàng lỗ tới hơn 10

nghìn tỷ đồng”. Ngoài việc diễn đạt bằng ngôn ngữ dễ hiểu, bài báo còn minh

họa rất cụ thể bằng đồ hình, vẽ mô hình huy động vàng, chuyển đổi VND và cho vay vàng vật chất của ngân hàng. Đây là một bài viết tốt, đáng để các báo viết về tài chính, ngân hàng tham khảo, học tập.

Phải nói rằng, ngay từ việc đặt tít của Sài Gòn Đầu tư Tài chính ở lĩnh vực thông tin bất động sản đã gây hấp dẫn người đọc. Nội dung các bài viết sắc sảo, với nhiều góc nhìn đa chiều, có sự phân tích, đánh giá thuyết phục của các chuyên gia… Chẳng hạn như các bài báo: “Hà Nội đau đầu với đất vàng” (17/5/2012); “Giá nhà cao do gánh nhiều phí” (8/11/2012); “Chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội: Lúng túng triển khai” (14/3/2013); “Hóa kiếp nhà ở thương mại” (30/5/2013)…

Chuyên trang Đầu tư - Tiền tệ của báo Lao động sử dụng nhiều chuyên mục: Chuyên mục Kinh tế thế giới mang đến cho người đọc toàn cảnh về nền kinh tế rộng lớn đang biến chuyển như thế nào và có tác động đến nền kinh tế của ta ra sao; Chuyên mục Tiền tệ ngân hàng đưa ra các chỉ số về lãi suất, dư nợ xấu, về chính sách cho vay và huy động vốn của các ngân hàng; các thông tin về vàng, về đồng nội và ngoại tệ...

2.3.3.2 – Hình thức trình bày

Về hình thức trình bày, cả 3 ấn phẩm được khảo sát đều có họa sỹ trình bày. Các trang báo được thể hiện dưới hình thức mạch lạc, có phong cách, dễ đọc và khá nổi bật những bài “đinh”. Có chú ý viết sapo, mở hộ dữ liệu (box), sử dụng ảnh cho bài, tin. Tuy nhiên, tại Thời báo Tài chính Việt Nam, các ảnh đúng tính chất thời sự báo chí còn ít, ảnh mang tính minh họa còn nhiều.

Đối với Thời báo Tài chính Việt Nam, trừ những tin, bài ở trang 1, cần tiếp vào trang trong, còn hầu hết đều trình bày tin, bài ở trọn ven 1 trang báo. Riêng trang 8-9, bố trì bài viết liên thông trên 2 trang liền nhau (trang mở), vì là 2 trang giữa của báo.

Riêng chuyên trang Đầu tư – Tiền tệ trình bày chặt hơn với cỡ chữ nén và tin, bài ngắn hơn so với Thời báo Tài chính Việt Nam và Sài Gòn Đầu tư Tài chính. Tin luôn ngắn gọn, súc tích, cô đọng sử dụng ngôn ngữ sự kiện. Các vấn đề được liên kết chặt chẽ, có số liệu cụ thể, rõ ràng.

Thời báo Tài chính Việt Nam sử dụng giấy in chất lượng chưa cao, in 8 trang 4 màu và 8 trang 2 màu, còn Sài Gòn Đầu tư Tài chính 24 trang in màu toàn bộ trên giấy trắng, có độ bóng nên nhìn tờ báo rất hấp dẫn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Hiệu quả của thông tin lĩnh vực tài chính được đánh giá trên các mặt: Đối với công tác chỉ đạo, quản lý của Chính phủ, của ngành và nhu cầu của bạn đọc. Nhìn chung, thông tin về lĩnh vực tài chính trên Thời báo Tài chính Việt Nam, Sài Gòn Đầu tư Tài chính và chuyên trang Đầu tư - Tiền tệ Báo Lao động, tuy ở các cấp độ khác nhau, nhưng là khá toàn diện, chính thống, kịp thời, góp phần cổ vũ tiến trình phát triển kinh tế, tài chính đất nước.

Thông tin lĩnh vực tài chính trên Thời báo Tài chính Việt Nam đã có sự cố gắng cải tiến cách thức thể hiện, bám sát sự kiện hơn và diễn đạt dễ hiểu, khúc chiết hơn. Đặc biệt, tính chính xác, chính thống khi đưa thông tin về chính sách tài chính, công tác quản lý điều hành về tài chính của Bộ, Ngành luôn được đảm bảo - đây là một ưu điểm nổi bật cần ghi nhận và phát huy.

Thời gian qua, báo chí đã nhanh nhạy tuyên truyền và cổ vũ các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; cổ vũ các nhân tố mới, các điển hình tiên tiến trong xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, xoá đói giảm nghèo; góp phần tích cực ổn định tình hình chính trị, xã hội, tăng cường kỷ cương, xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, thực hiện dân chủ hoá đời sống, phát huy vai trò giám sát xã hội và công luận...

TBTCVN thường đề cập đến là các vấn đề thời sự như: Việc thu chi ngân sách của nhà nước, hải quan, giá cả thị trường, chứng khoán, bất động sản… Một điều dễ nhận thấy giữa báo chuyên ngành (như Thời báo Tài chính Việt Nam, Sài Gòn Đầu tư tài chính…) với các báo chính trị - xã hội (như Tiền Phong, VnExpress, Dân trí, Pháp luật Việt Nam…) có sự khác nhau rõ rệt về cách đưa tin, bài. Thông tin được phản ánh trên báo chuyên ngành thường được nhìn dưới góc độ kinh tế, tài chính, mang đậm dấu ấn, phong cách riêng. Thông tin mà các báo chính trị - xă hội đưa thường nhìn dưới góc độ các chính sách và việc thực thi chính sách tài chính tác động đến xã hội như thế nào.

Số lượng, chất lượng các bài viết mang tính chất nghiên cứu, trao đổi lý luận về nghiệp vụ tài chính có chất lượng trên báo chí ngày càng được tăng cường, thông qua đó góp phần giúp cho Nhà nước và mọi đơn vị chức năng kiểm tra lại chất lượng các chính sách, chế độ tài chính đã ban hành, kịp thời điều chỉnh, nghiên cứu bổ sung sửa đổi hoặc đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng văn bản ban hành cũng như công tác quản lý, điều hành, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của toàn ngành Tài chính.

Qua kênh thông tin của TBTCVN và các báo chí nói chung viết về kinh tế, tài chính, những vấn đề về cơ chế, chính sách cũng như việc quản lý tài chính, thực thi chính sách tài chính từ cơ sở đã được chuyển tải dưới nhiều góc độ, giúp công chúng hiểu bản chất của vấn đề, tránh được sự mơ hồ, sai lệch trong nhận thức. Từ đó, báo chí góp phần tạo sự đồng thuận của người dân với công tác tài chính – một lĩnh vực rộng lớn ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống dân sinh - điều đó đã góp phần tác động tích cực tới việc ổn định chính trị xã hội.

Nhiều bài viết về kinh tế tài chính đã giúp cho cán bộ ngành Tài chính nói riêng và xã hội nói chung có những luận cứ để hiểu một cách sâu sắc về lý luận tài chính, đặc biệt giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, nghiên cứu sinh, sinh viên... có những tài liệu quý giá cho công việc của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp nổi bật kể trên, việc thông tin các vấn đề tài chính vẫn còn nhiều nhược điểm và bất cập. Do nhiều nguyên nhân nên có thể nói thông tin về lĩnh vực tài chính so với đời sống thực của nó vẫn còn nhiều khoảng cách. Về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Bởi hiện nay, Thời báo Tài chính Việt Nam và các cơ quan báo chí khác của ngành Tài chính mới chú trọng đáp ứng được tiêu chí là kênh thông tin chính thống của ngành, chuyển tải các chính sách và hoạt động của ngành liên quan đến lĩnh vực tài chính là chủ yếu. Để đáp ứng được yêu cầu thông tin đa chiều, khách quan, mang hơi thở cuộc sống, tiếng nói của người dân... còn là một quá trình phấn đấu mà các báo chí ngành Tài chính đang hướng tới.

Chương 3: ĐỀ XUẤT ĐỔI MỚI CÁCH THỨC THÔNG TIN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH TRÊN BÁO CHÍ

3.1 – Một số kinh nghiệm rút ra qua công tác thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay (khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sài gòn đầu tư tài chính và chuyên trang đầu tư tiền tệ (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)