–Đổi mới kết cấu nội dung trang mục và hình thứcthông tin về tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay (khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sài gòn đầu tư tài chính và chuyên trang đầu tư tiền tệ (Trang 90 - 122)

3.1 .1– Thông tin cần chính xác, dễ hiểu và khách quan

3. 2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả thông tin tài chính trên báo chí

3.2. 1– Quy hoạch lại hệ thống báo chí nói chung và báo chí thông tin lĩnh vực

3.2.3 –Đổi mới kết cấu nội dung trang mục và hình thứcthông tin về tài chính.

phóng viên báo chí kinh tế, từ các trường, các khoa, và Hội Nhà báo Việt Nam.

Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của báo chí kinh tế, cũng như số lượng phóng viên báo chí kinh tế hiện nay và dự báo tương lai, một tổ chức nghề nghiệp cho đội ngũ này là hết sức cần thiết. Từ đó, có thể tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức kinh tế, tài chính cho phóng viên các báo chuyên viết về lĩnh vực này. Khi có sự định hướng chính trị và trình độ chuyên môn được nâng lên, phóng viên sẽ viết chắc tay hơn, tránh được những tai nạn nghề nghiệp hoặc những diễn giải ngây ngô, thiếu chính xác.

Một câu hỏi là các cơ sở đào tạo báo chí sẽ làm gì để đào tạo các chuyên gia báo chí kinh tế? Từ năm 2012, trước những yêu cầu mới đối với nghề báo, Khoa Báo chí và Truyền thông Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tuyển sinh thêm khối A nhằm tiến tới quy chuẩn hoá tỉ lệ đầu vào giữa các khối.

Bên cạnh đó, Khoa cũng dự kiến các giải pháp: Cho sinh viên học kiến thức chuyên ngành với các chuyên gia kinh tế, học kĩ năng làm báo kinh tế với các nhà báo chuyên nghiệp làm trong lĩnh vực kinh tế; mở rộng hợp tác với các trường đại học về kinh tế, tài chính cũng như các công ty, ngân hàng, tập đoàn kinh tế để tăng kiến thức và trải nghiệm cho sinh viên; tổ chức nhiều hội thảo về kinh tế dành cho giới truyền thông và sinh viên chuyên ngành; tăng cường thực hành qua việc xuất bản các ấn phẩm, chương trình phát thanh và truyền hình về kinh tế do sinh viên thực hiện trong quá trình học…

3.2.3 Đổi mới kết cấu nội dung trang mục và hình thức thông tin về tài chính chính

Nội dung báo phải lấy bạn đọc làm trung tâm, đăng những thông tin mà bạn đọc quan tâm, ảnh hưởng sát sườn đến đời sống. Cần coi trọng ý kiến phản hồi của bạn đọc. Từ những kiến nghị, phản hồi của bạn đọc, ban biên tập có thể cử phóng viên triển khai thành những bài viết, loạt bài điều tra, phỏng vấn… tạo hiệu quả cao. Đây cũng là yêu cầu đặt ra với báo chí nói chung, không riêng gì với các báo kinh tế tài chính.

Cách thức thông tin phải lưu ý đặc thù nội dung tài chính thường khô khan, nhiều thuật ngữ khó hiểu, nhiều con số…, do đó, khi thể hiện thành bài

báo, phóng viên cần thoát ly khỏi văn bản, làm nổi các ý, những điểm mới, và diễn đạt sao cho bạn đọc dễ hiểu, dễ tiếp thu.

Tin cần diễn đạt ngắn gọn, nổi bật nội dung chính, bằng cách đi trực tiếp vào vấn đề, không diễn đạt vòng vo, khuôn sáo theo công thức cũ. Bài phản ánh trình bày chú ý sapo ngắn gọn, rõ chủ đề; có box, có ảnh thời sự, khuyến khích có được các đồ hình. Chú ý chẻ nhỏ nội dung theo các tít phụ để làm rõ các ý trong bài, tránh sự đơn điệu, rườm rà của một bài phản ánh. Với bài phỏng vấn, tiêu chí ngắn gọn, câu hỏi sắc sảo tránh khuôn mẫu, chung chung; tôn trọng phong cách của đối tượng được phỏng vấn.

Tăng thêm dung lượng tin, bài mang tính phân tích, dự báo; phần phân tích, dự báo phải là thế mạnh, đặc thù của báo chí tài chính: Dự báo về lạm phát, về xu hướng đầu tư, thị trường chứng khoán, bất động sản, giá vàng, ngoại tệ, thị trường hàng hóa thiết yếu… Đây là những thông tin được đông đảo bạn đọc quan tâm theo dõi, và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống. Đáp ứng yêu cầu này, tòa soạn cần xây dựng đội ngũ cố vấn, cộng tác viên là các chuyên gia kinh tế, tài chính để có được những khuyến nghị có độ chính xác cao; đồng thời chuyên nghiệp hóa, nâng cao trình độ kiến thức về kinh tế, tài chính cho các phóng viên.

Xây dựng những chuyên mục riêng để đáp ứng nhu cầu phong phú của từng đối tượng bạn đọc. Ví dụ: Chuyên mục Giải đáp chính sách; Chính sách mới; Góc nhìn chuyên gia; Trao đổi; Thông tin doanh nghiệp; Khuyến nghị bên sàn giao dịch (chứng khoán); Diễn biến giá vàng; Tiêu điểm, Góc nhìn, Nhịp cầu bạn đọc; Tiền tệ - Ngân hàng; Tài chính - Chứng khoán; Sự kiện - Nhận định…

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Nhiều năm nay, Đảng ta đều xác định phát triển kinh tế là trung tâm. Trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, càng thấy vai trò của báo chí nói chung, báo chí kinh tế nói riêng, tạo ra những kênh thông tin, những đề xuất, hiến kế để tháo gỡ khó khăn cần thiết như thế nào.

Khẳng định vai trò quan trọng của báo chí, các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” của nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2004 đã viết:“Báo chí là kênh tạo lập, định

hướng và hướng dẫn dư luận; Là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức, thông tin về tình hình thời sự trong nước và quốc tế cho nhân dân; Là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội; Là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình và có những quan hệ mật thiết với các định chế khác trong xã hội.” [31, Tr 29].

Cùng với quá trình đổi mới, báo chí ở nước ta được quan tâm phát triển toàn diện, trên mọi lĩnh vực, thực sự là tiếng nói, là diễn đàn của mọi tầng lớp nhân dân. Ở đâu đời sống sôi động nhất thì ở đó báo chí cũng sôi động nhất. Báo chí kinh tế, tài chính là khu vực phát triển mạnh nhất, năng động nhất thời gian qua.

Nếu như những năm đầu đổi mới, chỉ có lẻ tẻ vài tờ báo, trang thông tin thuộc lĩnh vực kinh tế thì đến nay, số lượng về các cơ quan báo chí kinh tế chuyên ngành cũng như các trang thông tin kinh tế của các báo không chuyên ngành đã ào ạt xuất hiện...

Thông tin tài chínhlà cốt lõi, huyết mạch của thông tin kinh tế. Từ những thông tin về “đồng tiền bát gạo”, về lãi suất, chứng khoán, giá cả, bất động sản… liên quan đến đời sống của người dân, thông tin về vốn, thuế, phí, những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp… cho đến những thông tin về nguồn lực của quốc gia, về ngân sách, về dự án, về nợ công… đến nay đã phát triển khá phong phú, luôn được cập nhật từng ngày, từng giờ.

Tuy nhiên, cũng do nhiều nguyên nhân nên có thể nói thông tin về lĩnh vực tài chính so với đời sống thực của nó vẫn còn nhiều khoảng cách, về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Báo chí kinh tế nói chung, tài chính nói riêng, mặc dù số lượng ấn phẩm khá nhiều, số lượng phóng viên cũng không phải là ít, song vẫn còn ít những ấn phẩm kinh tế uy tín, vẫn còn thiếu những cây viết có uy lực, chưa có nhiều những bài viết phân tích đánh gía, dự báo, đòi hỏi cần nâng cao chất lượng đội ngũ để đáp ứng yêu cầu làm báo chí tài chính trong thời hiện đại.

KẾT LUẬN

Trên con đường đổi mới, hội nhập của đất nước, kinh tế, tài chính đã có sự vươn mình mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu không nhỏ, đóng góp vào sự phát triển chung, nâng tầm vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.

Báo chí với sức mạnh thông tin nhanh, lan tỏa rộng đã góp sức cổ vũ động viên các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phấn đấu ngày càng phát triển hiệu quả. Đồng thời báo chí cũng đã phát huy vai trò của mình, góp sức hiệu quả vào công tác giám sát hoạt động của mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động kinh tế, tài chính nói riêng. Qua đó, báo chí vừa động viên thúc đẩy nhân rộng các mặt tích cực, vừa đưa ra tiếng nói phản biện, góp sức ngăn ngừa những mặt hạn chế tiêu cực, góp sức hoàn thiện cơ chế chính sách, cũng như giúp sức thực hiện có hiệu quả quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển kinh tế đất nước.Báo chí tạo sự đồng thuận xã hội thông qua kênh thông tin chính thống, chính xác.

Tài chính được ví như mạch máu của nền kinh tế, là sự vận động của các dòng vốn trong xã hội để kinh tế phát triển. Chính sách tài chính và việc điều hành, quản lý, thực thi chính sách đó cũng giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của quốc gia hiện nay. Việc thông tin đầy đủ phản ánh, cổ vũ, phản biện… trên lĩnh vực tài chính hiện nay là một nhiệm vụ, cũng là “mảnh đất màu” để cho báo chí thử sức. Báo chí cần phải vươn mình mạnh mẽ hơn để đáp ứng sứ mạng của mình trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, không những có vai trò quan trọng trong lĩnh vực chính trị – văn hóa – xã hội mà còn có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế. Báo chí là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp với Đảng – Nhà nước – người tiêu dùng. Mối quan hệ giữa báo chí với thông tin tài chính không phải là mối quan hệ một chiều mà là mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.

Qua việc khảo sát thông tin tài chính trên TBTCVN và một số tờ báo khác cho thấy, hoạt động thông tin tuyên truyền của các cơ quan báo chí trên lĩnh vực tài chính thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, góp phần không nhỏ giúp ngành Tài chính thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao, trong đó, nhiệm vụ thực hiện kế hoạch tài chính – ngân sách là chủ chốt.

Bên cạnh đó, nội dung và chất lượng thông tin về tài chính cũng ngày càng phong phú, đa dạng, bám sát hơn các hoạt động kinh tế - tài chính của đất nước, lĩnh vực nghiệp vụ của ngành, của đơn vị; bước đầu thực hiện được vai trò phản biện, diễn đàn trao đổi và định hướng dư luận xã hội. Nhiều bài viết về kinh tế tài chính đã giúp cho cán bộ ngành Tài chính nói riêng và xã hội nói chung có những luận cứ để hiểu một cách sâu sắc về lý luận tài chính, đặc biệt giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, nghiên cứu sinh, sinh viên... có những tài liệu quý giá cho công việc của mình.

Xuất phát từ thực tế khảo sát 3 ấn phẩm, đặt trên nền bức tranh chung thông tin về lĩnh vực tài chính của báo chí 1 năm qua, đã cho thấy một cái nhìn tổng thể, với những mặt được và chưa được. Với kiến thức và kinh nghiệm thu nhận được trong suốt thời gian học tập và làm báo tại một tờ báo chuyên về lĩnh vực tài chính và là cơ quan ngôn luận của Bộ Tài chính, tác giả đã đưa ra những kinh nghiệm, những giải pháp, khuyến nghị cách thức thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực tài chính hiệu quả hơn, giúp công chúng có thể tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn.

Việc tổ chức, định hướng và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền về chính sách và hoạt động kinh tế, tài chính trên báo chí là việc làm rất cần thiết, cấp bách hiện nay, nhằm thông tin tuyên truyền

một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ và hiệu quả nhất hoạt động kinh tế, tài chính cho công chúng; từ đó tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thành công vào công cuộc phát triển vững mạnh nền kinh tế, tài chính của đất nước, theo đúng sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta.

Trong hơn 20 năm đất nước đổi mới vừa qua, báo chí kinh tế nói chung, Thời báo Tài chính Việt Nam nói riêng đã nhanh nhạy phản ánh kịp thời những sự kiện kinh tế, tài chính, xã hội quan trọng của đất nước; phản ánh toàn diện tình hình hoạt động trên các lĩnh vực công tác của ngành Tài chính. Nói cách khác, Thời báo Tài chính Việt Nam đã thực hiện khá tốt chức năng là cơ quan tuyên truyền của bộ ngành; bên cạnh đó, chức năng là kênh thông tin hữu ích cho công chúng, thì TBTCVN còn phải tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa.

Với sự lớn mạnh không ngừng của nền tài chính quốc gia và sự sôi động của các thị trường tài chính trong thời hội nhập, báo chí kinh tế, tài chính cần chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu thông tin, nhất là nâng cao chất lượng thông tin. Có như thế, truyền thông mới thật sự khẳng định được sức mạnh, hiệu quả to lớn của mình, góp phần vào sự phát triển của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (2005), Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22- CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia.

2. Bộ Chính trị (2011), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.

3. Bộ Chính trị (2011), Chỉ thị số 01-CT/TWcủa Bộ Chính trị về học tập, quán triệt

và triển khai thực hiện Nghị quyết Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng.

4. Lê Thanh Bình (2005), Báo chí truyền thông và kinh tế, văn hóa, xã hội, Nxb Văn hóa – Thông tin.

5. Nguyễn Như Châu (chủ biên) (2008) – Nguyễn Văn Khang – Phan Xuân Thành,

Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục.

6. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Nghị quyết số 94/NQ-CP.

7. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Quyết định số 450/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020.

8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/1/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.

9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

10. Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận Chính trị.

11. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại (Từ hàn lâm đến đời

thường), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyếtHội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành

TW Đảng khóa XI.

13. Hà Minh Đức (1994), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 1, Nxb Giáo dục.

14. Hà Minh Đức (1996), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 2, Nxb Giáo dục.

15. Hà Minh Đức (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

17. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Đinh Thế Huynh (2012), Báo chí cách mạng vươn lên hoàn thành nhiệmvụ -

nhandan.org.vn, http://nhandan-news.blogspot.com/2013/02/bao-chi-cach- mang-vuon-len-hoan-thanh.html, vào lúc 20:14 ngày 19/2/2012

19. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ báo chí – Truyền thông, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội.

20. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội

22. Học viện Tài chính (2009), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb Tài chính. 23. Hội Nhà báo Việt Nam, Khoa Báo chí và Truyền thông (2013), Văn hóa truyền

thông trong thời kỳ hội nhập, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng thông tin lĩnh vực tài chính trên báo chí hiện nay (khảo sát trên thời báo tài chính việt nam, sài gòn đầu tư tài chính và chuyên trang đầu tư tiền tệ (Trang 90 - 122)